Sửa hiến pháp: Sự chuẩn bị của Putin sau 20 năm lãnh đạo nước Nga

08:20 16/01/2020
Ở thời điểm đánh dấu 20 năm lãnh đạo nước Nga, Tổng thống Putin kêu gọi sửa một loạt điều khoản liên quan đến thế cân bằng quyền lực giữa Tổng thống, Thủ tướng và Quốc hội trong hiến pháp Nga

Trước 1.300 quan khách cùng 900 phóng viên trong, ngoài nước, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 15-1 đọc Thông điệp Liên bang năm 2020, trong đó không còn nhắc quá nhiều tới sức mạnh quân sự và đối ngoại mà tập trung vào các vấn đề nội bộ của Nga.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đọc Thông điệp Liên bang. Ảnh: Sputnik

Đáng chú ý, nhân dịp 20 năm lãnh đạo nước Nga, ông Putin đã kêu gọi sửa Hiến pháp Nga sau một cuộc trưng cầu dân ý, trong đó kêu gọi Quốc hội chịu trách nhiệm chọn ra nội các còn Tổng thống có quyền bãi miễn những chức vụ này. Putin cũng đề nghị cải tổ Hội đồng Nhà nước, cơ quan tham vấn của Tổng thống.

Sau động thái của Putin, Thủ tướng Dmitri Medvedev đã đệ đơn từ chức của ông và toàn bộ Chính phủ Nga. Medvedev cho hay, những đề xuất sửa hiến pháp của Putin, khi được thực thi, sẽ thay đổi cơ bản cán cân quyền lực ở Nga từ các nhánh lập pháp, hành pháp và cả tư pháp.

“Chúng ta cần tạo điều kiện cần thiết để Tổng thống thực hiện những cải cách đó”, Thủ tướng Nga nói. Ông Medvedev sau đó được Tổng thống Putin bổ nhiệm vào vị trí Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước – một chức vụ mới được ông Putin thiết kế riêng cho Medvedev.

Ngay trong ngày 15-1, Tổng thống Putin đề cử lãnh đạo Cơ quan Thuế Liên bang Nga Mikhail Mishustin làm tân Thủ tướng. Đề cử đã được chuyển cho Hạ viện Nga để bỏ phiếu thông qua trong ngày hôm nay (16-1), vốn gần như chắc chắn sẽ được thông qua.

Putin cùng ông Mishustin - người được đề cử vào ghế Thủ tướng thay ông Medvedev. Ảnh: TASS

Hiện những thông tin cụ thể về các điều khoản hiến pháp Nga sẽ được sửa đổi chưa được cung cấp. Một số người cho rằng Putin muốn trao trách nhiệm nhiều hơn cho Quốc hội, song nhiều chuyên gia lại nhận định việc sửa hiến pháp mang lại nhiều quyền lực cho Tổng thống.

Nikolai Petrov, nghiên cứu viên cao cấp của Chương trình Nga và Á-Âu tại Chatham House bình luận bước đi của Putin có thể là sự chuẩn bị cho tương lai của chính ông khi nhiệm kỳ tổng thống thứ tư kết thúc vào năm 2024.

Ông Putin không sửa hiến pháp để làm thêm một nhiệm kỳ Tổng thống nữa, song ông có thể giữ vai trò quan trọng trong bộ máy chính quyền bằng vị trí ở Hội đồng Nhà nước. "Putin mô tả các cải cách hiến pháp không cụ thể lắm. Chúng ta cần đợi cho đến khi có thông tin rõ ràng hơn", Petrov nói thêm.

Trong khi đó, tiến sĩ Tatiana Stanovaya, người sáng lập công ty tư vấn chính trị R. Politik nhìn nhận động thái của Tổng thống Nga là một “sự chuyển tiếp chính trị trước thời hạn”. Bà này cho rằng ông Putin đã mất lòng tin vào Thủ tướng Medvedev, người không còn nhận sự ủng hộ cao từ cả giới tinh hoa lẫn người dân.

Tổng thống Putin và ông Medvedev đứng trong phòng họp của Điện Kremlin. Ảnh: TASS

"Putin tìm kiếm một người có thể giúp thực hiện cải cách hiến pháp của mình và thông qua đó, ông sẽ gây ảnh hưởng với người kế nhiệm tương lai. Có vẻ như Medvedev không phải là người đó", nhà bình luận này nói thêm.

Trong khi đó, trên RT, chuyên gia Bryan MacDonald lại khẳng định động thái của Putin giống như là bước chuẩn bị cho sự ra đi của chính ông. Putin rất có thể từ chức trước năm 2024, giống như người tiền nhiệm Boris Yeltsin đã làm để đưa ông Putin vào vị trí Tổng thống Nga cách đây hơn 20 năm.

Giống như Putin, lãnh đạo Cơ quan Thuế Liên bang Nga Mikhail Mishustin là một người ít được biết đến khi được lựa chọn vào ghế Thủ tướng. Tuy nhiên, hai người đều được nhìn nhận là những người làm mọi cách để công việc được hoàn tất.

Bryan MacDonald nhìn nhận mục tiêu của Putin là bảo lưu hệ thống mà ông được thừa hưởng từ Yeltsin, song với nhiều điều chỉnh. Chính hệ thống chính trị đó, với Putin, đã mang lại sự thịnh vượng cho nước Nga sau những năm kiệt quệ từ thời điểm Liên Xô sụp đổ.

“Putin có lẽ muốn được lịch sử ghi lại bằng những điều tốt đẹp. Thứ mà không phải nhà lãnh đạo Nga nào cũng có được”, Bryan MacDonald nói thêm và so sánh vai trò của Putin giống như cố Tổng thống Mỹ Franklin Delano Roosevelt, người cũng từng giữ vai trò lãnh đạo bốn nhiệm kỳ và khôi phục đất nước sau thảm họa về tài chính và xã hội.

Thiện Minh

Bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm những ngày qua đã trở thành một thông điệp mạnh mẽ, thức tỉnh sâu sắc tới nhận thức và hành động của chúng ta bởi những hệ lụy của lãng phí gây ra đối với xã hội vô cùng lớn.

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do nước này sản xuất và cung cấp để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, các hãng tin lớn của Mỹ đưa tin, trong một sự đảo ngược đáng kể trong chính sách của Washington đối với cuộc xung đột Ukraine-Nga.

Chủ động nhận diện những diễn biến của tội phạm, đồng thời triển khai quyết liệt, hiệu quả các phương án, kế hoạch, Công an tỉnh Thái Bình được xem là "điểm sáng" trong đấu tranh phòng, chống tội phạm đường phố thời gian qua. Những biện pháp, cách làm bài bản, có tính chiều sâu của Công an tỉnh Thái Bình đang ngày càng phát huy hiệu quả, củng cố và giữ gìn bình yên nơi mảnh đất quê lúa.

Chung cư Prosper Plaza tọa lạc tại phường Tân Thới Nhất, quận 12, gồm có 3 tháp, 2 tầng hầm để xe (tầng hầm B1 là nơi để xe đạp, xe 2-3 bánh, xe thô sơ; tầng hầm B2 là nơi để xe ôtô) và 1.540 căn hộ + 75 căn thương mại (shophouse). Chung cứ có 1.615 hộ dân và hơn 3.000 cư dân đang sinh sống và làm việc.

Hôm nay (18/11), Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) chính thức khai mạc tại TP Rio de Janeiro (Brazil) và kéo dài đến hết ngày 19/11. Đây là một sự kiện quan trọng thu hút sự chú ý của cả thế giới, không chỉ bởi quy mô của nó mà còn vì tầm quan trọng của các vấn đề đang được thảo luận, trong đó nổi bật là cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và các sáng kiến phát triển bền vững.

Sau 3 năm triển khai Đề án 06, người đứng đầu ở nhiều bộ, ngành, địa phương đã quyết tâm, quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, giải quyết từng công việc, nhiệm vụ cụ thể để phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giúp bức tranh chuyển đổi số ngày càng rõ nét và các vùng sáng được mở rộng.

Chỉ ra sân 3 trong số 8 trận đấu của Kuzeyboru từ tháng 9, phụ công Trần Thị Thanh Thúy đã chính thức nói lời chia tay với đội bóng chuyền Thổ Nhĩ Kỳ. Hành trình ngắn ngủi của Thanh Thúy tại châu Âu mang lại nhiều bài học quý giá cho chính cô cũng như bóng chuyền Việt Nam.

Giá nhà đất vượt quá xa thu nhập của người dân, khiến khả năng tiếp cận nhà ở của đại đa số lao động có mức thu nhập trung bình và thấp ngày càng khó khăn. Theo Bộ Xây dựng, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do thời gian qua, đã có hiện tượng “tạo giá ảo”, “thổi giá” của giới đầu cơ và các cá nhân hành nghề môi giới bất động sản.

Sáng 17/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 16 và tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu năm 2024. Chương trình nhằm biểu dương, tôn vinh và tri ân các nhà giáo tiêu biểu xuất sắc, có nhiều đổi mới sáng tạo và đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hôm nay (18/11), bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ; sau đó ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền cấp 2-3, vùng ven biển cấp 3-4. 

Trong  2 ngày (15, 16/11), Đoàn công tác Công đoàn Báo CAND đã có chuyến công tác xã hội từ thiện ý nghĩa tại tỉnh Hòa Bình. Đoàn đã đến thăm, động viên, trao quà tặng thày, trò Trường tiểu học và trung học cơ sở Ngòi Hoa, thuộc xã Suối Hoa, huyện Tân Lạc - một trong những ngôi trường thuộcc địa bàn miền núi khó khăn của tỉnh Hòa Bình.

Ngày 17/11, Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu và môi trường, Công an tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện lệnh khám xét chỗ ở, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Lê Công Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như (phường 2, TP Bảo Lộc), để điều tra về hành vi trốn thuế.

Trước ngày khởi công Dự án đường Vành đai 3 (18/6/2023) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP Hồ Chí Minh đặt mục tiêu đến trước ngày 31/12/2023 sẽ bàn giao 100% mặt bằng phục vụ dự án. Nhưng thực tế việc giải phóng mặt bằng và thi công các gói thầu diễn ra rất chậm…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文