Dư luận về chuyến thăm 3 nước ASEAN của Ngoại trưởng Trung Quốc

07:21 26/04/2016
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm 24-4 đã kết thúc chuyến thăm ba nước ASEAN là Lào, Campuchia và Brunei với tuyên bố Bắc Kinh đã đạt được thỏa thuận 4 điểm với 3 quốc gia nói trên trong vấn đề Biển Đông.


Được thực hiện trong bối cảnh Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại La Hay (Hà Lan) sắp công bố phán quyết cuối cùng về vụ PhiliPines kiện Trung Quốc ở Biển Đông, các chuyên gia chỉ ra rằng, mục đích đằng sau chuyến thăm này là ý đồ tìm cách chia rẽ ASEAN trong tranh chấp Biển Đông.

Ngoài ra, chuyến thăm này cũng được cho là nhằm ngăn chặn ASEAN đạt được đồng thuận trong tranh chấp Biển Đông một khi phán quyết của PCA được công bố. Nhận định về động thái ngoại giao này của Trung Quốc, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) của Singapore cho rằng, trong bối cảnh PCA sắp đưa ra phán quyết, Bắc Kinh có thể tìm cách ngăn các nước ASEAN đưa ra tuyên bố, lập trường chung ủng hộ phán quyết này của PCA. 

Vị chuyên gia nói: “Trong quan hệ với các nước ASEAN và trong tranh chấp biển Đông, Trung Quốc chủ trương dùng biện pháp đàm phán song phương trực tiếp với các bên tranh chấp liên quan mà không dùng tới các biện pháp đa phương. Chuyến thăm của ông Vương Nghị tới Lào, Campuchia và Brunei nhằm mục đích hướng tới cái mục tiêu làm sao ngăn cản một tiếng nói thống nhất của các nước ASEAN ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực về vụ kiện của Philippines”. 

Đồng quan điểm, bà Phuong Nguyen, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho rằng, đây là động thái mạnh mẽ nhất mà Bắc Kinh tiến hành nhằm chia rẽ ASEAN để chuẩn bị đối phó với phán quyết của PCA. Mặc dù bấy lâu nay Trung Quốc đã nhiều lần lên tiếng bác bỏ tính hợp pháp của PCA và khẳng định sẽ không tôn trọng phán quyết của PCA, nhưng có vẻ Bắc Kinh lo ngại ASEAN sẽ ra thông cáo chung sau khi PCA ra phán quyết cuối cùng. Nên Ngoại trưởng Trung Quốc đã ngay lập tức thực hiện chuyến thăm một số nước ASEAN nhằm lôi kéo họ. 

Đường băng do Trung Quốc xây trái phép trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: CSIS.

Trong khi đó, ông Zhang Jie, chuyên gia về các vấn đề Đông Nam Á tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho rằng, Trung Quốc đang phải đối mặt với sự đồng thuận mạnh mẽ về mặt ngoại giao của nhiều nước trước khi PCA đưa ra phán quyết vụ kiện Biển Đông. 

“Với việc châu Âu và G7 đứng về phía Mỹ, Trung Quốc rất quan tâm đến việc ASEAN phản ứng với phán quyết này như thế nào. Trung Quốc sẽ coi như mình chiến thắng nếu ASEAN không đề cập trực tiếp đến Trung Quốc hoặc không bày tỏ quan điểm của mình liên quan đến vụ kiện này”, ông Zhang nói. 

Theo ông Zhang, Lào, nước đang giữ chức Chủ tịch ASEAN năm 2016, sẽ có tầm ảnh hưởng rất lớn trong việc soạn ra lịch trình nghị sự. Chính vì thế, trong cuộc họp báo tại Lào, ông Vương Nghị đã nhấn mạnh Trung Quốc, Lào, Campuchia và Brunei đã thống nhất rằng, tranh chấp đảo, bãi đá, bãi cạn ở Biển Đông sẽ “không phải là vấn đề giữa Trung Quốc với toàn bộ ASEAN”. 

Theo đó, các bên nhất trí giải quyết tranh chấp lãnh hải và lãnh thổ thông qua cơ chế tham vấn và đối thoại giữa các bên trực tiếp có tranh chấp. Trung Quốc và ba nước ASEAN cũng nhất trí phản đối “mọi nỗ lực nhằm đơn phương áp đặt lộ trình của một nước lên các nước còn lại” và khẳng định, mỗi nước đều có quyền tự chọn cách giải quyết tranh chấp theo luật pháp quốc tế và các nước khác phải tôn trọng quyền này.

Trong khi đó, phát biểu ngày 25-4 với các lãnh đạo doanh nghiệp trước thềm chuyến công du Trung Quốc, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết sự gia tăng nhanh chóng và không minh bạch trong chi tiêu quân sự cũng như các nỗ lực đơn phương (của Trung Quốc) nhằm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông và biển Hoa Đông “nhằm xây dựng một quốc gia biển lớn mạnh, không chỉ khiến người dân Nhật Bản, các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương mà cả cộng đồng quốc tế phải quan ngại sâu sắc”. 

Chia sẻ quan điểm này, phát biểu hôm 24-4 bên lề Hội nghị quan chức quốc phòng cấp cao ASEAN mở rộng (ADSOM+) tại Lào, Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách khu vực Nam và Đông Nam Á Amy E. Searight nhấn mạnh Trung Quốc đã tiến hành nhiều hoạt động bồi đắp trái phép và Trung Quốc là nước duy nhất tiến hành các hoạt động bồi đắp và các hoạt động khác. Washington kêu gọi Bắc Kinh không được tiến hành thêm các hoạt động bồi đắp cũng như không xây dựng thêm các cơ sở hạ tầng mang tính lưỡng dụng, tức là có thể phục vụ mục đích quân sự. 

Trước đó, trong bài xã luận mang tiêu đề “ASEAN cần ngăn chặn Trung Quốc” đăng tải hôm 22-2, tờ Bangkok Post của Thái Lan cho rằng, các hành động gây căng thẳng của Trung Quốc ở Biển Đông là mối đe dọa đối với tất cả các nước trong khu vực. Bởi vậy, các nước ASEAN cần đoàn kết để đối mặt một cách mạnh mẽ, khôn khéo trước sự bành trướng hung hăng này. 

Liên quan tới việc Trung Quốc đòi hỏi về chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, Bangkok Post nêu rõ: Quần đảo Hoàng Sa thực ra thuộc chủ quyền của Việt Nam, đã bị hải quân Trung Quốc chiếm đoạt trong một cuộc xâm lược vào năm 1974..

Tổng Thư ký ASEAN khẳng định lập trường về vấn đề Biển Đông

Phát biểu ngày 25-4 tại Indonesia, Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh khẳng định: “Về vấn đề Biển Đông, lập trường của ASEAN rất rõ. Lập trường 6 điểm của ASEAN là tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng và thực thi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp, nguyên tắc kìm chế, không có các hành động thay đổi hiện trạng trên Biển Đông và yêu cầu thực thi đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông mà Trung Quốc và ASEAN đã ký năm 2002 và thỏa thuận đẩy mạnh đàm phán sớm ký kết Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông. Đây là lập trường nhất quán và điều quan trọng là các nước thành viên ASEAN cần tuân thủ”

Khổng Hà

Thời gian gần đây, nhiều địa phương trong cả nước liên tục ghi nhận các vụ việc đua xe trái phép do nhóm thanh, thiếu niên thực hiện. Không chỉ gây nguy hiểm cho chính người tham gia, hành vi này còn là mối đe dọa trực tiếp đến an toàn giao thông, trật tự xã hội và sự bình yên của cộng đồng. 

Ngày 16/11, Cục CSGT cho biết, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 6 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) đang củng cố hồ sơ xử lý một tài xế ô tô dừng xe ở làn khẩn cấp cao tốc Vĩnh Hảo-Phan Thiết để cả gia đình ngồi ăn tối.

Đại úy Lê Thị Hồng Lụa là cô giáo ở Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an. Ngoài truyền đạt kiến thức văn hóa cho học sinh, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa còn uốn nắn, dạy dỗ, giáo dục những học sinh từ lầm lì, khép kín, ngỗ nghịch đi vào nền nếp, kỷ cương, trở thành người lương thiện để khi hết thời hạn, các em về với gia đình, trở thành người có ích cho xã hội. Nhiều năm miệt mài làm người “chở đò”, với biết bao tâm huyết, công sức, những kỷ niệm về sự hướng thiện của các em học sinh ở ngôi trường “đặc biệt” vẫn luôn là động lực để Đại úy Lê Thị Hồng Lụa thêm say mê, yêu quý nghề. 

Lúc 8h ngày 16/11, tại khu vực biên giới gần cột mốc 172, thuộc ấp Bình Quới, xã Phước Bình, thị xã Trảng Bàng (Tây Ninh), Đồn Biên phòng Phước Chỉ phối hợp cùng Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh và Công an thị xã Trảng Bàng bắt quả tang Xu Xin (SN 1997, quốc tịch Trung Quốc) nhập cảnh trái phép từ Campuchia vào Việt Nam.

Trận lũ quét xảy ra hôm 29/10 vừa qua đã để lại những hậu quả nặng nề về người và của, nằm ngoài tiên lượng của giới chức chính trị Tây Ban Nha và nghiêm trọng hơn, nó còn khiến cho giới chức chính trị Tây Ban Nha chỉ trích và đỗ lỗi cho nhau trong cách ứng phó thiên tai.

Ngày 16/11, Công an huyện Di Linh (Lâm Đồng) đã di lý đối tượng Bùi Văn Hồng (SN 1988), từ xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh về địa phương để điều tra, làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Phòng, phòng chống ma túy và tội phạm, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Cầu Treo BĐBP Hà Tĩnh, Phòng Cảnh sát kinh tế Công An tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Chi cục Hải Quan cửa khẩu quốc tế Cầu Treo bắt giữ 1 đối tượng vận chuyển trái phép 212 kg pháo hoa qua biên giới.

Trưa 16/11, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, vừa phối hợp cùng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an) và các đơn vị nghiệp vụ liên quan triệt phá đường dây vận chuyển 58 kg ma túy.

Chủ đề thảo luận của Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 29 (COP29) là vấn đề tiền bạc. Ai sẽ chi trả cho các nước đang phát triển để giải quyết hậu quả của biến đổi khí hậu?

Dù 930 căn hộ đã được bàn giao cho cư dân từ năm 2019, nhưng đến tháng 5/2023 chủ đầu tư chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức là Công ty CP BĐS Hiệp Phú Land (HPL) mới có văn bản đề nghị UBND TP Hồ Chí Minh chỉ đạo các sở, ngành liên quan cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (sổ hồng) cho cư dân. Tình trạng này khiến người mua nhà phản ứng gay gắt về việc chậm được cấp sổ hồng…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文