Vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên trên thế giới: Hi vọng và hoài nghi

07:29 13/08/2020
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11-8 (giờ địa phương) tuyên bố, loại vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên trên thế giới đã được đăng ký tại nước này.

Tuyên bố này đã dấy lên tia hi vọng mới cho cuộc chiến bền bỉ chống lại COVID-19, dù nhiều chuyên gia quốc tế, thậm chí cả Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), vẫn hoài nghi về hiệu quả thực sự của loại vaccine được sản xuất “thần tốc”.

“Lần đầu tiên trên thế giới, một loại vaccine phòng ngừa COVID-19 đã được đăng ký. Tôi cảm ơn tất cả những người đã nghiên cứu phát triển vaccine. Đây là thời điểm rất quan trọng đối với toàn thế giới“, RT dẫn lời Tổng thống Nga Putin nói tại cuộc họp với các quan chức chính phủ diễn ra hôm 11-8 vừa qua.

Loại vaccine này được đặt tên là “Sputnik-V”, lấy theo tên vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới được Liên Xô phóng lên quỹ đạo vào năm 1957. Sáng chế mới của Nga là kết quả của quá trình phối hợp phát triển giữa Viện Nghiên cứu Gamaleya và Bộ Quốc phòng Nga, được cấp phép đăng ký sau chưa đầy 2 tháng thử nghiệm trên người.

Loại vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên ra đời tại Nga đã “tiếp lửa” cho hành trình điều chế vaccine trên toàn thế giới. Ảnh: RDIF

Ngày 12-8, Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko tiếp tục tuyên bố, lô vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên sẽ được sản xuất và sẵn sàng đưa vào sử dụng trong hai tuần tới.

“Hôm nay, các cuộc kiểm tra chất lượng đang được tiến hành. Trong vòng hai tuần, lô thuốc đầu tiên sẽ được tung ra thị trường và sẽ được tiêm cho các bác sĩ thuộc nhóm nguy cơ cao”, ông nói.

Bộ trưởng Y tế Nga lưu ý rằng, việc tiêm chủng là tự nguyện đối với tất cả mọi người, kể cả các bác sĩ, đồng thời cho biết một ứng dụng theo dõi đặc biệt hiện đang được phát triển cho phép công dân Nga xác nhận tình trạng sức khỏe của họ và giúp theo dõi các tác dụng phụ có thể xảy ra đối với những người đã tiêm vaccine.

Về mức độ tin tưởng của “Sputnik-V”, Tổng thống Putin tự tin khẳng định loại vaccine mà Nga sản xuất là hoàn toàn an toàn, và thậm chí con gái của ông cũng tham gia thử nghiệm vaccine này. "Tôi biết rằng nó hoạt động khá hiệu quả, hình thành khả năng miễn dịch mạnh mẽ và tôi nhắc lại, nó đã vượt qua tất cả các kiểm tra cần thiết", ông Putin nhấn mạnh.

Nhưng, trên thực tế, Nga hiện vẫn chưa hoàn thành giai đoạn thử nghiệm thứ ba trên người để đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả của vaccine “Sputnik-V”. Việc phê duyệt vaccine chỉ sau chưa đầy 2 tháng thử nghiệm trên người đã khiến giới chuyên gia y tế toàn cầu lo ngại rằng chưa có dữ liệu thử nghiệm đầy đủ để chứng minh được mức độ tin tưởng của vaccine.

Theo chuyên gia Peter Kremsner thuộc Bệnh viện Đại học Tuebingen, Đức - nơi hiện đang thử nghiệm vaccine CureVacs COVID-19, thông thường, các loại vaccine cần một số lượng lớn tình nguyện viên thử nghiệm trước khi được phê duyệt.

Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiệm tại Mỹ cho biết, ông chưa nghe thấy bất kỳ thông tin nào về việc vaccine đã sẵn sàng sử dụng rộng rãi.

“Tôi hi vọng người Nga đã thực sự chứng minh được rằng vaccine của họ an toàn và hiệu quả. Tôi thực sự nghi ngờ điều này”, ông nói.

Theo bà Ayfer Ali, chuyên gia nghiên cứu tại Đại học Warwick, Anh Quốc, về cơ bản, Nga đang tiến hành thử nghiệm vaccine ở quy mô lớn. Tuy nhiên, việc phê duyệt vaccine quá nhanh có thể đồng nghĩa với việc không phát hiện được những tác dụng phụ tiềm ăn của thuốc và rất có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Chuyên gia Francois Balloux thuộc Viện Di truyền học Đại học London thậm chí còn gọi quyết định phê chuẩn vaccine của Nga là “liều lĩnh”. “Bất kỳ vấn đề nào xảy ra với chiến dịch tiêm chủng của Nga đều có thể trở thành thảm họa”, ông cảnh báo.

Song song với những lời cảnh báo từ các chuyên gia, WHO cũng không thể “ngồi yên” trước những diễn biến mới này. “Chúng tôi đang liên lạc chặt chẽ với các cơ quan y tế Nga, đồng thời đang thảo luận về việc vaccine có đủ điều kiện tiền tiêu chuẩn của WHO hay không”, phát ngôn viên WHO Tark Jasarevic ngày 12-8 cho biết.

“Việc kiểm định chất lượng bất kỳ loại vaccine nào bao gồm xem xét và đánh giá nghiêm ngặt tất cả các dữ liệu an toàn và hiệu quả theo yêu cầu”, ông cho biết thêm.

Theo báo cáo tổng quan của WHO công bố hôm 11-8, trên thế giới có tổng cộng 168 loại vaccine COVID-19 đang được nghiên cứu. Trong đó, 28 loại đang được thử nghiệm ở nhiều giai đoạn khác nhau trên người.

Vượt lên những hoài nghi từ phía các chuyên gia, “cơn sốt” vaccine Sputnik-V dường như không có dấu hiệu chững lại. Người đứng đầu Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) Kirill Dmitriev cho biết, vaccine mới do Viện Gamaleya phát triển đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ nước ngoài với các đơn đăng ký đặt mua tổng cộng hơn 1 tỷ liều từ 20 quốc gia.

Để đáp ứng nhu cầu quốc tế, cùng với các đối tác nước ngoài, Nga đang chuẩn bị sản xuất hơn 500 triệu liều vaccine/năm tại 5 quốc gia, hướng tới việc tăng cường năng lực sản xuất hơn nữa.

Cho đến nay, các nước tại Mỹ Latinh, Trung Đông và châu Á đều tỏ ra rất quan tâm tới vaccine này và RDIF đang hoàn tất một số hợp đồng đặt mua vaccine, theo Reuters.

Thậm chí, Tổng thống Serbia Aleksandar Vuci, khi được hỏi về việc Nga trở thành quốc gia đầu tiên đăng ký vaccine ngừa COVID-19, đã trả lời rằng: “Tôi muốn trở thành người đầu tiên dùng vaccine sau khi các chuyên gia của Serbia đánh giá. Tôi rất vui nếu Nga có thể tạo ra được vaccine ngừa COVID-19 sớm hơn dự kiến. Các chuyên gia của chúng tôi sẽ kiểm tra về độ an toàn và đáng tin cậy với vaccine mới của Nga. Điều quan trọng là vaccine xuất hiện càng sớm càng tốt vì nó sẽ giúp bảo vệ nền kinh tế của Serbia”.

Hiện, Viện Gamaleya thông báo, giai đoạn thử nghiệm thứ ba đối với vaccine Sputnik-V sẽ bắt đầu từ ngày 12-8 với sự tham gia của hơn 2.000 tình nguyện viên.

An Nhiên

Không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu khắp các tỉnh thành ở miền Bắc khiến nền nhiệt hạ nhanh cùng với đó là mưa dông diễn ra ở nhiều nơi, trời lạnh.

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

Tại địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 25 chiếc xe điện loại 3 bánh và 4 bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, tại Nghị Quyết số 05 của Chính phủ ngày 4/2/2008, các loại phương tiện này không được phép lưu hành tại Việt Nam trừ những trường hợp đặc biệt.

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文