UNCLOS và việc quản lý các tranh chấp trên biển

10:52 13/09/2017
Khi Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) tạo ra một khung pháp lý, trong đó tất cả các hoạt động trên đại dương và trên biển phải được triển khai trong phạm vi khung đó thì chính bản thân UNCLOS cũng cung cấp cho các quốc gia một số công cụ để quản lý tranh chấp trên biển.


Từ quản trị đại dương

Những vấn đề về pháp lý cũng như vai trò của khu vực, tác động từ phán quyết của Tòa án trọng tài về vụ kiện giữa Philippines-Trung Quốc... đã trở thành chủ đề chính để các học giả trong nước và quốc tế bàn luận tại hội thảo "Hướng tới những vùng biển mở và tự do ở châu Á: Vai trò của Luật quốc tế trong việc duy trì trật tự trên biển" diễn ra ngày 12-9, tại Hà Nội.

Đây là lần thứ 2 Học viện Ngoại giao, Đại sứ quán Nhật Bản và Đại sứ quán Anh tại Việt Nam đồng tổ chức hội thảo về biển. Ngay tại phiên thảo luận đầu tiên mang tên "Quản lý tranh chấp", các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm trong việc giải quyết các mối nguy an ninh truyền thống và phi truyền thống trên biển.

Các lực lượng hải quân có thể tạo dựng sự tin cậy thông qua các hành động của họ trên biển.

Ông Abhijit Singh, Viện trưởng Viện Sáng kiến an ninh hàng hải, Tổ chức nghiên cứu quan sát viên (ORF) ở New Delhi, Ấn Độ nhận định, những diễn biến gần đây ở các vùng biển châu Á cho thấy nhu cầu mạnh về một "trật tự hiệu quả" nhằm quản lý các vấn đề trên biển, nhất là khu vực Biển Đông và biển Hoa Đông.

Tuy nhiên, việc diễn giải về "trật tự trên biển" vẫn còn nhiều khác biệt. Đối với một số quốc gia trong khu vực, "trật tự nhấn mạnh đến sự hợp tác giữa các quốc gia và tầm quan trọng của sự đồng thuận trong quản lý khu vực. Còn một cách giải thích khác, coi "trật tự trên biển" là điều kiện tiên quyết về an ninh tập thể nhưng bắt nguồn từ một quá trình giúp đảm bảo cách hành xử trên biển một cách quy củ. Điều đó cũng có nghĩa "các lực lượng hải quân có thể tạo dựng sự tin cậy thông qua các hành động của họ trên biển và các hành động hiếu chiến ở Biển Đông có thể làm tổn hại tới trật tự trên biển".

Trong khi đó, TS Lê Đình Tĩnh, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao khẳng định: "Trật tự cần quyền lực/năng lực để được thiết lập và thực thi. Khả năng thực thi là chủ đề sẽ còn lặp lại khi nhiều quốc gia có khả năng thực thi mong muốn có một "trật tự". Đáng tiếc là luật pháp quốc tế và các bộ quy tắc khu vực có thể được áp dụng trong việc duy trì và thúc đẩy trật tự trên biển dường như lại thiếu cả về chất lượng và số lượng.

Dẫn chiếu UNCLOS tới những kinh nghiệm tại Biển Đông và Biển Hoa Đông, TS Kentaro Nishimoto thuộc khoa Luật, Đại học Tohoku, Nhật Bản nhấn mạnh: "Khi Công ước tạo ra một khung pháp lý trong đó tất cả các hoạt động trên đại dương và trên biển phải được triển khai trong phạm vi khung đó thì chính bản thân UNCLOS cũng cung cấp cho các quốc gia một số công cụ để quản lý tranh chấp trên biển.

Đầu tiên, UNCLOS cung cấp các quy định rõ ràng về quyền trên biển của các quốc gia ven biển các và quy định quản lý hoạt động ở các vùng biển khác nhau.

Thứ hai, UNCLOS bao gồm các quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các quốc gia trong các khu vực không bị giới hạn nhằm hướng dẫn việc thực thi nghĩa vụ của các quốc gia liên quan đến một khu vực biển không bị giới hạn.

Thứ ba, UNCLOS có cơ chế giải quyết xung đột riêng và có thể đóng vai trò trong việc giải quyết tranh chấp cuối cùng và trong việc quản lý các tranh chấp trên biển. TS Kentaro Nishimoto còn cho rằng, Việt Nam có thể dựa vào những điều đã được tuyên bố trong phán quyết để xác định các quy tắc được áp dụng trên Biển Đông và dựa vào phán quyết để thuyết phục Trung Quốc hành động theo luật quốc tế.

Đến khuôn khổ hợp tác khu vực

Trong hai phiên tiếp theo của hội thảo, các học giả cũng bàn tới việc phát triển bền vững và các nguồn tài nguyên trên biển, trong đó nhấn mạnh vai trò của luật pháp quốc tế nhằm bảo vệ môi trường biển, tìm ra mối tương quan với các sáng kiến kinh tế xanh. Về vấn đề này, TS Hà Anh Tuấn, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao có đề xuất một khuôn khổ hợp tác khu vực về bảo vệ môi trường ở Biển Đông.

Ông cho rằng, tầm quan trọng của Biển Đông là không thể bàn cãi, xét về vị trí chiến lược, với những tuyến giao thương biển tấp nập bậc nhất trên thế giới. Nhưng một vấn đề chiến lược ít được mọi người nhắc đến là sự xuống cấp nhanh chóng của các nguồn tài nguyên và môi trường biển ở khu vực.

Xu hướng này, theo TS Hà Anh Tuấn, không chỉ đe dọa cuộc sống của hơn 600 triệu người dân phụ thuộc trực tiếp vào các nguồn tài nguyên biển ở Biển Đông mà còn đặt ra những thách thức đáng kể đối với mục tiêu phát triển bền vững của cộng đồng quốc tế. Song, ông cho rằng, mặc dù có những tranh chấp lãnh thổ và tranh chấp biển chồng lấn nhưng các nước trong khu vực vẫn có thể hướng tới một kịch bản đôi bên cùng có lợi bằng việc hợp tác để bảo vệ hệ sinh thái và môi trường biển ở Biển Đông.

Nhưng để rõ ràng hơn, ông Clive Dow, Cố vấn pháp lý, Văn phòng đối ngoại và thịnh vượng chung (FCO) khuyến nghị rằng các quốc gia nên tái tập trung nỗ lực để thống nhất các đường biên giới trên biển, áp dụng tiêu chuẩn điều chỉnh và tăng cường hợp tác thực chất trong các lĩnh vực trọng yếu, bao gồm cả việc chia sẻ dữ liệu khoa học, tình báo và hành pháp.

Riêng với vấn đề Biển Đông, tiềm năng hợp tác giữa ASEAN và các đối tác nhằm duy trì trật tự trên biển dựa trên luật pháp quốc tế là rất quan trọng.

Đồng quan điểm này, TS Lê Đình Tĩnh, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao nhấn mạnh: "Tương lai của UNCLOS (khoản IX), các quy tắc trên biển khác (SOLAS, MARPOL, SAR, SUA, TOC 2000, OPRC 1990, OPRC-HNS Protocol 2000...) và các phản ứng trong khu vực, khả năng về Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông có tính ràng buộc hợp pháp và hiệu quả trong tương lai gần; "cuộc cạnh tranh thế kỷ" và luật chiến thắng; độ nặng của các bên gồm Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Anh, Liên minh châu Âu... và tính trung tâm của ASEAN trong kiến trúc an ninh đang định hình niềm hy vọng về trật tự trên biển thịnh vượng, an ninh, ổn định và hòa bình. Một bối cảnh rộng lớn hơn sẽ yêu cầu một kiến trúc an ninh khu vực quan trọng có thiết lập luật lệ và quy chuẩn cho những hành vi tiêu chuẩn. Từ đó, các thể chế như ASEAN và các cơ chế liên quan như ARF, EAS, AFM và EAFM mới có thể đóng vai trò quan trọng".

Huyền Chi

Báo CAND đã đưa tin ban đầu về đường dây sản xuất, buôn bán, kinh doanh tiêu thụ sữa bột giả với quy mô cực lớn do Hoàng Mạnh Hà và Vũ Mạnh Cường chủ mưu cầm đầu vừa bị Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Bộ Công an phối hợp Văn phòng CSĐT triệt phá. Ngoài làm rõ cơ chế sở hữu chéo phức tạp với lợi ích chi phối rộng khắp của hệ sinh thái này, Cơ quan CSĐT Bộ Công an cũng phanh phui những khuất tất trong hoạt động tài chính kế toán của Công ty Rance Pharma và Hacofood, gây thiệt hại ngân sách Nhà nước ước tính hơn 28 tỷ đồng.

Ngày 13/4, Phòng Cảnh sát hình sự Công an Đà Nẵng cho biết đã bắt giữ Đinh Hồng Hải (SN 1996, trú huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam; hiện ở tại xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) về hành vi giả danh cán bộ Công an để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đồng thời làm rõ một đường dây làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức với quy mô lớn liên quan đến Hải và đồng bọn.

Chiều 13/4, Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, vừa phối hợp cùng Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài tiếp nhận 21 công dân cư trú bất hợp pháp tại Campuchia. Các đối tượng này bị lực lượng chức năng Campuchia bắt giữ bàn giao cho Đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia, đưa về Việt Nam qua cửa khẩu.

Trong lúc đang nằm ngủ với các con tại nhà riêng thì anh Q. bất ngờ bị vợ dùng dao cứa vào cổ. Thấy vậy, anh Q. chạy ra ngoài kêu cứu thì bị vợ đuổi theo chém nhiều nhát vào vùng đầu khiến anh Q. phải nhập viện cấp cứu.

Tối 12/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với bà Nguyễn Ngọc Uyên Lan (SN 1995, trú xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn) để điều tra về hành vi hành hạ người khác theo Điều 140 Bộ luật Hình sự.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文