Tiến trình Brexit thêm một lần “thoát cửa tử”?

08:35 25/10/2019
Tối 23-10 (giờ địa phương), Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí về mặt nguyên tắc lùi thời điểm Anh rời khối, còn gọi là Brexit sau ngày 31-10, mở ra cơ hội mới cho những nỗ lực đàm phán giữa Brussels và London nhằm ngăn nguy cơ Brexit không thỏa thuận. Thế nhưng London dường như lại không hài lòng với quyết định tưởng như giúp Brexit thoát cửa tử này.


Châu Âu nhượng bộ?

The Guardian đưa tin, sau cuộc họp kéo dài 90 phút diễn ra vào tối 23-10 (giờ địa phương) tại Brussels, Bỉ, Đại sứ của 27 nước thành viên EU về cơ bản đã đồng ý với đề nghị của Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk, theo đó cho phép Vương quốc Anh gia hạn Brexit thêm một lần nữa, nhằm tránh kịch bản Anh rời EU không thỏa thuận, vốn từng bị nghi ngại sẽ diễn ra vào ngày 31-10 tới.

“Tất cả các bên đã đồng ý về việc cần thiết phải gia hạn để tránh Brexit không thỏa thuận. Tuy nhiên khoảng thời gian gia hạn kéo dài bao lâu vẫn đang được thảo luận. Nhiều khả năng một văn bản thỏa thuận về pháp lý sẽ được đưa ra như quyết định cuối cùng”, một nguồn tin quan chức EU chia sẻ.

Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh London và Brussels đã đạt được thỏa thuận Brexit vào tuần trước, dù cần phải được Quốc hội Anh chấp thuận để trở thành ràng buộc pháp lý trước khi Anh rời EU.

Trước đó trên trang Twitter cá nhân, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cho biết, ông đã đề xuất các nhà lãnh đạo của 27 nước thành viên EU ủng hộ việc trì hoãn Brexit. Theo đó, các nhà ngoại giao EU nhiều khả năng sẽ nhất trí cho phép Anh lùi Brexit thêm ba tháng và nước Anh có thể “ly hôn” sớm hơn nếu ban hành được luật sớm hơn.

Một nhà ngoại giao EU đồng thời hé lộ: “Có vẻ như tất cả chúng tôi đều đang đi theo một hướng, đó là hướng kéo dài việc gia hạn Brexit đến ngày 31-1 năm sau. Tuy nhiên vẫn chưa có gì được quyết định bởi điều này cần phải phù hợp với tất cả các bên”.

Nhiều Đại sứ nhất trí rằng, việc gia hạn là cần thiết nhằm ứng phó với các kịch bản bất ngờ trên chính trường Anh như việc tổng tuyển cử sớm hay tổ chức trưng cầu dân ý lần 2 về Brexit. Mặc dù vậy, hiện có một số nước thành viên EU, đặc biệt là Pháp, công khai yêu cầu rút ngắn thời gian gia hạn Brexit, có thể là thêm vài ngày hoặc vài tuần, nhằm gây sức ép buộc Hạ viện Anh phải sớm đưa ra quyết định có ủng hộ thỏa thuận Brexit mới của Thủ tướng nước này Boris Johnson hay không.

Nghị sĩ Pháp Pieyer- Alexandre Anglade, người phụ trách vấn đề đối ngoại EU trong đảng của Tổng thống Pháp Macron cho hay, thời gian trì hoãn Brexit “có thể kéo dài vài ngày, hoặc vài tuần, nhưng không thể kéo dài đến tháng 1 như một số đề xuất. Điều đó là không thể”. Cũng theo The Guardian, các đại sứ sẽ tiếp tục thảo luận về vấn đề này trong cuộc họp vào ngày 25-10 tới, với hy vọng sẽ đưa ra được quyết định cuối cùng nhằm tránh một cuộc gặp thượng đỉnh khẩn cấp của các nhà lãnh đạo EU về vấn đề này.

Liệu quyết định trì hoãn thời hạn Brexit của EU có giúp tiến trình ly hôn của Anh với khối này “thuận buồm xuôi gió”? Ảnh minh họa: Reuters.

Nước Anh vẫn “mông lung”

Quyết định trì hoãn của EU được đưa ra vào thời điểm Nghị viện Anh ngày 22-10 đã thông qua dự luật nhằm thực hiện thỏa thuận chia tay đạt được giữa Thủ tướng Boris Johnson và các nhà lãnh đạo EU, đồng thời mở đường cho việc nghiên cứu chi tiết văn kiện này.

Nói cách khác, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã giành được sự ủng hộ của các nghị sĩ đối với thỏa thuận Brexit mà ông đạt được với EU, nhưng ông cũng ngay lập tức phải chịu thất bại khi các nghị sĩ bỏ phiếu bác nỗ lực của ông nhằm đưa Anh ra khỏi EU vào ngày 31-10 tới, với lập luận rằng thời gian biểu như trên là quá gấp gáp để tranh luận về một văn kiện dài 110 trang.

Cần lưu ý rằng, ngay cả khi quyết định của phía EU chưa được đưa ra, Thủ tướng Anh Boris Johnson vẫn kiên quyết duy trì quan điểm sẽ để Anh rời EU vào đúng hạn chót 31-10 dù có hay không có thỏa thuận, thay vì trì hoãn thời hạn này.

Ngay trước thềm bỏ phiếu, Thủ tướng Johnson cũng đã buông lời cảnh báo khi phát biểu tại Quốc hội rằng: “Nếu Quốc hội không cho phép Brexit diễn ra và quyết định trì hoãn, Chính phủ sẽ tiếp tục trong bất cứ hoàn cảnh nào. Dự luật (Brexit) sẽ bị rút lại... và chúng ta sẽ phải tiến đến một cuộc tổng tuyển cử. Tôi sẽ kêu gọi trong cuộc bầu cử đó là: Hãy để Brexit xảy ra”.

Vì vậy, Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 23-10 đã gọi điện tới lãnh đạo các nước EU cho biết ông sẽ không chấp nhận hoãn Brexit 3 tháng, và để ngỏ khả năng chấp nhận gia hạn thêm khoảng 10 ngày sau ngày 31-10 để Hạ viện có thêm thời gian thông qua luật Brexit.

Trước đó, ngày 19-10, sau khi Hạ viện Anh quyết định hoãn bỏ phiếu về thỏa thuận Brexit mới đạt được ở trên, nhà lãnh đạo Anh đã gửi bức thư không chữ ký tới EU đề nghị gia hạn Brexit thêm 3 tháng theo quy định của luật pháp Anh, nhưng kèm theo đó là một lá thư nêu rõ đây không phải mong muốn của bản thân ông mà là yêu cầu "sai lầm" của Hạ viện Anh. Nhà lãnh đạo Anh nhấn mạnh, nếu EU quyết định gia hạn Brexit đến ngày 31-1-2020, ông sẽ kêu gọi tổng tuyển cử trước thời hạn, với khả năng sẽ diễn ra trước giáng sinh.

Mặc dù vậy, Reuters nhận định, ông Johnson sẽ không thể kêu gọi tổng tuyển cử nếu như không có sự ủng hộ củ Công đảng đối lập. Lãnh đạo Công đảng đối lập Jeremy Corbyn tại cuộc gặp với Thủ tướng Johnson hôm 23-10 đã tái khẳng định lập trường rằng Công đảng sẽ chỉ ủng hộ mọi động thái cho một cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn nếu mối đe dọa về việc xảy ra "Brexit cứng" được loại bỏ khỏi bàn đàm phán...

An Nhiên (T.H)

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu) đã làm rõ sai phạm của Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư Khoáng sản Hưng Thịnh (Công ty Hưng Thịnh) trong việc: Khai thác quặng titan vượt nhiều lần trữ lượng, công suất theo Giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên & Môi trường cấp; Khai thác, xuất bán quặng titan nguyên khai không qua chế biến, gây thất thoát, lãng phí đặc biệt lớn nguồn tài nguyên khoáng sản và tiền thuế cho ngân sách Nhà nước.

Như Báo CAND đưa tin, Cục Cảnh sát hình sự đã triệt phá băng nhóm tội phạm do đối tượng Phạm Đức Bình (tức Bình "Kiểm", SN 1970), trú tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh cầm đầu. 16 đối tượng trong băng nhóm phạm tội gì, hoạt động phạm tội cụ thể của băng nhóm này như thế nào, chúng tôi tiếp tục thông tin cùng bạn đọc...

Liên quan đến vụ việc một nhóm thanh niên điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng gây tai nạn nghiêm trọng cho người tham gia giao thông tại Hà Nội, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã có ý kiến chỉ đạo Công an thành phố Hà Nội tăng cường tuần tra kiểm soát xử lý dứt điểm tình trạng thanh thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Ngày 7/11, Công an TP Hà Nội tổ chức Hội thảo bàn về giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả của lực lượng 141 và công tác phòng, chống tình trạng thanh, thiếu niên tụ tập điều khiển xe gây rối trật tự công cộng. Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP, chủ trì hội thảo.

Ngày 7/11, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh tiếp tục xét xử phúc thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 47 đồng phạm có kháng cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1. HĐXX tập trung xét hỏi các bị cáo thuộc đoàn Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, bị cáo Nguyễn Cao Trí và bị hại…

Đối tượng Phạm Đức Bình (tức Bình "Kiểm", SN 1970), trú tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, là đối tượng giang hồ cộm cán, có nhiều tiền án, tiền sự, từng cầm đầu băng nhóm tội phạm đặc biệt nguy hiểm trước đây. Bình có bản tính lỳ lợm, côn đồ, sử dụng vũ khí quân dụng gây ra nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn cả nước.

Nhắc lại vụ Công ty Pharos của FLC nâng vốn điều lệ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ trong 3 năm 2014-2016; vụ án Sài Gòn - Đại Ninh của ông Nguyễn Cao Trí nhiều lần "phù phép" tương tự đã nâng vốn lên 2.000 tỷ đồng, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn đề nghị kiểm toán xác định vốn điều lệ ban đầu để tránh "sự đánh tráo" với các nhà đầu tư.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文