Việt Nam là “thành viên quý giá” của cộng đồng các nước ASEAN

09:51 23/07/2020
Trong suốt hành trình 25 năm qua, Việt Nam đã nhanh chóng hội nhập, tham gia sâu rộng vào tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN và có những đóng góp tích cực trong việc duy trì đoàn kết nội khối, tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên cũng như giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài, góp phần không nhỏ vào sự phát triển và thành công của ASEAN.


Đảm đương trọng trách lớn

25 năm trước, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN, đó được xem là một sự kiện chính trị lớn, mang tính bước ngoặt trong khu vực Đông Nam Á. Khi đó, việc gia nhập của Việt Nam vẫn còn bị đặt không ít những nghi ngại, dè dặt. 

25 năm sau, Việt Nam đã trở thành một quốc gia có tiếng nói trọng lượng bậc nhất trong khối, là một thành viên tích cực và có trách nhiệm cao. Việc Việt Nam gia nhập ASEAN được đánh giá là có lợi cho cả khu vực và đặt một nền tảng quan trọng cho tương lai của hơn 600 triệu dân.

Chủ đề của ASEAN 2020: “ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng”.

Trong suốt 25 năm qua, Việt Nam đã đưa ra nhiều sáng kiến và đã được hiện thực hóa, trong đó phải kể đến Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng mở rộng (ADMM+) hay thành lập Ủy ban thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em ASEAN. Năm 2010, nước Chủ tịch Việt Nam tạo được đồng thuận về quyết định mở rộng Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) cho Nga và Mỹ tham gia. 

Trong vai trò điều phối, Việt Nam đã làm tốt việc kết nối, mở rộng và làm sâu sắc quan hệ giữa ASEAN với các đối tác chiến lược như Trung Quốc, Mỹ, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh Châu Âu (EU), Australia và Ấn Độ. 

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tích cực triển khai lộ trình tổng thể xây dựng cộng đồng ASEAN, tham gia soạn thảo sáng kiến liên kết ASEAN, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển và hỗ trợ các thành viên mới hội nhập khu vực.

Trong bối cảnh khu vực gặp nhiều thách thức, việc Việt Nam tham gia ASEAN sau đó thúc đẩy việc kết nạp các nước khác trong khu vực như Lào, Myanmar, Campuchia vào khối đã giúp hoàn thành ý tưởng về một khu vực Đông Nam Á thống nhất, tạo nền tảng thiết yếu cho ASEAN trở thành một khu vực toàn diện, liên kết sâu rộng và có vai trò quan trọng không chỉ ở châu Á – Thái Bình Dương mà còn trên thế giới. Bằng chứng là việc, các nước lớn trên thế giới luôn coi trọng hợp tác với ASEAN. 

Là khu vực kinh tế năng động với hơn 600 triệu dân, ASEAN là nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới với tổng sản phẩm quốc nội GDP là hơn 3.000 tỷ USD vào năm 2019, tăng hai bậc trong vòng 5 năm. Có được kết quả này, Việt Nam là quốc gia có đóng góp lớn. 25 năm trước, Việt Nam vẫn là nền kinh tế lạc hậu so với các nước trong khu vực thì nay, Việt Nam là một trong hai nước có tỷ lệ thực hiện cao nhất các biện pháp ưu tiên trong Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN. 

Với mức tăng trưởng GDP hàng năm lớn nhất trong khu vực, Việt Nam đã góp phần thúc đẩy mục tiêu vì một ASEAN thịnh vượng. Ngay cả trong bối cảnh đại dịch COVID-19 kinh tế Việt Nam vẫn có sự tăng trưởng trong khi các nền kinh tế lớn trong khu vực như Thái Lan, Singapore phát triển âm.

25 năm sau ngày gia nhập ASEAN, tình hình khu vực và quốc tế đã có nhiều thay đổi. Việt Nam giờ đây phải đảm nhiệm trọng trách là  “lá cờ đầu” trong khu vực. Năm 2020 là lần thứ 3 Việt Nam đảm nhận cương vị Chủ tịch luân phiên. Với tinh thần “Gắn kết và chủ động thích ứng” như chính chủ đề mà Việt Nam đưa ra cho Năm Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm và sáng tạo, Việt Nam đã đóng góp cho sự phát triển lớn mạnh và bền vững của ASEAN, đồng thời cho thế giới thấy một ASEAN có nội lực, bản lĩnh, cùng vượt qua khó khăn dưới sự lãnh đạo của quốc gia Chủ tịch Việt Nam. 

Việt Nam tiếp tục được các thành viên ASEAN cũng như các nước đối tác đặt kỳ vọng rất lớn trong việc dẫn dắt và thúc đẩy ASEAN có những bước tiến mới nhất là trong giai đoạn nhiều sóng gió bởi những thách thức mới chưa từng có trong lịch sử như đại dịch COVID-19, sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc cùng những căng thẳng và thách thức đa phương khác.

Thành viên quý giá của cộng đồng

Đại sứ, Trưởng phái đoàn thường trực Philippines tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) Noel Servigon đánh giá, Việt Nam là “thành viên quý giá” của cộng đồng các nước ASEAN. Ông nhấn mạnh, Việt Nam đã tích cực đưa ra nhiều sáng kiến quan trọng, đồng thời dẫn dắt các nỗ lực tiếp tục làm phong phú thêm cho chương trình nghị sự và kinh nghiệm của ASEAN. 

Theo Đại sứ Noel Servigon, các tác động tích cực từ nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2010 của Việt Nam với chủ đề “Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn đến hành động” vẫn tiếp tục lan tỏa cho đến nay, trong đó có việc thúc đẩy Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân tại các diễn đàn đa phương, tăng cường Hội nghị cấp cao Đông Á với việc kết nạp thêm các quốc gia không phải là thành viên ASEAN, dẫn dắt các cuộc thảo luận về nỗ lực khôi phục và duy trì tài chính y tế của khu vực vốn đang phục hồi từ cuộc khủng hoảng tài chính, thúc đẩy phát triển bền vững, thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN, đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng và kết nối ASEAN...

Về vai trò và sự đóng góp của Việt Nam sau 25 năm gia nhập ASEAN, nhà ngoại giao Philippines cho biết lần đầu tiên ông đến Việt Nam là vào tháng 12/1998, khi Việt Nam lần đầu tiên tổ chức Hội nghị cấp cao ASEAN, chỉ 3 năm sau khi gia nhập ASEAN. 

Sau đó 18 năm, ông trở thành Đại sứ Philippines tại Việt Nam và đã trực tiếp chứng kiến những thành quả to lớn mà Việt Nam đã đạt được trong khoảng thời gian đó. Và khi ASEAN tổ chức “Năm Vàng 2017” nhân kỷ niệm 50 năm thành lập, ông đã cảm thấy “ấm lòng” khi được chứng kiến tâm trạng hồ hởi rộng khắp ở tất cả các tầng lớp nhân dân Việt Nam. Từ những gì quan sát được, ông cho rằng người dân Việt Nam thực sự gắn bó với ASEAN và tham gia vào cộng đồng ASEAN “ở mức độ cao nhất.”

Đánh giá về cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, cũng như những công việc mà Việt Nam cần làm để tiếp tục xây dựng Cộng đồng ASEAN, Đại sứ Noel Servigon cho rằng năm nay ASEAN có nhiệm vụ đàm phán nhiều Kế hoạch hành động cho giai đoạn tiếp theo với các nước đối tác đối thoại, cũng như với Liên hợp quốc. Ông nhấn mạnh Philippines đánh giá cao sự lãnh đạo của Việt Nam nhằm đảm bảo các Kế hoạch hành động này được hoàn tất và góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ đối ngoại của ASEAN, cũng như duy trì vai trò trung tâm của ASEAN. 

Cũng trong năm nay, Việt Nam đang nỗ lực tiến hành đánh giá tổng thể giữa kỳ tất cả các kế hoạch chi tiết cộng đồng nhằm tạo phương hướng cho các chính sách kinh tế, văn hóa-xã hội và chính trị. Kết quả của những đánh giá này sẽ đảm bảo ASEAN tiếp tục duy trì đà tăng trưởng và phát triển đúng hướng, vì một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả các dân tộc ASEAN.

Trong khi đó, Trưởng SOM Ấn Độ, Thứ trưởng Ngoại giao Vijay Thakur Singh cho biết, Ấn Độ đánh giá cao vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 và năng lực dẫn dắt, điều phối hiệu quả của Việt Nam trong thúc đẩy nỗ lực của ASEAN vượt qua các khó khăn, thử thách do dịch bệnh COVID-19 cũng như định hướng hợp tác và phát triển phù hợp cho ASEAN giai đoạn hiện nay.

Minh Hải (tổng hợp)

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文