Vương quốc Anh, bây giờ âu lo mới thực sự hiện hình

16:37 25/06/2016
Quá nhiều diễn biến dồn dập đã xảy ra khiến không ít người Anh ủng hộ chuyện rời EU phải bất ngờ. Với họ, ở lại EU là nỗi âu lo mơ hồ nhưng khi rời EU, âu lo mới thực sự hiện hình.

Ngay sau khi kết qủa của cuộc trưng cầu dân ý ở Anh kết thúc, với 51,9% ý kiến đồng ý để Vương quốc Anh rời khỏi EU (Brexit), xu hướng tìm kiếm trên google của người Anh lập tức chỉ xoay quanh Liên minh châu Âu. Và 5 chuỗi từ khoá được kiếm tìm hàng đầu bởi người Anh lần lượt là: 1) Ý nghĩa của việc rời EU là gì?; 2) EU là gì?; 3) Những nước nào nằm trong EU?; 4) Điều gì sẽ xảy ra lúc này nếu chúng ta rời EU? Và 5) Có bao nhiêu quốc gia nằm trong EU?.

Có lẽ, không ít người ngạc nhiên với những câu hỏi kể trên. Với việc Anh tham gia EU hơn 40 năm qua (mà tiền thân là EEC), chúng ta thật khó hiểu vì sao lại có những người Anh vẫn còn đặt ra những câu hỏi như vậy về EU và tương quan giữa Anh với EU. Ngạc nhiên hơn nữa, hồi 1975 đã từng có một cuộc trưng cầu dân ý tương tự về chuyện Anh có nên ở lại EEC hay không với kết quả 67.23% người dân Anh biểu quyết là Có.

Và trong 5 câu hỏi mà người Anh đua nhau đặt ra khi gõ trên google kia, câu hỏi số 4 đang cho thấy những đáp án vô cùng phức tạp mà từ những đáp án ấy, nỗi lo của nước Anh bây giờ mới thực sự hiện hình.

Tỷ giá đồng bảng Anh sụt giảm nghiêm trọng sau kết quả trưng cầu.

Đầu tiên, đúng vào ngày công bố kết quả trưng cầu, chỉ số thị trường chứng khoán Anh (FTSE 100) đã rớt tới 8,7% và đồng bảng Anh tụt giá ở mức thấp kỷ lục trong vòng 31 năm qua. Ngoài ra, những dự báo còn cho thấy có thể sẽ dẫn tới một cuộc khủng hoảng giá trên thị trường Anh mà cụ thể nhất là thị trường bất động sản, với nguy cơ giá nhà sụt giảm nghiêm trọng.

Nhưng những tác động về tài chính và kinh tế ấy chỉ là cú hắt hơi nhẹ không hơn không kém. Điạ chấn thực sự vẫn nằm ở phía trước, khi phân tích kỹ lưỡng các chỉ số trưng cầu ở các khu vực trong Vương quốc Anh mà hai khu vực đáng quan tâm nhất chính là Scotland và Bắc Ailen.

Các nghị sỹ Anh tham gia trưng cầu.

Tại Bắc Ailen, số người ủng hộ ở lại với EU chiếm 55,8% còn ở Scotland, số người ủng hộ ở lại với EU đạt mức cao hơn, chiếm tới 62%. Với tỷ lệ dân số ủng hộ ở lại EU lớn như vậy, kết quả tổng thể trên toàn Vương quốc Anh có thể gây một phản ứng phụ đầy tiêu cực đối với cư dân Scotland và Bắc Ailen mà nguy hiểm nhất chính là phong trào đòi độc lập khỏi Vương quốc Anh.

Chúng ta chắc còn nhớ đêm 21-9-2013, tại Edinburg đã có một cuộc tuần hành lớn kêu gọi phong trào độc lập cho Scotland. Phong trào ấy đã dẫn tới cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 9-2014 và trong cuộc trưng cầu đó, may mắn cho Vương quốc Anh là có đến 55,3% không đồng ý Scotland thành một quốc gia độc lập. Song, tình hình có thể sẽ thay đổi khi người Scotland thất vọng với việc họ bị “lôi” ra khỏi EU một cách không mong muốn như hôm nay.

Bà Nicola Sturgeon (đầm xanh).

Trên báo chí Anh quốc và Scotland, thủ hiến Scotland, bà Nicola Sturgeon, cho biết khả năng khởi động lại một cuộc trưng cầu dân ý đòi độc lập cho Scotland hiện nay là rất cao. Và một khi 62% cư dân Scotland mong muốn ở lại với EU bỏ phiếu thuận, rất có thể một quốc gia độc lập mới sẽ ra đời và hoàn toàn không còn phụ thuộc chính trị nào với Vương quốc Anh nữa.

Đây mới chính là cú đấm thực sự vào thực trạng nước Anh hiện nay, và cú đấm ấy đặc biệt hiểm hóc đúng vào lúc ông David Cameron từ chức. Tiến trình trưng cầu để quyết định Vương quốc Anh có còn trong EU hay không thoạt tiên nghe rất dân chủ nhưng với tuyên bố của bà Nicola Sturgeon thì chúng ta sẽ thấy đó là thứ dân chủ phi lý. “Việc chúng tôi phải rời khỏi EU khi đa số dân chúng Scotland (62%) bỏ phiếu để ở lại là một tiến trình phi dân chủ căn bản nhất”. Như vậy, Scoland đang sử dụng chính lá bài dân chủ để chống lại những gì đang được coi là dân chủ ở Anh.

Ông David Cameron đọc tuyên bố từ chức.

Khá nhiều người bất ngờ khi ông David Cameron từ chức, bởi ông từng tuyên bố “Có Brexit tôi cũng không từ chức”. Song, ở tuyên bố từ chức của mình hôm qua, thủ tướng Anh đã nói “Tôi sẽ gắng hết sức khi còn ở tại vị để chèo lái con tàu trong những tuần trước mắt. Song tôi không tin rằng mình đúng là người thuyền trưởng đưa nước Anh tới bến bờ kế tiếp”.

Gánh nặng sẽ dồn lên người kế tục ông, khả năng lớn là thủ lĩnh mới của đảng Bảo thủ, cựu thị trưởng London, Boris Johnson, người ủng hộ Brexit. Và khó khăn mang tên Scoexit (Scotland tách khỏi Vương quốc Anh) có thể sẽ bắt Boris Johnson trả giá bằng chính sự nghiệp chính trị đầy tham vọng của mình.

Trong khi đó, đang tồn tại một làn sóng người Anh đi đổi tiền vì đồng bảng Anh mất giá. Đồng bạc yêu thích được tích trữ là Euro. Bảng Anh đã tụt giá tới 5% so với Euro chỉ trong 1 ngày. Với những người Anh ủng hộ Brexit, ở lại EU chỉ là nỗi âu lo mơ hồ. Còn bây giờ, với cả nước Anh, âu lo đã thực sự hiện hình.  

Hà Quang Minh

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

Ngày 6/5, Cục CSGT cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Châu (Sơn La) đã ra Lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật đối với lái xe đầu kéo vi phạm nồng độ cồn mức kịch khung đi không đúng phần đường gây tai nạn khiến 1 người chết, 7 người bị thương.

Ngày 6/5, theo nguồn tin riêng của phóng viên, Công an tỉnh Thanh Hoá đang tích cực điều tra nguyên nhân dẫn đến cái chết bất thường của 2 mẹ con trong ngôi nhà đang cháy xảy ra tại phố Kiều Đại 2, phường Đông Vệ, TP Thanh Hoá.

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, cơ quan này vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Phạm Thị Thanh Huệ (SN 1982; trú tại thôn 8, xã Quảng Chính, huyện Hải Hà) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Lâu nay, các tổ chức như Phóng viên không biên giới, tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các đài BBC, RFA, RFI, VOA tiếng Việt và một số tổ chức, cá nhân thù địch, phản động khác luôn tìm mọi cách xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam.

Khoảng hai tháng qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước lo lắng, đứng ngồi không yên khi vườn sầu riêng đang xanh tốt bỗng dưng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Tính đến nay đã có khoảng 200ha sầu riêng ở địa phương bị chết.

Chính quyền địa phương cho biết lũ lụt kỷ lục ở bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil đã khiến ít nhất 75 người thiệt mạng trong 7 ngày qua và 103 người khác được báo cáo mất tích.

Thủ đô Hà Nội cùng với nhiều tỉnh thành ở miền Bắc được dự báo có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to về chiều tối, thời tiết mát mẻ. TP Điện Biên Phủ khả năng mưa diễn ra vào ban ngày.

Miền Trung đang bước vào đợt cao điểm nắng nóng, đây cũng là thời điểm liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại các tỉnh, thành phố. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm xuất phát từ việc chủ các cửa hàng kinh doanh, mua bán các loại thực phẩm trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trước thực trạng này, lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh thực phẩm bẩn để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文