Tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc sẽ giảm nếu Mỹ tăng thuế

07:37 11/08/2019
Đó là cảnh báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra hôm 9-8 trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc độ trước xung đột thương mại với Mỹ.


Nền kinh tế Trung Quốc sẽ giảm tốc

Cụ thể, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong năm 2019 xuống 6,2%, trong trường hợp Mỹ không áp dụng mức thuế mới. IMF lưu ý mức thuế 25% của Washington đối với hàng hóa Trung Quốc sẽ khiến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tiếp tục giảm tốc trong năm tới. 

Trước việc Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi đầu tháng này tuyên bố sẽ áp thuế bổ sung 10% đối với số hàng hóa trị giá 300 tỉ USD của Trung Quốc từ ngày 1-9, và sau đó là việc Bộ Tài chính Mỹ đã chính thức liệt Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ, cáo buộc Bắc Kinh phá giá đồng Nhân dân tệ (NDT), IMF một lần nữa kêu gọi nhanh chóng giải quyết xung đột thương mại giữa hai siêu cường kinh tế, đồng thời cảnh báo về sự lan tỏa đáng kể những tác động tiêu cực trên quy mô toàn cầu. 

Đối với Trung Quốc, báo cáo IMF tính toán rằng, nếu quan hệ thương mại căng thẳng giữa hai nước được đẩy lên cao hơn nữa, với việc Mỹ tăng thuế lên 25% đối với lượng hàng nhập khẩu còn lại từ Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế châu Á này có thể thu hẹp khoảng 0,8 điểm phần trăm trong 12 tháng tiếp theo. 

Trưởng phái đoàn của IMF tại Trung Quốc James Daniel ngày 9-8 dự kiến thông báo áp thuế 10% của ông Donald Trump có thể làm chậm đà tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc đi 0,3 điểm phần trăm trong năm tới. Tuy nhiên, ông Daniel lưu ý rằng, sự suy giảm tăng trưởng dần dần là một phần của quá trình chuyển đổi thành công từ tăng trưởng tốc độ cao sang tăng trưởng chất lượng cao. 

Báo cáo của IMF dự kiến kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 6% vào năm 2020 và tăng tới 5,5% vào năm 2024. Theo ông Daniel, có rất nhiều việc Trung Quốc có thể và nên làm như một phần của quá trình chuyển đổi nói trên, như tiếp tục cải cách để mở cửa với nhiều lĩnh vực kinh tế hơn, giảm các rào cản cho thương mại và thúc đẩy tiêu dùng. Những điều này đem lại nhiều lợi ích cho Trung Quốc.

Về phía Mỹ, hôm 9-8, người đứng đầu Nhà Trắng cho biết, Trung Quốc muốn đạt được một điều gì đó về thương mại, song ông chưa sẵn sàng vào thời điểm này dù đàm phán có tiến triển với Bắc Kinh. 

Nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định Washington sẽ không làm ăn với tập đoàn công nghệ viễn thông hàng đầu Trung Quốc Huawei, nhưng điều này có thể thay đổi nếu như Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận thương mại. 

Trước đó 1 ngày, Tổng thống Donald Trump đã tiến thêm một bước gần đến cuộc chiến tranh tiền tệ trong căng thẳng leo thang với Trung Quốc khi ông bày tỏ sự không hài lòng với đồng USD mạnh. 

Trong một bài đăng trên trang Twitter cá nhân, Tổng thống Mỹ dường như đang kêu gọi một đồng USD yếu hơn nhằm hỗ trợ khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Mỹ. 

Ông cho rằng, lãi suất cao của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) so với các nước khác đang giữ đồng USD ở mức cao, khiến cho các nhà sản xuất lớn của Mỹ như Caterpillar, Boeing, John Deere… khó có thể cạnh tranh trên một sân chơi công bằng. 

Ông C. Fred Bergsten, nhà sáng lập Viện Kinh tế học quốc tế Peterson, nhận định dù động thái trên chưa đủ để khơi mào một cuộc chiến tiền tệ, song những nguy cơ mà nó đem là là có thật. 

Ông Bergsten cho rằng nếu Washington cố bán ra đồng USD để làm suy yếu tỷ giá của đồng bạc xanh và Bắc Kinh đáp trả bằng sự can thiệp của mình, thì điều này sẽ gây ra một cuộc chiến. 

Tổng thống Mỹ cũng không ngừng gây áp lực với Fed và yêu cầu ngân hàng này tiếp tục cắt giảm lãi suất. Ông cho rằng việc làm này sẽ giúp các doanh nghiệp Mỹ có thể chiến thắng trước bất kỳ sự cạnh tranh nào. Nhưng giới chuyên gia đã bác bỏ quan điểm của ông chủ Nhà Trắng, cho rằng chính sức mạnh của kinh tế Mỹ so với những nước khác mới là yếu tố đẩy giá đồng USD đi lên.

Thương chiến Mỹ - Trung có thể biến thành một cuộc chiến tiền tệ. Ảnh: Reuters .

Gia tăng nguy cơ phá vỡ nền kinh tế thế giới

Theo giới chuyên gia, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung luôn diễn biến nghiêm trọng. Giờ thì cuộc chiến này đang bắt đầu gây sợ hãi. Trung Quốc đã cho phép đồng nhân dân tệ sụt giá mạnh vào ngày 5-8 - xuống mức thấp nhất trong vòng hơn 10 năm qua, đồng thời, Bắc Kinh tuyên bố các công ty của họ đã ngừng nhập khẩu nông sản của Mỹ. 

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã đẩy căng thẳng lên một nấc thang mới vào chiều 5-8 khi thực hiện bước đi lịch sử là gọi Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ. Xung đột thương mại đã đạt cấp độ nghiêm trọng mới vốn sẽ khó có thể đảo ngược. Rủi ro là cuộc thương chiến này sẽ tiến tới một mức độ mà tại đó gây ra một cuộc suy giảm kinh tế nghiêm trọng hoặc thậm chí một cuộc suy thoái. 

Bằng việc cố thủ với quan điểm của mình, cả Mỹ và Trung Quốc đều làm gia tăng nguy cơ phá vỡ nền kinh tế (thế giới) vốn đang bắt đầu rạn nứt. Mỗi đợt leo thang căng thẳng lại đẩy họ tiến gần hơn tới suy thoái và đến một điểm không thể vãn hồi. 

Ông Peter Boockvar, trưởng bộ phận đầu tư của Bleakley Advisory Group, bình luận: “Chúng ta chứng kiến một tình huống thương mại chẳng khác nào đoàn tàu đang trượt ra khỏi đường ray”. Trong khi đó, David Kotok, đồng sáng lập của tập đoàn đầu tư Cumberland Advisors, cho rằng cuộc thương chiến này đang làm gia tăng nguy cơ của một cuộc suy thoái.

Cảm nhận thương chiến Mỹ - Trung đã bước vào một giai đoạn mới và đầy nguy hiểm hơn đã được khẳng định khi Bộ Tài chính Mỹ chính thức coi Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ. 

Tin tức này đã nảy sinh đồn đoán rằng, Bắc Kinh có thể triển khai thêm nhiều biện pháp quyết đoán hơn nữa để hạ giá đồng NDT. Thật vậy, Trung Quốc ngày 5-8 đã hạ giá đồng NDT so với đồng USD xuống còn 7 NDT/1 USD. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cáo buộc sự giảm giá này là do chủ nghĩa bảo hộ thương mại và những đòn thuế quan mới của Mỹ đối với Trung Quốc. 

Theo ông Chris Krueger, chuyên gia phân tích chính sách cấp cao thuộc Cowen Washington Research Group, thực tế là khi Trung Quốc quyết định không bảo vệ đồng nội tệ cho thấy Bắc Kinh đang quyết tâm tiến vào một cuộc chiến thương mại dài hơi hơn, cũng như không còn tìm cách né tránh cơn thịnh nộ của ông Donald Trump. 

Trong khi đó, ông Michael Hirson, người đứng đầu bộ phận Trung Quốc và Đông Bắc Á thuộc Eurasia Group, nhận định rằng Bắc Kinh đang có quan điểm mạo hiểm và bất cần trước những mục tiêu của Tổng thống Donald Trump đối với Trung Quốc. Chuyên gia này giải thích: “Trung Quốc ngày càng bi quan về khả năng của họ có thể đẩy ông Donald Trump ra khỏi vòng xoáy leo thang căng thẳng”.

Động thái phá giá đồng NDT của Trung Quốc làm xuất hiện “bóng ma” về một cuộc chiến tiền tệ khi mà các nước lớn chạy đua hạ giá đồng nội tệ của mình. 

Chuyên gia David Kotok tiếp tục nhận định rằng, đây là mối đe dọa tiền tệ có tính chất bất ổn lớn nhất, khó có thể đoán định nhất và sẽ gây ra những phản ứng nhanh nhất. Ông ví von: “Đây chẳng khác nào cú móc ngang bằng tay trái hạ đo ván võ sỹ quyền anh”. Tuy nhiên, ông Hirson cho rằng, Trung Quốc sẽ “không vũ khí hóa đồng nội tệ” của họ. 

Ngoài ra, cũng có những động lực mạnh mẽ cản trở Trung Quốc phá giá hơn nữa đồng NDT. Bởi nếu làm vậy, Bắc Kinh sẽ làm hoảng loạn nhà đầu tư, gây bất ổn thị trường tài chính và kích động một cuộc tháo chạy của các nguồn vốn ngoại tệ khỏi Trung Quốc. Tuy vậy, tổn thất trên thị trường tài chính có thể buộc Washington và Bắc Kinh thay đổi hành động. 

Chuyên gia Hirson kết luận rằng, cả Trung Quốc và Mỹ vẫn bế tắc trong vòng xoáy leo thang thương mại. Theo ông, Tổng thống Donald Trump càng gây sức ép đối với Trung Quốc thì càng khó để ban lãnh đạo Bắc Kinh chịu nhượng bộ vì làm như vậy chẳng khác nào họ đang đàm phán với Mỹ trong tình thế “súng kề cổ”. Nói cách khác, thương chiến Mỹ - Trung có vẻ sẽ tồi tệ hơn.

Khổng Hà (tổng hợp)

Kiểm toán nhà nước (KTNN) vừa công bố kết quả kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách năm 2023; chuyên đề việc quản lý, sử dụng kinh phí bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2023; chuyên đề công tác quản lý và sử dụng nguồn kinh phí hoạt động giai đoạn 2021-2023 của các cơ sở y tế công lập tỉnh Khánh Hòa.

Tối 4/1, tại Quảng trường 10-3, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Bộ Công an, UBND tỉnh Đắk Lắk phối hợp cùng Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực miền Trung - Tây Nguyên (VTV8) - Đài truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức Chương trình “Người truyền lửa” năm 2025 với chủ đề “Lửa ấm Cao Nguyên”.

Sau hơn 1 tháng trao đổi với chúng tôi về những vụ việc có dấu hiệu sai phạm xảy ra tại Phân hiệu Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh (Phân hiệu) thuộc Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, ngày 30/12/2024 ông Hà Tài Sáu, Giám đốc Phân hiệu đã có văn bản trả lời xung quanh những vấn đề này…  

Ngày 4/1, Cục CSGT cho biết, kể từ ngày 1/1/2025, lực lượng CSGT được giao nhiệm vụ quản lý, vận hành, sử dụng hệ thống quản lý dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe. Nội dung này được căn cứ theo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, Nghị định 151/2024/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư 71/2024/TT-BCA của Bộ Công an.

Ít nhất 8 người đã thiệt mạng và nhiều người khác bị thương trong vụ hoả hoạn nghiêm trọng tại chợ dân sinh ở thành phố Trương Gia Khẩu thuộc tỉnh Hà Bắc của Trung Quốc.

* Thu giữ 10 bánh heroin và 15kg nghi là ma tuý tổng hợp dạng đá

Ngày 4/1, thông tin từ Công an tỉnh Quảng Trị cho biết vừa tổ chức khen thưởng Phòng CSĐT tội phạm về ma túy vì đã có thành tích xuất sắc trong đấu tranh, truy xét và làm rõ đối tượng liên quan vụ phát hiện số lượng lớn ma túy trên xe ô tô khách bị TNGT.

Ngày 4/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Bùi Thanh Tùng và Phan Văn Tiến, là phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường, về hành vi “Cưỡng đoạt tài sản”, quy định tại Điều 170 BLHS.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文