Những cuộc gặp đậm dấu ấn bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20

07:46 09/07/2017
Bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đang diễn ra tại thành phố Hamburg (Đức) đã diễn ra hàng loạt cuộc gặp mang đậm dấu ấn. Trong số đó phải kể đến cuộc gặp được mong đợi nhất thế giới giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Donald Trump, cuộc hội đàm giữa Tổng thống Trump và Thủ tướng Anh Theresa May…

Những tuyên bố của giới chức Nga – Mỹ sau cuộc hội đàm quan trọng kéo dài gần 140 phút vốn được chờ đợi từ lâu và thu hút sự chú ý đặc biệt của truyền thông toàn cầu đều thể hiện sự hài lòng về kết quả đạt được.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Mỹ Rex Tillerson, hai quan chức duy nhất có mặt trong cuộc gặp lịch sử này, cùng khẳng định, cuộc gặp lần đầu, kể từ khi ông Trump nhậm chức, diễn ra “trong bầu không khí tích cực và mang tính xây dựng”, hai nhà lãnh đạo “đã kết nối với nhau rất nhanh chóng”. Ngoại trưởng Lavrov đánh giá cuộc gặp rất “hiệu quả” với việc tổng thống hai nước bày tỏ mong muốn tìm kiếm những thỏa thuận cùng có lợi, chứ không đưa ra những kịch bản mang tính chất đối đầu.

Cái bắt tay thân mật giữa Tổng thống Nga (trái) và người đồng cấp Mỹ.

Tại cuộc hội đàm, Tổng thống Putin và người đồng cấp Trump đã thảo luận nhiều vấn đề, trong đó tập trung vào giải pháp tháo gỡ bế tắc cho cuộc chiến tại Syria cũng như về cáo buộc Nga can thiệp vào bầu cử Tổng thống Mỹ hồi năm ngoái. Bên cạnh đó, hai bên cũng bàn về cuộc khủng hoảng Ukraine, chủ nghĩa khủng bố toàn cầu và căng thẳng liên quan tới những vụ thử hạt nhân, tên lửa của CHDCND Triều Tiên.

Ngoại trưởng Tillerson cho biết, Tổng thống Trump đã mở đầu cuộc gặp bằng tuyên bố nêu quan ngại của người dân Mỹ về việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016. Hai nhà lãnh đạo “đã có cuộc trao đổi thẳng thắn và dài hơi” về chủ đề này và Tổng thống Putin phủ nhận sự can thiệp của Nga, như ông đã từng phủ nhận trước đây.

Về phía Nga, Ngoại trưởng Lavrov cho biết Tổng thống Trump đã “chấp nhận” tuyên bố đảm bảo của Tổng thống Putin rằng Moscow không can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016. Bên cạnh đó, người đứng đầu Nhà Trắng nói rằng, ông đã nghe những tuyên bố rõ ràng từ Tổng thống Putin rằng các cáo buộc can thiệp bầu cử là không đúng sự thật, nhà chức trách Nga không can thiệp, và ông đã chấp nhận những tuyên bố này. L

iên quan tới vấn đề CHDCND Triều Tiên, Tổng thống Mỹ và người đồng cấp Nga đã thể hiện quan điểm khác biệt về cách thức đối phó với chương trình vũ khí của CHDCND Triều Tiên, song khẳng định Washington sẽ tiếp tục hối thúc Moscow nỗ lực hơn để kiềm chế các hoạt động của Bình Nhưỡng”. Về vấn đề Ukraine, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí giải quyết cuộc khủng hoảng tại nước này và một đại diện của Mỹ sẽ thăm Nga để tham vấn về vấn đề này. Tổng thống hai nước Nga – Mỹ cũng nhất trí về một lệnh ngừng bắn ở phía tây-nam Syria có hiệu lực từ trưa 9-7 (giờ Syria).

Ngoài cuộc gặp lịch sử với người đồng cấp Mỹ, Tổng thống Putin trong ngày 8-7 đã thực hiện một loạt cuộc gặp quan trọng khác với nhiều nhà lãnh đạo châu Âu như Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-claude Juncker.

Trong khi đó, Tổng thống Trump cũng đã thực hiện cuộc thảo luận với Thủ tướng Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Theresa May để bàn về những hợp đồng thương mại sau khi xứ sở sương mù rời “mái nhà chung” châu Âu, hay còn gọi là Brexit. Người đứng đầu Nhà Trắng tuyên bố, ông kỳ vọng một thỏa thuận thương mại “mạnh mẽ” với Anh sẽ được hoàn tất “rất nhanh”.

Sau cuộc gặp Nga – Mỹ, Mỹ - Anh, phải nhắc tới cuộc gặp Anh – Trung Quốc, được đánh giá là cơ hội để hai bên nuôi dưỡng nền tảng “củng cố niềm tin chiến lược”. Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 8-7 thông báo, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng Thủ tướng May đã có buổi thảo luận về hợp tác song phương và đa phương, và đã nhất trí thúc đẩy mối quan hệ giữa Bắc Kinh và London.

Chủ tịch Trung Quốc nhấn mạnh, những nỗ lực của cả hai bên trong thời gian gần đây đã cải thiện được niềm tin, tạo động lực thúc đẩy phát triển quan hệ hợp tác giữa Bắc Kinh và London trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Khổng Hà

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文