Câu chuyện đau đớn về Sa hoàng cuối cùng
Cái chết không người nối dõi của con trai Ivan bạo chúa kéo theo một giai đoạn nội chiến và can thiệp nước ngoài làm mùa màng thất bát dẫn đến nạn đói kéo dài ở Nga, làm gia tăng sự vô tổ chức trong xã hội. Thời kỳ cầm quyền của Boris Godunov chấm dứt trong tình trạng hỗn loạn bên trong và nhiều cuộc can thiệp bên ngoài của vương quốc Ba Lan và đại công quốc Litva.
Quân xâm lược tiến vào Matxcơva và đưa kẻ mạo danh lên ngôi khiến nhân dân Nga phải đứng dậy đấu tranh nhưng mọi nỗ lực của họ đã bị dập tắt một cách dã man, cả thành phố bị bốc cháy tiêu tan mọi lòng tin. Vị thế nước Nga đã sống sót qua thời kỳ loạn lạc cùng với sự cai trị yếu kém và thối nát của các Sa hoàng nhờ vào tinh thần yêu nước của nhân dân.
Đến thế kỷ 17, Nga vẫn là một quốc gia lạc hậu cả về kinh tế lẫn bộ máy chính trị trong khi các quốc gia châu Âu khác đã bước sang thời đại Phục Hưng. Phải đến cuộc "Đại chiến Bắc Âu" từ năm 1700 đến năm 1720 Sa hoàng Nga Pyotr I Đại đế - một nhà chiến lược nổi tiếng trong lịch sử - đã chiếm được các vùng trọng yếu duyên hải. Từ đây ông thành lập một thành phố mà sau đó đã trở thành kinh đô của đế quốc Nga trong 200 năm. Đó là Saint-Peterburg.
Vào năm 1709, trong trận
Bị ràng buộc bởi hiệp ước, Sa hoàng Nicholas II và thần dân của mình bước vào cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất để bảo vệ
"Món quà quý" cho buổi lễ đăng quang
Nicholas II trị quốc từ năm 1894 đến khi thoái vị vào ngày 15 tháng 3 năm 1917. Nước Nga Sa hoàng có thời điểm là một trong những đế quốc hùng mạnh nhất thế giới nhưng dưới triều đại của Nicolas II, Nga đã lâm vào khủng hoảng kinh tế và quân sự. Ngay từ khi lên ngôi, Nicholas II đã bị nhiều người Nga nguyền rủa vì cho rằng ông chính là nguyên nhân gây ra vụ "Thảm kịch Khodynka"- một trong những thảm họa xô đẩy khủng khiếp nhất được ghi nhận trong lịch sử.
Ngày 18 tháng 5 năm 1896, một cơn hoảng loạn đã xảy ra tại cánh đồng Khodynka (Matxcơva), nơi đang diễn ra lễ hội chào mừng Nga hoàng Nicholas II. Một bữa tiệc lớn được mở ra để thiết đãi tất cả người dân. Có những tin đồn rằng bữa tiệc sẽ ban phát những món quà có giá trị cho mọi người đến tham dự. Vào đêm của lễ kỉ niệm, mọi người bắt đầu tụ tập trên cánh đồng trong niềm háo hức. Nhưng đột nhiên lại có tin đồn rằng quà không có đủ để chia cho tất cả mọi người mà chỉ dành cho những ai có công lớn. Chính vì vậy mà đã xảy ra một cuộc giẫm đạp lên nhau để tranh giành quyền lợi.
Ngày lễ ăn mừng Sa hoàng Nicholas II lên ngôi đã biến thành thảm kịch khi 1.800 cảnh sát không thể kiểm soát được nửa triệu người tham dự. Đám đông đã xô đẩy, giẫm đạp nhau hòng nhận quà tặng từ Sa hoàng, làm 1.389 người bị giẫm chết và 1.300 người khác bị thương. Món quà mà theo sự đồn thổi là "rất quý giá" hóa ra chỉ là một ổ bánh mỳ, bánh quy gừng cùng một ít xúc xích và... một vại bia. Một cái giá quá đắt để trả cho những nạn nhân phải bỏ mạng vì món quà "quý giá" đến như vậy.
Điều gì đến sẽ phải đến
Không chỉ dừng lại ở đó, trong thời gian trị vì sau này của mình, chính Nicholas II đã đẩy nước Nga vào cuộc chiến tranh với đế quốc Nhật Bản, mà Nga là đế quốc bại trận. Cũng chính ông là người đã ra lệnh tổng động viên quân đội Nga vào tháng 8 năm 1914, đưa Nga vào cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong cuộc đại chiến, quân Nga đã liên tiếp bại trận khi tham chiến phe cùng Đồng minh, là Anh, Pháp chống lại Đức, Áo, Hung.
Ngày 1 tháng 8 năm 1914, Nga dưới sự cai trị của Sa hoàng Nicholas II tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất với hi vọng có thêm thị trường và thuộc địa sau chiến tranh. Tuy nhiên quân đội Nga liên tiếp bại trận trên chiến trường do trình độ tổ chức kém và lạc hậu khiến nhân dân Nga ngày càng bất mãn, làn sóng phản đối chiến tranh lan rộng do Sa hoàng đã tốn rất nhiều sức người, sức của cho cuộc chiến. Kinh tế Nga ngày càng suy sụp, nạn đói xảy ra khắp nơi. Triều đình Sa hoàng tỏ ra bất lực.
Ngày 27 tháng 2 năm 1917, đảng Bolshevik do Vladimir Ilyich Lenin lãnh đạo nhân thời cơ đó đã tổ chức những cuộc biểu tình lớn chống chiến tranh và bãi công tập thể. Triều đình Nga hoàng phải huy động 60.000 binh lính từ mặt trận trở về đàn áp phong trào, tuy nhiên binh lính được nhân dân vận động đã bắt các bộ trưởng và tướng của Sa hoàng. Sau khi phong trào "Cách mạng Tháng 2" thắng lợi, Nicholas II buộc phải thoái vị.
Sau khi thoái vị, cựu Sa hoàng Nicholas II và gia đình bị giam lỏng tại Cung điện Aleksandr ở Hoàng Thôn, rồi được chuyển tới Dinh Tổng đốc tại Tobolsk, sau đó lại chuyển tới ngôi nhà Ipatiev tại Yekaterinburg. Đêm ngày 16 rạng sáng ngày 17 tháng 7 năm 1918, Nicholas II bị xử bắn trong một căn phòng.
Cũng sau việc hành quyết diễn ra, rất nhiều người đã cho rằng chính nhà lãnh đạo đảng Bolshevik- Vladimir Ilyich Lenin đã hạ lệnh hạ sát đó. Tuy nhiên, gần đây nhiều nhà sử học của Nga sau nhiều năm tiến hành nghiên cứu và thu thập tài liệu đã chứng minh rằng: "Không có bất kỳ căn cứ nào chứng minh Lenin là người chỉ đạo việc hành quyết đó".
Trong một bài phát biểu với báo giới gần đây của nhà lịch sử nổi tiếng của Nga- Vladimir Solovyov cho biết: "Theo rất nhiều tư liệu và nghiên cứu lịch sử của những người đứng đầu Viện Lịch sử quốc gia Nga đã minh chứng rằng, không hề có bất kỳ tư liệu nào khẳng định Lenin có liên quan tới việc hành quyết Sa hoàng Nicholas II... Điều đó đã được chúng tôi kiểm định chắc chắn".
Vào những ngày đầu tiên của năm mới 2011, tờ "Thời báo Matxcơva" của Nga cũng đưa tin: Nga đã chính thức công bố nguyên nhân cái chết của gia đình Sa hoàng Nicholas II. Theo đó, tháng 7 năm 1918, khi quân Bạch vệ - một lực lượng chống lại những người Bolshevik đang nổi dậy mạnh mẽ tại Yekaterinburg - một thành phố chính ở miền Trung Nga đã khiến một nhóm người trong đảng Bolshevik lo lắng. Họ lo rằng, nếu lực lượng này bắt được Sa hoàng Nicholas II thì chắc chắn sẽ gây ra các cuộc bạo loạn mới.
Ngày 17 tháng 7 năm 1918, Yakov Yurovsky - người đứng đầu cơ quan an ninh của Liên bang Xôviết - Cheka đã dẫn theo một tốp lính đến nơi ở của Sa hoàng Nicholas II và thực hiện vụ hành quyết. Câu cuối mà vị hoàng đế cuối cùng trong triều đại phong kiến Nga nói trước khi bị hành quyết là: "Cái gì, các ngươi có biết hành động này là gì không?". Mặc dù khi đó chưa được phê chuẩn của người đứng đầu đảng Bolshevik, nhưng cuộc hành quyết này vẫn được diễn ra.
Sự thật suốt gần một thế kỷ qua đã được làm sáng tỏ nhưng liệu đây có phải là sự thật cuối cùng được tiết lộ hay không thì vẫn còn là một ẩn số, không ai dám chắc đấy là toàn bộ sự thật được công bố