Virus Corona có khả năng "quét" 5% GDP toàn cầu

20:21 10/02/2020
Gần hai thập kỷ trôi qua kể từ khi dịch viêm đường hô hấp cấp SARS hoành hành tại Trung Quốc, cướp đi sinh mạng của hàng trăm người và gây ra sự hoảng loạn khiến nền kinh tế toàn cầu đi xuống. Loại virus Corona mới đang tràn lan có thể sẽ gây thiệt hại lớn hơn.
Ngành ô tô bị ảnh hưởng nặng nề. Ảnh minh họa CNN. 

Trung Quốc hiện là một nước quan trọng trong chuỗi kinh doanh toàn cầu. Từ năm 2003 khi dịch SARS hoành hành, Trung Quốc đã trở thành công xưởng thế giới, nơi tạo ra các sản phẩm như iPhone và thúc đẩy nhu cầu về các mặt hàng như dầu và đồng. Nước này cũng tự hào khi có hàng trăm triệu người tiêu dùng giàu có, những người dành các khoản chi tiêu lớn cho các sản phẩm xa xỉ, du lịch và xe hơi. Nền kinh tế Trung Quốc chỉ đóng góp khoảng 4% GDP toàn cầu năm 2003, nhưng hiện nay, nước này chiếm đến 16% sản lượng toàn cầu.

Dịch SARS từng lây nhiễm đến 8.098 người, khiến 774 người thiệt mạng trước khi bị khống chế. Chủng mới của virus Corona, có nguồn gốc từ thành phố Vũ Hán, đã khiến hơn 900 người thiệt mạng, số ca nhiễm lên đến hơn 40 ngàn tại 25 nước và vùng lãnh thổ. Trung Quốc đã khóa chặt thành phố Vũ Hán và nhiều thành phố lân cận nhưng virus vẫn lây lan.

Neil Shearing, chuyên gia kinh tế tại viện Capital Economics, cho biết, sự bùng phát virus Corona có khả năng gây ra sự biến dạng kinh tế và thị trường nghiêm trọng. Nhưng quy mô của tác động cuối cùng sẽ được xác định thông qua cách virus lan truyền và phát triển, một điều gần như không thể dự đoán, cũng như cách các chính phủ phản ứng.

Dịch viêm đường hô hấp do chủng mới virus Corona gây ra khiến người dân Trung Quốc chi tiêu ít hơn, gây ảnh hưởng đến thị trường. Ảnh minh họa Reuters. 

Toàn cầu hóa đã khuyến khích các công ty xây dựng chuỗi cung ứng xuyên biên giới, khiến các nền kinh tế trở nên kết nối hơn. Ngân hàng trung ương nhiều nước đã chuẩn bị đủ “đạn dược” để đối phó với bất kỳ sự đi xuống nào trong kinh tế kể từ cuộc khủng hoảng năm 2008. 

Virus Corona đang nhăm nhe tấn công chuỗi cung ứng và phá rối nhiều công ty. Các nhà máy ô tô trên khắp Trung Quốc đã được lệnh đóng cửa sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, tạo thế khó cho các nhà sản xuất ô tô toàn cầu Volkswagen, Toyota, Daimler, General Motors, Renault, Honda và Hyundai trong hoạt động trở lại trong thị trường xe hơi lớn nhất thế giới. Theo S&P Global Ratings, sự bùng phát dịch sẽ buộc các nhà sản xuất ô tô ở Trung Quốc phải cắt giảm sản lượng khoảng 15% trong quý đầu tiên. Toyota cho biết vào hôm 8/2 rằng họ sẽ đóng cửa các nhà máy của mình ít nhất cho đến ngày 17/2.

Các nhà sản xuất hàng xa xỉ, phụ thuộc vào người tiêu dùng Trung Quốc chi tiêu lớn ở nhà và trong khi đi nghỉ, cũng bị ảnh hưởng. Thương hiệu Burberry của Anh đã đóng cửa 24 trên 64 cửa hàng tại Trung Quốc đại lục và giám đốc điều hành của công ty cũng cảnh báo rằng virus này đang gây ra “ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu xa xỉ”. Hàng chục hãng hàng không toàn cầu đã thu hẹp các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc.

Đáng chú ý phải kể đến mối đe dọa đối với chuỗi cung ứng toàn cầu. Qualcomm, nhà sản xuất chip điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, cảnh báo rằng dịch bệnh đang gây ra sự mơ hồ đáng kể xung quanh nhu cầu về điện thoại thông minh và các nguồn cung cấp cần thiết cho sản xuất. Hiện tại, tình trạng thiếu phụ tùng ô tô đã buộc Hyundai phải đóng cửa các nhà máy ở Hàn Quốc và khiến Fiat Chrysler phải lên kế hoạch dự phòng để tránh hậu quả tương tự tại một trong các nhà máy của họ ở châu Âu.

Các nhà kinh tế cho biết, mức độ gián đoạn hiện tại vẫn có thể quản lý được. Nếu số ca virus Corona mới bắt đầu chậm lại và các nhà máy của Trung Quốc sớm mở cửa trở lại, kết quả sẽ là một cú đánh thoáng qua cho nền kinh tế Trung Quốc trong quý đầu tiên và là bước phát triển toàn cầu. Tuy nhiên, nếu virus tiếp tục lây lan, thiệt hại kinh tế sẽ tăng lên nhanh chóng.

Nguy cơ từ đại dịch

Không dễ dàng cho các chuyên gia kinh tế trong tìm ra những hậu quả tiềm tàng của virus bởi các đặc tính riêng có của nó. Tuy nhiên, căn bệnh này vẫn có thể gây ra hậu quả đáng kể hơn nhiều so với các thảm họa tự nhiên như bão hay sóng thần, hay những sự kiện khó lường khác được biết đến với cái tên “thiên nga đen”. Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, một đại dịch nghiêm trọng có thể gây thiệt hại kinh tế lên đến 5% GDP toàn cầu, hoặc hơn 3 nghìn tỷ USS. Mất mát do đại dịch cúm ít nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như virus H1N1 năm 2009, vẫn có thể “quét” 0,5% GDP toàn cầu.

Tuy nhiên, virus không phải là yếu tố thúc đẩy những sự mất mát đó mà là cách người tiêu dùng, doanh nghiệp và chính phủ phản ứng với một ổ dịch. Người dân thường có xu hướng ở nhà trong thời gian bệnh dịch để tránh lây nhiễm, khiến họ mua sắm, du lịch và làm việc ít hơn. Như vậy sẽ hạn chế nhu cầu tiêu dùng và năng lượng. Quyết định của các công ty và chính phủ khi đóng cửa cửa hàng và nhà máy cũng cắt giảm sản xuất.

“Điều này đang tiếp tục phát triển về phạm vi và cường độ. Nó có thể dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng. Chúng tôi không thể đưa ra dự đoán vào thời điểm này”, William Reinsch, cố vấn cấp cao của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho biết. Shears cho biết, những đợt dịch bệnh trong quá khứ cho thấy nền kinh tế Trung Quốc có thể sẽ bị ảnh hưởng trong quý đầu tiên, nhưng sau đó sẽ mau chóng quên đi những ảnh hưởng này nếu virus được khống chế.

Những điều cần làm

Chính phủ Trung Quốc đã có những động thái nhanh chóng nhằm chống lại ảnh hưởng về kinh tế gây ra bởi dịch viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã cắt giảm lãi suất và bơm một lượng tiền mặt khổng lồ vào thị trường để giúp giảm áp lực cho các ngân hàng và người vay. Các quan chức Trung Quốc cũng tuyên bố giảm thuế và trợ cấp mới nhằm giúp người tiêu dùng.

Tuy nhiên, Trung Quốc hiện dễ bị tổn thương hơn khi đối mặt với một cuộc khủng hoảng so với 17 năm về trước, khi dịch SARS nổ ra.

Raphie Hayat, chuyên gia kinh tế cấp cao của Hà Lan, cho biết, Trung Quốc hiện có nhiều nợ hơn, có căng thẳng thương mại với một đối tác thương mại lớn và sự tăng trưởng kinh tế đã chậm lại, tạo ra khởi điểm khá yếu khi đối mặt với một cuộc khủng hoảng.

Các nhà phân tích tại Capital Economics hy vọng chính phủ Trung Quốc sẽ đưa ra các biện pháp bổ sung trong những ngày tới. Nếu virus vẫn lây lan, các chuyên gia cho rằng Trung Quốc sẽ từ bỏ những nỗ lực từ lâu nhằm kiểm soát nợ và bơm tiền trực tiếp vào nền kinh tế.

Ngân hàng trung ương của các nước láng giềng như Sri Lanka, Malaysia, Thái Lan và Philippines đã cắt giảm lãi suất trong những tuần gần đây. Hàn Quốc và Đài Loan có thể sẽ có động thái tương tự. Tuy nhiên, các cường quốc tài chính thế giới đã cạn kiệt nguồn lực sau một thập kỷ chống lại sự tăng trưởng yếu sau khi đối chọi với cuộc khủng hoảng kinh tế. Ngân hàng Trung ương châu Âu đã đưa ra lãi suất âm trong năm 2014 và đã không thể tăng kể từ đó, trong khi Ngân hàng Nhật Bản rơi vào tình huống tương tự. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã cắt giảm lãi suất ba lần vào năm ngoái.

Trong khi đó, mức nợ đã tăng vọt ở Mỹ, Nhật Bản và các nước châu Âu quan trọng bao gồm Italy. Nợ toàn cầu, bao gồm khoản vay của các hộ gia đình, chính phủ và các công ty, đã tăng hơn gấp ba lần quy mô nền kinh tế toàn cầu, tỷ lệ cao nhất từng được ghi nhận, theo Viện Tài chính Quốc tế.

Duy Tiến (Theo CNN)

Trong 11 tháng đầu năm 2024, số ca chết não hiến tạng ở Việt Nam tăng gấp đôi năm 2023. Kể từ ca hiến tạng từ người cho chết não đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam vào năm 2008, đây là năm đạt kỷ lục cao nhất về số người chết não hiến tạng.

Chiều 15/11, Công an huyện Thăng Bình (Quảng Nam) cho biết, đã chuyển hồ sơ cùng 2 đối tượng Hồ Xuân Tâm (SN 1998) và Bùi Vinh Quang (SN 1993, cùng trú xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình) đến Phòng ANĐT Công an tỉnh Quảng Nam để tiếp tục điều tra, làm rõ về hành vi tàng trữ tiền giả.

Với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”, ngày 15/11, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Công an và Cơ quan của Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.

Trong lúc nam thanh niên cầm lái xe máy chở người cha ruột ôm hai bình rượu rắn đi giao cho khách hàng thì bị phát hiện. Khám xét nơi ở của đối tượng, cơ quan điều tra thu giữ thêm nhiều tang vật có liên quan, nhưng phải 4 tháng sau đó, khi có kết luận giám định từ cơ quan chức năng mới khởi tố vụ án và bị can.

Ngày 14/11, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với Vũ Đình Kiên - Giám đốc Công ty Cổ phần Thiên Nam về tội “Vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên”

Ngày 15/11, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, quá trình đấu tranh mở rộng chuyên án “Tổ chức đánh bạc và đánh bạc trên không gian mạng” liên quan đến đối tượng Shen Chia Chi (SN 1980, quốc tịch Đài Loan; tạm trú TP Hà Nội) mà Báo CAND đã đưa tin, đến nay cơ quan này đã khởi tố thêm 11 bị can.

Cựu Giám đốc và thuộc cấp Công ty 878 đã lập khống hồ sơ một công trình ở TP Hồ Chí Minh với số tiền gần 32 tỷ đồng và lập khống hồ sơ đối với công trình ở tỉnh Quảng Ngãi với số tiền hơn 2,8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cựu Giám đốc Công ty 878 còn sử dụng 15 hóa đơn giá trị gia tăng không hợp pháp (hóa đơn khống) đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền thuế hơn 7,6 tỷ đồng…

Trước những vụ TNGT thương tâm mà các nạn nhân rơi vào “điểm mù” của xe tải, xe đầu kéo, các đội, trạm thuộc Phòng CSGT, Công an TP Hồ Chí Minh đã tổ chức tuyên truyền vận động chủ doanh nghiệp vận tải, tài xế của các phương tiện lắp đặt camera quan sát để hạn chế những tai nạn đáng tiếc…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文