Vaccine chống SARS-CoV-2 và cuộc đua trách nhiệm

08:35 06/05/2020
Sự thiếu vắng cam kết của những nước lớn đối với nỗ lực chung toàn cầu nghiên cứu sản xuất và phân phối vaccine phòng chống virus SARS-CoV-2 đang đặt ra câu hỏi về vấn đề trách nhiệm hay cuộc đua cơ hội để kiếm tiền của các nước giữa đại dịch.


Bước đi có ý nghĩa lớn

Thủ tướng Australia Scott Morrison hôm 5/5 cho biết, nước này sẽ đóng góp 352 triệu AUD vào nỗ lực nghiên cứu vaccine phòng chống virus SARS-CoV-2 toàn cầu nhằm đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nỗ lực tìm ra vaccine ứng phó với COVID-19.

Cụ thể, trong tổng số 352 triệu AUD mà Australia cam kết, nước này sẽ dành 15 triệu AUD để đóng góp vào Liên minh sáng kiến chuẩn bị cho đại dịch và Quỹ chẩn đoán sáng tạo mới. Số tiền còn lại là 337 triệu AUD sẽ được Australia tài trợ cho các nỗ lực trong nước về nghiên cứu sản xuất vaccine, tìm ra các thức chẩn đoán, trị liệu và các thuốc về hô hấp.

Không chỉ vậy, Australia còn cam kết hàng năm sẽ dành 170 triệu AUD để tài trợ cho các đối tác toàn cầu trong việc phát triển các loại vaccine, thuốc và chẩn đoán.

Hội nghị Thượng đỉnh trực tuyến về nỗ lực ứng phó với COVID-19. Ảnh: EU.

Trong đoạn băng video gửi đến Hội nghị Thượng đỉnh trực tuyến về nỗ lực ứng phó với COVID-19 do Liên minh châu Âu (EU) và Norway đồng chủ trì, Thủ tướng Scott Morrison nhấn mạnh, COVID-19 đang đặt các quốc gia đối mặt với thử thách lớn và việc các nước cùng chung tay sẽ giúp thế giới tìm ra vaccine ngừa đại dịch này.

Trước đó, tại hội nghị, nhiều quốc quốc gia và các tổ chức quốc tế đã cam kết đóng góp 8 tỉ USD để hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu sản xuất và phân phối vaccine phòng chống virus SARS-CoV-2.

Trong số những quốc gia này có Norway với 1 tỷ USD, Nhật Bản với 800 triệu USD, Đức 525 triệu euro, Pháp 500 triệu euro và Tây Ban Nha 125 triệu euro. Các nước trong khối Visegrad (V4) gồm Cộng hòa Czech, Hungary, Ba Lan và Slovakia cũng đã cam kết hỗ trợ 3 triệu euro để đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu sản xuất vaccine ngừa COVID-19. Cam kết tại hội nghị thiếu 100 triệu USD so với kêu gọi ban đầu, nhưng dự kiến có thêm các cam kết được đưa ra trong những ngày sắp tới.

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyeus hối thúc các nước tiếp tục cùng chung tay đối phó với đại dịch: “Chúng ta phải đi cùng nhau và chúng ta sẽ chiến thắng. Cuộc chiến tìm kiếm vaccine là kết quả của sự đoàn kết quốc gia, đoàn kết toàn cầu và là chiến thắng của tinh thần nhân loại”.

Hội nghị gây quỹ này được tổ chức theo sáng kiến của Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula Von der Leyen. Dự kiến, có khoảng 40 nước trên thế giới, cùng với Liên hợp quốc và các tổ chức từ thiện trong đó có Quỹ từ thiện của vợ chồng tỷ phú Bill Gates. Đây được đánh giá là một bước đi có ý nghĩa lớn trong một mục tiêu chung của EU trước đại dịch COVID-19 đồng thời tạo một nền tảng cho sự hợp tác giữa các quốc gia trong EU về những vấn đề xảy ra tương tự như hiện nay.

Sự thiếu vắng cam kết của những “ông lớn”

Điều đáng nói là trong nỗ lực chung toàn cầu này đang thiếu vắng những “ông lớn” là Mỹ, Trung Quốc và Nga, các quốc gia vốn đã đối mặt với hậu quả nghiêm trọng do dịch COVID-19 gây ra. Trung Quốc cũng tham dự Hội nghị trực tuyến nhưng chỉ cử đại diện ở cấp Đại sứ. Không nêu cụ thể lý do không tham gia hội nghị, một quan chức Mỹ cho biết nước này đang trong quá trình cung cấp 2,4 tỷ USD hỗ trợ nhân đạo, kinh tế và y tế toàn cầu đối phó với dịch COVID-19.

Mỹ sẽ tiếp tục duy trì khoản đóng góp đáng kể cho cuộc chiến của thế giới chống COVID-19. Đối với vấn đề này, bà Ursula Von der Leyen đã lên tiếng kêu gọi và bày tỏ hy vọng Mỹ tham gia nỗ lực toàn cầu nhằm tài trợ cho nghiên cứu vaccine ngừa COVID-19.

Chủ tịch EC nói: “Mỹ đang làm rất nhiều việc trong nước và thực tế đã nhận được thông báo về sáng kiến toàn cầu của chúng tôi. Tôi hy vọng rằng bằng cách này hay cách khác Mỹ sẽ quyết định tham gia. Những nhà khoa học và nhà từ thiện nổi tiếng người Mỹ đang hưởng ứng lời kêu gọi hành động của chúng tôi và tôi rất vui vì điều đó. Chúng tôi đã mời cả thế giới và tôi nghĩ rằng cả thế giới đang tham gia sáng kiến đó”.

Có quan điểm tương tự, Tổng thống Pháp Emanuel Macron bày tỏ tin tưởng vào việc Mỹ sẽ tham gia nỗ lực toàn cầu nghiên cứu vaccine: “Hôm nay nước Mỹ có thể đứng bên lề. Tuy nhiên sẽ không có cách nào có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và làm chậm lại sáng kiến của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiếp tục thảo luận với phía Mỹ. Ngoại trưởng Mỹ và Pháp đã thảo luận và tôi cũng đã thảo luận với nhà lãnh đạo Mỹ. Chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục đối thoại, thậm chí cả ở cấp doanh nghiệp”.

Không tham gia hội nghị lần này nhưng Mỹ hay Trung Quốc cũng như nhiều quốc gia khác đang đổ hàng tỷ USD chạy đua phát triển vaccine cho quốc gia thay vì đóng góp cùng cộng đồng quốc tế. Điều này đặt ra câu hỏi về vấn đề trách nhiệm hay cuộc đua để kiếm tiền trước đại dịch. Với quốc gia hay hãng dược phẩm nào tìm ra vaccine hiệu quả chống COVID-19 sẽ giúp mang lại danh tiếng cũng như lợi nhuận khổng lồ trong bối cảnh đại dịch hiện nay.

Tuy vậy, COVID-19 là một mối đe dọa chung. Do đó việc sản xuất vaccine vì lợi ích chung cho toàn cầu và sau đó là nên được chia sẻ ra toàn thế giới. Thủ tướng Anh Boris Johnson cho rằng, tìm kiếm vaccine là “nỗ lực chung khẩn cấp nhất”.

Tuy nhiên điều quan trọng là tất cả người dân thế giới đều có quyền tiếp cận công bằng với những loại vaccine mới: “Khi chúng ta tìm ra vaccine, điều quan trọng là phải phân phát đến tất cả những người cần nó. Các cơ quan dược phẩm, các nước cần phải hợp tác cùng nhau. Cần một nỗ lực toàn cầu chứ không đơn lẻ một quốc gia hay một hãng dược phẩm nào có thể thực hiện điều này một mình. Đây không phải là cuộc đua giữa các quốc gia và chúng ta phải hợp tác cùng nhau để giành chiến thắng”.

Theo WHO, có hơn 70 loại vaccine trong số 115 vaccine đã, đang được nghiên cứu và thử nghiệm, trong đó có nhiều loại được thử nghiệm trên người, tức thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1. Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây lạc quan khi tuyên bố rằng Mỹ sẽ có vaccine vào cuối năm nay. Tuy nhiên, Liên minh vaccine toàn cầu cho rằng sẽ khó có vaccine chống COVID-19 sớm, thậm chí hiện cũng không có gì chắc chắn rằng có thể tìm ra loại vaccine này.

Khổng Hà (tổng hợp)

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

Tại địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 25 chiếc xe điện loại 3 bánh và 4 bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, tại Nghị Quyết số 05 của Chính phủ ngày 4/2/2008, các loại phương tiện này không được phép lưu hành tại Việt Nam trừ những trường hợp đặc biệt.

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文