Lãnh đạo thế giới phản ứng ra sao khi tỉ phú Donald Trump nhậm chức?
Trong khi hàng triệu người trên toàn thế giới đang theo dõi và bình phẩm về buổi tuyên thệ nhậm chức của ông Donald Trump trên cương vị Tổng thống Mỹ thứ 45, lãnh đạo các nước đã sử dụng mạng xã hội như một công cụ hữu hiệu để gửi lời chúc đến Tân Tổng thống.
- Những khoảnh khắc để đời trong lễ nhậm chức của ông Donald Trump
- Toàn văn diễn văn nhậm chức của Tổng thống Donald Trump
- Hé lộ nhiều "bí mật" tại Lễ nhậm chức của Donald Trump
Tổng thống Mexico là một trong số những người đầu tiên gửi lời chúc mừng tới ông Donald Trump thông qua một bài đăng tải trên mạng xã hội Twitter, với những hi vọng về việc “sẽ thắt chặt hơn mối quan hệ hai nước cũng như chia sẻ trách nhiệm chung”.
“Chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia và sự an toàn của người dân Mexico sẽ là những động lực cho mối quan hệ của chúng tôi với chính quyền mới của Mỹ”, ông nhấn mạnh.
4 khoảnh khắc tuyệt vời ghi dấu ấn chuyển giao quyền lực và thời khắc tiến đến bục tuyên thệ nhậm chức của ông Trump. Ảnh: Telegraph |
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev lại sử dụng Facebook như một cách để bày tỏ lời chúc mừng tới Tân Tổng thống Mỹ. Ông nói “Chúng tôi đã sẵn sang để chia sẻ công việc nhằm củng cố mối quan hệ giữa chúng ta”.
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (Davos, Thụy Sĩ), Phó Thủ tướng Nga Igor Shuvalov kỳ vọng Tổng thống Trump sẽ cùng hợp tác với Tổng thống Nga Vladimir Putin trong việc giải quyết khủng hoảng Ukraina cùng các vấn đề khác, song phủ nhận những kỳ vọng vào một quá trình hợp tác nhanh chóng. "Khó khăn sẽ còn tồn tại", ông nói thêm.
Trong một bài phát biểu, Ngoại trưởng Anh Boris Johnson đã gửi "lời chúc mừng nồng nhiệt nhất" đến Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump. "Nước Anh sẽ luôn chung tay cố gắng vì sự ổn định, thịnh vượng và an toàn của thế giới cùng Tổng thống Donald Trump".
Ông Trump cùng những cử chỉ thể hiện quyết tâm cao độ trong buổi nhậm chức. Ảnh: Reuters |
Thủ tướng Nhật Bản - một trong những đồng minh thân cận nhất của Mỹ - cũng đã gửi lời chúc mừng và nói rằng ông muốn tăng cường mối quan hệ "kiên định" giữa hai quốc gia. Chỉ vài phút sau khi ông Trump tuyên thệ nhậm chức, thủ tướng Shinzo Abe cũng đã có bài phát biểu và bày tỏ mong muốn được gặp ông Trump "vào dịp sớm nhất có thể" để gửi thông điệp tới thế giới về tầm quan trọng của liên minh Mỹ-Nhật. Truyền thông Nhật đồng thời đưa tin Thủ tướng nước này có thể sẽ đến thăm Lầu Năm Góc vào cuối tháng Giêng.
Ứng viên Thủ tướng Canada, ngài Justin Trudeau lại nhấn mạnh mong muốn được làm việc cùng tổng thống Trump và chính quyền của ông để "khôi phục lại sự thịnh vượng cho tầng lớp trung lưu ở hai bên biên giới, và để tạo nên một thế giới an toàn và yên bình hơn".
Rất nhiều lãnh đạo trên thế giới gửi lời chúc mừng đến Tân Tổng thống Mỹ. Ảnh: Twitter |
Phản ứng từ phía Đức, đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ, lại có chút khác biệt. Trang Reuters dẫn lời Phó Thủ tướng Sigmar Gabriel cảnh cáo vê một "chuyến đi trắc trở". Ông cũng đưa ra đánh giá rằng bài phát biểu của Tân Tổng thống Mỹ là hết sức nghiêm túc, và kỳ vọng sự nghiêm túc đó sẽ theo ông Trump trở thành hành động, đặc biệt là trong lĩnh vực trao đổi thương mại.
Trái ngược với các động thái chúc mừng của lãnh đạo các nước, người dân ở nhiều nơi trên thế giới lại bày tỏ nhiều quan điểm khác nhau hậu lễ nhậm chức của ông Trump.
Katrine Steinfeld làm việc trong lĩnh vực bình đẳng giới tại Brussels, Bỉ bày tỏ nỗi lo sợ rằng chính quyền của ông Trump có thể sẽ có những tác động trong việc hợp pháp hóa việc điều trị bệnh của phụ nữ.
Rebecca, một công dân Bỉ lại bày tỏ một hướng nhìn tích cực hơn:" Tôi không chống lại ông ấy. Tôi chống lại những gì ông ấy nói ra. Song chúng ta cũng cần chờ đợi và xem xem ông ấy sẽ làm gì. Chúng ta cho ông ấy thời gian, việc chúng ta làm giờ là chờ đợi và hi vọng".