Quan hệ Nga - Mỹ vẫn gập ghềnh

09:41 27/02/2021
Với khẳng định sẽ áp dụng một lập trường cứng rắn với Nga trong nhiều vấn đề, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã khiến Moscow quan ngại về việc hợp tác với Washington. Phía Nga nêu rõ: Rất khó để tưởng tượng quan hệ giữa hai bên sẽ thay đổi như thế nào khi chính quyền mới bắt đầu bằng một lập trường như vậy.

Tư lệnh Bộ Chỉ huy châu Âu, Tướng Không quân Tod D. Wolters hôm 24/2 cho rằng, Nga và Trung Quốc là những mối đe dọa chủ yếu với sự lãnh đạo thế giới của Mỹ và rằng cả hai nước này đang hợp tác để làm suy yếu quyền lực của Washington cũng như tăng cường sức mạnh quân sự của họ. Quan chức trên cảnh báo: "Nga vẫn là một mối đe dọa hiện hữu với Mỹ và các đồng minh châu Âu của chúng ta". 

Chỉ huy cấp cao Lầu Năm Góc này cũng cho rằng cả Moscow và Bắc Kinh đang sử dụng các thỏa thuận đầu tư thương mại để đạt được ảnh hưởng ở những khu vực chiến lược, trong đó có Bắc cực, nơi mà sự cạnh tranh nước lớn đang gia tăng giữa bối cảnh biến đổi khí hậu khiến băng tan chảy và mở ra những tuyến đường biển mới, cũng như những nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có. 

Mối quan hệ Nga - Mỹ thay đổi như chong chóng, lúc thì muốn thực hiện "giao dịch lớn", lúc lại trượt dốc, khiến người ta không hiểu chuyện gì đang xảy ra.

Trong khi đó, khẳng định sẽ áp dụng một lập trường cứng rắn với Nga trong nhiều vấn đề, hồi tuần trước Tổng thống Joe Biden khẳng định: "Tổng thống Vladimir Putin đang tìm cách làm suy yếu châu Âu, các dự án của châu Âu và liên minh NATO của chúng ta. Ông ấy muốn làm suy yếu sự đoàn kết xuyên Đại Tây Dương, bởi việc này sẽ khiến Kremlin dễ dàng tiến hành các hành động đe dọa và bắt nạt các quốc gia đơn lẻ hơn thay vì đàm phán với một cộng đồng xuyên Đại Tây Dương mạnh mẽ và đoàn kết". 

Nhà lãnh đạo Mỹ cũng tin rằng: "Những thách thức từ phía Nga có lẽ khác so với những thách thức từ phía Trung Quốc nhưng những điều này đều hiện hữu". Những bình luận của ông chủ Nhà Trắng đã nhận phải sự phản ứng lạnh nhạt từ phía Nga. Phó Đại diện thường trực Nga tại Liên hợp quốc (LHQ) Dmitry Polyanskiy nhận định với báo giới rằng, bài phát biểu của Tổng thống Joe Biden đã khiến Nga "quan ngại về việc hợp tác với Mỹ". "Rất khó để tưởng tượng quan hệ giữa hai bên sẽ thay đổi như thế nào khi chính quyền mới bắt đầu bằng một lập trường như vậy", ông Dmitry Polyanskiy bình luận.

Bên cạnh đó, giới chuyên gia nhận định, tương lai hợp tác an ninh Mỹ - Nga dưới thời chính quyền Joe Biden sẽ vẫn mịt mù bởi thiếu các nền tảng hợp tác ổn định. Chính quyền mới của ông Joe Biden ngay từ đầu đã có một khởi đầu khó khăn với Nga và đây là một kết quả dễ hiểu sau hàng loạt sự kiện hỗn loạn. Việc thiếu các cơ chế hỗ trợ hiệu quả để tạo thuận lợi cho đối thoại hoặc hợp tác đã tạo ra một môi trường nguy hiểm với ít cơ hội để tìm ra tiếng nói chung. 

Chiến dịch chạy đua vào Nhà Trắng của Tổng thống Joe Biden một phần dựa trên nền tảng chính sách đối ngoại tập trung vào nhân quyền, và hiện tại khi ông đang nắm quyền, vị trí đó đã thúc đẩy quan hệ Mỹ - Nga lên hàng đầu. Mỹ chỉ trích mạnh mẽ việc Nga bắt giữ thủ lĩnh phe đối lập Alexey Navalny và trấn áp các cuộc biểu tình liên quan. Mặc dù số phận cuối cùng của nhân vật này và phản ứng của Mỹ vẫn chưa chắc chắn, quỹ đạo tổng thể của những sự kiện này cho thấy rằng những thiệt hại của nó sẽ gây ra thêm cho Mỹ một viễn cảnh khó khăn ở phía trước. 

Bề ngoài, quan hệ Mỹ - Nga có những dấu hiệu đầy triển vọng. Chính quyền của ông Joe Biden hiện nay bao gồm nhiều quan chức nổi tiếng với sự khéo léo trong lãnh đạo các vấn đề đối ngoại.

Về phía Nga, sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Vladimir Putin và người đồng cấp Joe Biden, cả hai bên đã đồng ý gia hạn Hiệp ước New START (Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược mới) theo lịch trình. Do Duma quốc gia (Hạ viện Nga) đã phê chuẩn việc gia hạn hiệp ước này, các cuộc đàm phán lại tiếp theo có thể được coi là đã hoàn tất và các tuyên bố chính thức của cả hai bên đã sử dụng ngôn ngữ kiềm chế hơn so với giọng điệu đối nghịch vốn là đặc trưng cho các tuyên bố khác của ông Joe Biden về Nga. 

Điều này có thể chỉ ra rằng, khi đưa ra lựa chọn giữa không có cơ chế an toàn nào hoặc ít nhất là bảo toàn những cơ chế còn lại, cả hai bên đều sẵn sàng đạt được một thỏa thuận. Tuy nhiên, việc gia hạn là một bước nhỏ cần ít các cuộc thảo luận giữa hai bên hơn so với đàm phám một thỏa thuận mới như trước đây.

Đây có thể là một bước đi tích cực, nhưng Hiệp ước New START là một trong số ít các hiệp ước còn tồn tại giữa các cường quốc hạt nhân, cho thấy thực tế là hầu hết tất cả các cơ chế thúc đẩy đối thoại Mỹ-Nga đều bị tổn hại nặng nề như thế nào. Mỹ đã rút ra khỏi thỏa thuận lực lượng hạt nhân tầm trung và hai bên cũng đang rút khỏi Thỏa thuận Bầu trời Mở. 

Việc lựa chọn các cơ chế thể chế, chẳng hạn như các hiệp ước và tổ chức xây dựng lòng tin, là điều cần thiết cho mối quan hệ tốt đẹp, vì chúng cho phép Mỹ, Nga và các quốc gia khác giải quyết một loạt vấn đề để định hình môi trường an ninh quốc tế. Thông qua việc cung cấp các diễn đàn, nơi các thành viên có thể thảo luận các vấn đề ở cấp thể chế thấp hơn, chúng cũng có thể đóng vai trò tham mưu để quyết định ở cấp cao nhất.

Diễn đàn chính vẫn là LHQ, nhưng cơ cấu Hội đồng Bảo an và cơ cấu hoạt động rộng rãi của Hội đồng lại gây khó khăn cho việc đi đến các thỏa thuận hoặc thúc đẩy sự thay đổi có ý nghĩa, và hiện đang giao trách nhiệm dàn xếp rất nhiều cho các tổ chức nhỏ hơn. Các lựa chọn thay thế chính, như NATO và EU, thì không phù hợp với vai trò này, vì NATO rõ ràng coi Nga là đối thủ và EU với tư cách là một thực thể độc lập thường có chương trình nghị sự riêng.

Hiện, cũng có nhiều dấu hiệu cho thấy chính quyền Biden đang nghiêng về quyền lực cứng để giải quyết bất ổn chính trị ở châu Âu, đáng chú ý nhất là với Ukraine. Sự hỗ trợ của Mỹ đối với Ukraine, mà Tổng thống Joe Biden đã từng làm việc dưới thời Tổng thống Barack Obama, sẽ bao gồm việc gia tăng số lượng viện trợ vũ khí. 

Trong khi chính quyền ông Donald Trump từ bỏ lằn ranh đỏ thời ông Barack Obama và chấp thuận việc bán tên lửa chống tăng, Tổng thống Joe Biden từ lâu đã là người ủng hộ sự hỗ trợ quân sự mạnh mẽ. Đây sẽ là nguồn gốc gây tranh cãi với Nga và sẽ làm xói mòn động lực ít ỏi để nước này hợp tác với Mỹ trong việc cập nhật Văn kiện Vienna hoặc các biện pháp xây dựng lòng tin khác.

Khổng Hà (tổng hợp)

Trong hơn 30 năm qua, TP Hồ Chí Minh đã nỗ lực di dời khoảng 40 nghìn căn nhà lụp xụp trên và ven nhiều tuyến kênh, rạch chính. Kết quả này đã góp phần cải thiện môi trường sống cho hàng trăm nghìn người dân sinh sống ven các tuyến kênh, rạch, góp phần chỉnh trang đô thị, tiêu thoát nước và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Hiện tại TP Hồ Chí Minh vẫn còn gần 40 nghìn căn nhà nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ kênh, rạch cần di dời để phục vụ chỉnh trang đô thị, tiêu thoát nước, phát triển các tuyến giao thông thủy nội địa, cải thiện ô nhiễm môi trường cho hàng triệu người dân đang sinh sống dọc theo các lưu vực kênh. Do đó, ngày 28/5 vừa qua Sở Xây dựng đã trình UBND thành phố tờ trình kèm theo dự thảo Đề án chỉnh trang đô thị khu vực nhà trên và ven sông, kênh, rạch giai đoạn 2025-2030…

Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản hướng dẫn cụ thể việc rà soát, duy trì chính sách giảm giá vé dịch vụ sử dụng đường bộ tại các trạm thu phí, đảm bảo quyền lợi cho người dân sau khi địa phương thực hiện hợp nhất đơn vị hành chính.

Thời gian gần đây, nhiều bệnh viện (BV) tại TP Hồ Chí Minh phát đi cảnh báo về tình trạng các đối tượng mạo danh bác sĩ, nhân viên y tế, thậm chí cả Sở Y tế để lừa đảo người dân. Thủ đoạn ngày càng tinh vi, gây thiệt hại về tài chính và ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin xã hội đối với ngành y tế.

Tối 12/7, Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2025 khép lại với màn tranh tài đỉnh cao bên bờ sông Hàn. Đội Jiangxi Yangfeng (Trung Quốc) xuất sắc giành ngôi Quán quân, trong khi đội chủ nhà Z121 Vina Pyrotech (Việt Nam) ghi dấu ấn lịch sử khi lần đầu góp mặt ở chung kết, khẳng định vị thế pháo hoa Việt Nam trên bản đồ thế giới.

Hơn 2,5ha rừng phòng hộ ven biển nhằm ngăn chặn tình trạng cát bay, sạt lở và xâm thực bờ biển ở thôn An Lộc (xã Quảng Công cũ, nay là phường Phong Quảng, TP Huế) vừa bị phát hiện cưa hạ. Đáng chú ý, khu vực rừng phòng hộ bị xâm hại này đang là điểm nóng về tình trạng sạt lở. Toàn bộ số cây sau khi bị cưa hạ đã được đưa ra khỏi hiện trường.

Vụ cháy cư xá Độc Lập (phường Phú Thọ Hòa) ở TP Hồ Chí Minh khiến 8 người tử vong và nhiều người khác bị thương không phải là lần đầu cháy nổ ở các cư xá, chung cư. Có thể nói, đa phần ở các chung cư, cư xá cũ, cháy nổ thường xuất phát từ chuyện hạ tầng xuống cấp, cùng với buông lỏng quản lý từ địa phương, sự coi thường những nguyên tắc sống chung của cộng đồng dân cư...

Một trong những điểm đột phá của Luật Nhà giáo vừa được ký ban hành là việc giao thẩm quyền cho ngành Giáo dục trong tuyển dụng nhà giáo. Đây được xem là bước điều chỉnh quan trọng nhằm khẳng định vị thế, vai trò chủ động của ngành Giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng, quản lí, phát triển đội ngũ nhà giáo. Từ đó, góp phần từng bước tháo gỡ những điểm nghẽn về chính sách đối với nhà giáo, đặc biệt là giải quyết bài toán thừa thiếu giáo viên; chủ động điều phối, hoạch định các kế hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Trong một cuộc trò chuyện trên mạng xã hội, thủ môn Nguyễn Filip thẳng thắn nói về vấn đề của bóng đá Việt Nam. Một trong số đó đến từ chính các cầu thủ Việt Nam. Ngoài hạn chế khát vọng ra nước ngoài, nhiều tài năng ở V.League cũng chẳng buồn cầu thị ngay cả khi mắc sai lầm.

Chủ trương bỏ thuế khoán của các hộ kinh doanh là vấn đề gây xôn xao dư luận vì nó ảnh hưởng tới hàng chục triệu con người. Trong đó, không ít người vì không nắm được thông tin chính xác, nên cho rằng vì bị buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền khiến nhiều tiểu thương, hộ kinh doanh đóng cửa hàng ngừng hoạt động. Ông Mai Sơn, Phó Cục trưởng Cục Thuế, Bộ Tài chính đã có trao đổi với PV Báo CAND về vấn đề này.

Những ngày qua, không khí làm việc tại Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh (QLXNC) Công an TP Hồ Chí Minh khá tất bật. Trung bình mỗi ngày phòng tiếp nhận khoảng 400 hồ sơ cấp định danh mức độ 2 cho người nước ngoài sinh sống, làm việc và học tập trên địa bàn thành phố.

Gần 2,3 triệu dân thường Gaza đang gánh chịu thảm kịch nhân đạo khủng khiếp khi các cuộc đàm phán ngừng bắn tại Doha lại rơi vào bế tắc. Mỗi giây trì hoãn trên bàn đàm phán đồng nghĩa với thêm sinh mạng vô tội bị cướp đi, thêm gia đình tan nát, và thêm một bước sa sâu vào thảm họa diệt vong. Trong khi lãnh đạo tranh cãi về ranh giới rút quân, người dân Gaza đang chết dần vì bom đạn, đói khát và bệnh tật - một bản án tử đang được ký từng ngày giữa thế bế tắc địa chính trị.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.