Khai mạc Hội nghị Ngoại trưởng G7 tại Hiroshima, Nhật Bản:

Hội nghị G7: Nóng vấn đề hạt nhân và an ninh biển

08:10 11/04/2016
Ngày 10-4, Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) chính thức khai mạc tại thành phố Hiroshima của Nhật Bản. 


Trong 2 ngày hội nghị, các Ngoại trưởng sẽ thảo luận về những vấn đề cấp bách toàn cầu như Trung Đông, cuộc khủng hoảng di cư, xung đột ở Ukraine, cuộc chiến chống khủng bố và đặc biệt là vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên cùng vấn đề an ninh biển ở châu Á-Thái Bình Dương.

Từ tối 9-4, Ngoại trưởng các nước thành viên của G7 đã bắt đầu tới Nhật Bản. Những vị khách đầu tiên gồm Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault cùng vợ Brigitte, người đồng cấp Canada Stephane Dion và vợ Janine, Ngoại trưởng Italia Paolo Gentiloni và vợ Emanuella, Cao ủy đối ngoại và an ninh Liên minh châu Âu (EU)  Federica Mogherini đã được Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida và phu nhân Yuko tiếp đón ở lối vào khách sạn Grand Prince tại Hiroshima. 

Theo tin từ Hãng Newsadvance, Hội nghị Ngoại trưởng G7 là bước chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh G7 cũng được tổ chức tại Nhật Bản hơn một tháng sau đó. 

Việc lựa chọn Hiroshima làm địa điểm tổ chức chính, theo nhận định của Hãng Kyodo là vì Nhật Bản muốn khẳng định sự quan ngại của nước này về chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều Tiên và thúc giục cộng đồng quốc tế gia tăng sức ép lên nước này. Hiroshima là một trong 2 thành phố từng bị đánh bom hạt nhân hồi chiến tranh thế giới lần II. Và như Bộ Ngoại giao Nhật Bản từng khẳng định, đó là minh chứng rõ ràng nhất về sự tàn phá và sức ảnh hưởng mạnh mẽ của hạt nhân tới cuộc sống và đời sống của người dân. 

Ngoại trưởng các nước G7 trò chuyện trước giờ khai mạc. Ảnh: Reuters

Tại buổi đón tiếp các Ngoại trưởng G7 ở khách sạn Grand Prince, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cũng đã nói: “Trong cuộc họp này, chúng tôi hy vọng sẽ tranh luận thẳng thắn nhiều vấn đề nóng mà cộng đồng quốc tế đang đối mặt hiện nay như khủng bố, làn sóng tị nạn, an toàn hàng hải, Sáng kiến Không phổ biến và Giải trừ hạt nhân (NPDI), các vấn đề ở Trung Đông, Ukraine và CHDCND Triều Tiên”. 

Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida bày tỏ hy vọng rằng hội nghị sẽ ra “Tuyên bố Hiroshima” để thúc đẩy quá trình giải giáp hạt nhân. Còn ông Murakami Kenjyu – Trưởng Phòng giải trừ, không phổ biến vũ khí hạt nhân, Bộ Ngoại giao Nhật Bản thì nhấn mạnh: “Trong thời gian diễn ra hội nghị, các Ngoại trưởng sẽ được đi tham quan thành phố Hiroshima là nơi từng bị tàn phá bởi bom nguyên tử. Chúng tôi cực kì quan ngại về tình hình bán đảo Triều Tiên và chúng tôi muốn gửi một thông điệp mạnh mẽ về việc phải giải trừ vũ khí hạt nhân và hội nghị sẽ ra một tuyên bố phản đối mạnh mẽ hành động khiêu khích của Bình Nhưỡng”.

Theo dự kiến, các vấn đề nóng khác trên thế giới như căng thẳng trên Biển Đông, tình hình Syria cũng sẽ được đem ra thảo luận tại hội nghị. Đặc biệt, các Ngoại trưởng G7 sẽ đưa ra tuyên bố về giải pháp hòa bình liên quan đến tranh chấp lãnh thổ, nhất là vấn đề ở Biển Đông. Đài NHK cho biết, Tokyo sẽ tận dụng mọi cơ hội để kêu gọi các nước bàn về an ninh biển, các hành động quân sự hoá của Trung Quốc tại Biển Đông và Biển Hoa Đông. 

Trước đó, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe từng tiết lộ rằng, nội dung nghị sự của Hội nghị G7 sẽ tập trung thảo luận về tình hình kinh tế thế giới, ảnh hưởng của giá dầu thô sụt giảm, tình hình Ukraine. Vấn đề Biển Đông sẽ được coi là một chủ điểm chính của hội nghị cho dù Trung Quốc phản đối. Đồng quan điểm này với Nhật Bản, Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng, các nước thuộc nhóm G7 nêu các vấn đề về Biển Đông tại cuộc gặp ở Hiroshima vào ngày 11-4. 

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner hôm 8-4 khẳng định Mỹ, sẽ thảo luận các vấn đề an ninh với các đối tác quan trọng ở châu Á. "Những gì chúng ta muốn nhìn thấy xảy ra ở Biển Đông rất quan trọng. Điều đó quan trọng với khu vực, với sự ổn định của khu vực và vì vậy, chúng tôi đề nghị đưa vấn đề này lên bàn nghị sự". 

Trong khi đó, Trung Quốc đã có nhiều động thái gây sức ép với Nhật Bản để không được đưa nội dung Biển Đông thảo luận tại hội nghị. Tại một cuộc họp báo chung cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier, Bộ trưởng Ngoại giao Trung quốc Vương Nghị cho rằng, các bên liên quan không nên đưa các tranh chấp, bao gồm cả tranh cãi lãnh thổ, vào Hội nghị thượng đỉnh G7. 

Ông Vương Nghị nói: “Chúng tôi hy vọng Hội nghị G7 cũng như G20 tập trung vào thảo luận các chủ đề kinh tế và phát triển mà nhiều nước quan tâm. Nếu có những nước, do mục đích chính trị, chèn thêm các vấn đề như tranh chấp lãnh thổ hoặc chủ quyền vào G20, điều này không chỉ không đem lại lợi ích cho việc giải quyết vấn đề mà còn ảnh hưởng tới tình hình ở khu vực và sự ổn định, và thể hiện sự không khôn ngoan”.

Huyền Chi

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

Sau gần 1 đêm nỗ lực tìm kiếm du khách nước ngoài đi lạc tại rừng Quốc Gia Hoàng Liên, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Lực lượng cứu nạn cứu hộ, Công an thị xã Sa Pa phối hợp cùng Vườn quốc gia Hoàng Liên đã tìm và đưa thành công ông Bryan Hanselman về địa điểm an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文