Nguy cơ khủng hoảng chính trị nước Anh thời hậu Brexit

07:51 28/06/2016
Hai ngày sau khi Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố từ chức vì không giữ được Anh ở lại Liên minh châu Âu (EU), không chỉ có đảng cầm quyền Bảo thủ mà ngay cả Công đảng đối lập cũng đang lâm vào cuộc khủng hoảng nội bộ.

Trong khi đó, Scotland lại đang bày tỏ ý nguyện muốn rời Anh để được giữ lại trong  EU. Đáp lại, giới chức châu Âu thì tuyên bố EU sẵn sàng đón nhận Scotland độc lập tham gia liên minh và giục Anh sớm hoàn tất thủ tục ra khỏi tổ chức này.

Phải thừa nhận rằng, cuộc khủng hoảng chính trị tại Anh liên quan đến quyết định rời khỏi EU không chỉ là đang hiện hữu mà ngày càng có dấu hiệu trầm trọng hơn. Đầu tiên là trong nội bộ đảng cầm quyền Bảo thủ. Thủ tướng Anh David Cameron cho biết ông sẽ rời nhiệm sở vào tháng 10 và một lãnh đạo mới của đảng Bảo thủ sẽ tiếp quản ghế Thủ tướng sau cuộc họp đảng vào mùa thu này.

Từ đây, một cuộc đua tranh cho vị trí lãnh đạo nước Anh đã bắt đầu. Giới truyền thông nhận định, có ít nhất 2 ứng viên sáng giá là cựu Thị trưởng London Boris Johnson, người đã dẫn đầu chiến dịch Brexit (kêu gọi Anh rời khỏi EU) và Bộ trưởng Tư pháp Michael Gove. Cả hai nhân vật này đang ngấm ngầm đua tranh và cùng lên kế hoạch xây dựng đội hình trong mơ cho một tân chính phủ khi Anh rời EU.

Thủ lĩnh Công đảng đối lập Jeremy Corby đề xuất những thay đổi trong nội bộ đảng để ngăn chặn cuộc khủng hoảng đang lan rộng. Ảnh: AP

Điều đáng chú ý là trong đảng Bảo thủ vẫn còn nhiều quan chức ủng hộ việc Anh ở lại EU và một nhóm chính trị gia mang tư tưởng ôn hòa. Những quan chức ủng hộ việc Anh ở lại EU đã thất bại nặng nề trong cuộc trưng cầu dân ý hôm 23-6 nên không có khả năng tranh đua vào vị trí Thủ tướng. Chỉ có những nhân vật theo phái ôn hòa trong đảng Bảo thủ mà đứng đầu là Bộ trưởng Nội vụ Theresa May.

Nhiều nhà phân tích đã dự đoán, khả năng đương kim Thủ tướng Anh David Cameron ủng hộ bà Theresa May là rất lớn bởi ủng hộ bà này có nghĩa là ông David Cameron sẽ ngăn cản được cựu Thị trưởng London tiến đến vị trí Chủ tịch đảng Bảo thủ kiêm Thủ tướng. 

Trong khi đó, tại Công đảng đối lập, Chủ tịch Jeremy Corby, đồng thời là người cầm đầu chiến dịch vận động chống Brexit đang đối mặt với hàng loạt chỉ trích. Đáng chú ý là có tới 15 thành viên cấp cao trong đảng này đã xin từ chức trong chính phủ để phản đối ông Jeremy Corby vì đã thất bại trong việc thuyết phục người dân Anh ở lại EU. Thống kê cho thấy có tới 1/3 cử tri thuộc Công đảng đã bỏ phiếu ủng hộ Brexit.  Một số thành viên Công đảng còn bày tỏ nghi ngờ khả năng dẫn dắt Công đảng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội sắp tới của ông Jeremy Corby. Tuy nhiên, Chủ tịch Công đảng vẫn nhấn mạnh sẽ không phụ sự tin tưởng của các thành viên đã bầu chọn ông và cam kết tái thiết đảng từ này 27-6. 

Nhưng nguy cơ cuộc khủng hoảng chính trị ở Anh không chỉ dừng lại ở đó. Nước này còn đang đối mặt với nguy cơ bị chia tách các vùng lãnh thổ. Bằng chứng là hôm 26-6, Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon cho biết, cơ quan lập pháp Scotland sẽ cân nhắc cản trở đạo luật về việc Anh rời khỏi EU nếu điều đó cần thiết để bảo vệ lợi ích của người Scotland.

Trong cuộc trưng cầu ý dân về việc đi hay ở lại EU hôm 23-6 vừa qua, 62% cử tri Scotland đã ủng hộ Anh ở lại. Và theo một thỏa thuận có liên quan đến chia sẻ một số quyền hạn của Anh cho Scotland, xứ Wales và Bắc Ireland, quyết định rời EU sẽ phải có sự đồng thuận của cả 3 cơ quan lập pháp của cả 3 vùng nói trên.

Giới chức châu Âu thì tuyên bố EU sẵn sàng đón nhận Scotland độc lập tham gia liên minh. Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) Martin Schulz thậm chí còn kêu gọi Thủ tướng Anh David Cameron sớm triển khai thủ tục chính thức rời khỏi EU tại cuộc họp thượng đỉnh của khối này vào ngày 28-6. Tổng thống Pháp Fracois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel thì xác nhận họ đã “hoàn toàn thống nhất về cách xử lý tình hình” sau khi Anh quyết định rời khỏi EU và muốn mọi thứ trở nên rõ ràng nhất để ngăn chặn bất cứ sự bất ổn nào. Còn Mỹ thì hối thúc London và Brussels sớm giải quyết vấn đề này một cách có trách nhiệm vì lợi ích của thị trường toàn cầu và người dân.

Phan Hiển

Sau khi phát hiện gần 1 tấn thành phẩm và nguyên liệu tại cơ sở sản xuất chả Phạm Xu Tý (phường Hòa An, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) có chất hàn the, chiều tối 27/12, Phòng CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường (gọi tắt Phòng Cảnh sát kinh tế) Công an TP Đà Nẵng đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với chủ cơ sở này.

Sau 5 tháng phát động, Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 năm 2024 đã thu hút được khá nhiều tác giả từ 18 đến 35 tuổi, mang đến những tiếng nói mới cho mỹ thuật đương đại. Họa sĩ Lương Xuân Đoàn khẳng định: “Những người trẻ năng động đã nỗ lực tìm kiếm cho mình các hình thức nghệ thuật ở mọi chất liệu, kiểu dáng, chủ đề, cách thể hiện".

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng sớm nay (28/12), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ và hầu hết phía Tây Bắc Bộ. Ở Vịnh Bắc Bộ đã có gió đông bắc mạnh cấp 7, giật cấp 8-9.

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đại diện cử tri, thực hiện những quyền hạn, nhiệm vụ về giám sát, bảo vệ lẽ phải, giữ nghiêm kỷ cương phép nước. Từ vụ án của ông Lưu Bình Nhưỡng và ông Lê Thanh Vân cho thấy, cần xem xét bổ sung, hoàn thiện các quy định liên quan đến việc giám sát ĐBQH tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đảm bảo thực hiện đúng quy định của Luật Tổ chức Quốc hội và góp phần phòng ngừa vi phạm.

Thông tin trên được Tỉnh ủy Lâm Đồng công bố tại hội nghị Tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 15/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII diễn ra ngày 27/12.

Ngày 27/12, Sở GD&ĐT TP Hồ Chí Minh cho biết, Trường Quốc tế Ngôi sao Sài Gòn (Saigon Star International School) gồm Trường Mẫu giáo Quốc tế Ngôi sao Sài Gòn và Trường tiểu học Quốc tế Ngôi sao Sài Gòn (phường Thạnh Mỹ Lợi (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) chưa được Sở cấp phép hoạt động giáo dục.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文