Palestine: Hamas và Fatah đạt được thỏa thuận về hòa giải chính trị

08:08 13/10/2017
Ngày 12-10, hai phong trào chính trị chính của Palestine là phong trào Kháng chiến Hồi giáo (Hamas) và phong trào Giải phóng Dân tộc Palestine (Fatah) đã đạt được một thỏa thuận liên quan tới hòa giải chính trị trong khuôn khổ các cuộc đàm phán về hòa giải giữa hai phong trào này bắt đầu hôm 10-10 tại Cairo, Ai Cập dưới sự bảo trợ của chính quyền nước chủ nhà.


Đây là cuộc đàm phán đầu tiên của các nhà lãnh đạo Fatah và Hamas để giải quyết các vấn đề còn bất đồng và tìm kiếm thỏa thuận hòa giải nhằm chấm dứt một thập kỷ chia rẽ giữa các phe phái người Palestine.

Phát biểu trước báo giới tại thủ đô Cairo, hôm 11-10, Đại sứ Palestine tại Ai Cập Jamal al-Shoubaky cho biết, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã yêu cầu phái đoàn của phong trào Fatah đang tham gia tiến trình đàm phán tại Cairo nỗ lực hết sức để đạt được hòa giải với phong trào đối địch Hamas.

Bên cạnh đó, Tổng thống Abbas khẳng định, đối thoại Cairo lần này là cơ hội lịch sử để các bên đạt được sự hòa giải được mong đợi lâu nay giữa các phe phái chính trị ở Palestine.

Trong các cuộc tiếp xúc với người đồng cấp Ai Cập Abdel-Fattah El-Sissi, ông Abbas luôn khẳng định sự ủng hộ đối với các nỗ lực của Cairo trong việc thúc đẩy tiến trình hòa giải và chấm dứt xung đột giữa Fatah và Hamas.

Thủ tướng Rami Hamdallah (phải) và lãnh đạo chính trị của Hamas Ismail Haniya tại Dải Gaza hôm 2-10. Ảnh: Reuters

Đối thoại Cairo diễn ra sau khi phong trào Hồi giáo Hamas hôm 19-9 thông báo Hội đồng hành chính do phong trào này thành lập để điều hành Dải Gaza và chuyển giao các chức năng chính quyền tại vùng lãnh thổ này cho chính quyền dân tộc Palestine của Tổng thống Abbas hoạt động tại khu Bờ Tây.

Hồi tuần trước, Thủ tướng Chính phủ đoàn kết Palestine Rami Hamdallah, các quan chức trong nội các và người đứng đầu cơ quan an ninh Palestine đã tới Dải Gaza để tiếp quản quyền kiểm soát vùng lãnh thổ này từ tay phong trào Hamas.

Có thể nói, vòng đàm phán tại Cairo lần này được đánh giá là bước tiến quan trọng nhằm hoàn thiện việc thống nhất chính quyền giữa Fatah và Hamas, và cũng là một bước đi lịch sử đối với tiến trình hòa giải giữa hai bên. Hòa hợp dân tộc vẫn luôn là ước vọng của người dân Palestine.

Lâu nay, họ mong muốn Hamas và Fatah chấm dứt xung đột để giảm bớt cuộc sống khổ cực tại Dải Gaza và đạt được sự thống nhất quốc gia, giúp tăng cường vị thế của Palestine trong tiến trình hòa bình Trung Đông với Israel. Việc Hamas chủ trương đấu tranh vũ trang đã dẫn đến những cuộc xung đột với Israel, thậm chí tạo cớ cho quốc gia này từ bỏ các cam kết và làm đình trệ tiến trình hòa bình Trung Đông.

Do đó, việc hòa hợp Hamas và Fatah có ý nghĩa chính trị rất lớn đối với Palestine nói riêng, tiến trình hòa bình của khu vực nói chung. Thỏa thuận mà hai bên đạt được lần này sẽ mở ra cánh cửa tương lai tốt đẹp không chỉ với người dân Palestine mà còn đối với hòa bình trong khu vực và thế giới.

Mặc dù vậy, theo giới phân tích, thỏa thuận hòa giải mà Fatah và Hamas đạt được là một sự mở đầu tốt đẹp, nhưng điều này không có nghĩa là mọi việc sẽ diễn ra êm thấm. Giải quyết những vấn đề mang tính chất tổ chức trên đã hết sức phức tạp, thì những vấn đề liên quan đến quan điểm chính trị, đến giải pháp cho cuộc xung đột với Israel sẽ còn phức tạp hơn rất nhiều.

Chấp nhận hoà giải với Fatah có nghĩa là Hamas phải đồng ý hành động theo Cương lĩnh chính trị của Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO). Họ sẽ phải chấp nhận Thỏa thuận hoà bình Oslo, tức là đấu tranh với Israel bằng các phương tiện hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Họ cũng sẽ phải công nhận Nhà nước Israel và thành lập một Nhà nước Palestine độc lập trong đường biên giới năm 1967.

Do đó, để tiến tới hoà giải thực sự, Hamas và Fatah phải có thiện chí và quyết tâm cao, đặt lợi ích dân tộc và nhân dân Palestine lên trên hết nhằm giải quyết những bất đồng kéo dài nhiều năm nay.

Khổng Hà (tổng hợp)

Lực lượng phòng vệ dân sự Lebanon ngày 23/11 cho biết một cuộc không kích dữ dội ở trung tâm Beirut đã khiến ít nhất 11 người thiệt mạng, làm rung chuyển thủ đô khi Israel tấn công nhóm vũ trang Hezbollah.

Nhân Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam, chiều tối 23/11, tại Đại Nội Huế; UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ đón Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích Điện Thái Hòa…

Thời gian gần đây, một số người tham gia giao thông ở TP Hồ Chí Minh có hành vi sử dụng vũ lực, côn đồ hung hãn sau khi xảy ra va chạm giao thông, thậm chí gây án mạng. Từ những ứng xử thiếu văn hóa như trên đã dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, hệ lụy lâu dài cho bản thân họ, gia đình và xã hội.

Chiều 23/11, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đang phối hợp với cơ quan chức năng điều tra, làm rõ việc phát hiện 1.500 viên nén nghi ma túy trôi dạt vào bờ biển xã Bình Trị, huyện Bình Sơn.

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, sáng nay (23/11), lực lượng cứu nạn cứu hộ (CNCH) đã tìm thấy được 2 thi thể trên sông.

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 2414/TB-TTCP thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2021 tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT).

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, trong đó có nhiều điểm mới về xét tuyển sớm như quy định các trường đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12 thay vì dùng điểm 3-5 kỳ như hiện nay.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文