"Hồn ma nhà họ Hứa": Hứa Bổn Hòa và cái nhìn dài hơn thế kỷ
Mấy ai biết, hơn 100 năm trước, Hứa Bổn Hòa đã sở hữu hơn 20 nghìn căn nhà và đó chỉ là khối lượng tài sản nổi. Còn khối lượng tài sản chìm của ông hoàng bạc cắc này thì không ai có thể tính toán nổi. Chỉ bấy nhiêu đó, đủ thấy cái tầm của Hứa Bổn Hòa lớn đến mức nào(!).
1. Hứa Bổn Hòa là người được xếp thứ tư trong câu vè nổi tiếng của miền Nam thời Pháp thuộc: "Nhất Sỹ - nhì Phương - tam Xường - tứ Hỏa (Tức Huyện Sỹ Lê Phát Đạt - Tổng đốc Đỗ Hữu Phương - Bá hộ Lý Tường Quan và Chú Hỏa Hứa Bổn Hòa (Hui Bon Hoa)). Mặc dầu được xếp thứ 4 trong "tứ đại quan gia", nhưng về mức độ gia sản thì chưa biết ai có thể qua mặt được Hứa Bổn Hòa hay không. Và trong "Tứ đại quan gia" này, Hứa Bổn Hòa là người để lại nhiều giai thoại xung quanh cuộc đời và sự nghiệp… kiếm tiền của mình.
Hứa Bổn Hòa gốc là người Minh Hương, đến khi nhà Thanh thay thế nhà Minh ở Trung Quốc thì những người Minh Hương lục tục kéo nhau sang Việt
Xuất phát điểm của ông vua bất động sản Hứa Bổn Hòa cực thấp, ông làm nghề thu mua phế liệu (hay còn gọi là buôn bán ve chai) thời khốn khó. Chắt chiu được ít vốn, ông mở đại lý thu gom phế liệu để kiếm lời từ những người mua bán nhỏ. Cơ hội đến với Hứa Bổn Hòa khi ông thắng thầu trong phi vụ mua hơn 20 nghìn cái máy truyền tin của quân đội Pháp. Trên thực tế, đây là một trong những giai thoại về sự giàu có nhanh chóng của Hứa Bổn Hòa, kiểu như ông nhặt được hàng chục ký vàng khi đi tìm phế liệu, hay chuyện hùn vốn mở sòng bạc và tiệm cầm đồ với người Pháp, rồi được chia của cải ở Nam Kỳ lục tỉnh…
Một lần, Hứa Bổn Hòa nhận được lời mời tham gia phiên đấu giá hàng vạn cái máy truyền tin của quân đội Pháp cùng mười đại lý buôn bán phế liệu khác. Khi viên thượng sĩ người Pháp đặt vấn đề muốn thanh lý toàn bộ số máy truyền tin trên, các chủ phế liệu chỉ mỉm cười, trừ Hứa Bổn Hòa. Bởi vào thời điểm đó, máy truyền tin đối với nhiều người hoàn toàn không có giá trị về mặt… tái sản xuất. Nhưng, Hứa Bổn Hòa lại nghĩ khác.
Lời đồn trong giới thương nhân người Hoa cho biết, trước khi tham gia phiên đấu giá này, Hứa Bổn Hòa từng thành công khi phân kim và tìm thấy vàng từ một chiếc máy truyền tin bị hỏng. Vì vậy, ông nhanh chóng nắm lấy cơ hội dành riêng cho mình từ cuộc đấu giá mà sản phẩm được mang ra "sàn" lại bị chối bỏ này. Vận dụng tất cả các mối quan hệ, Hứa Bổn Hòa đã vay mượn và cầm cố tài sản với số tiền đủ để mua lại toàn bộ số máy truyền tin của quân đội Pháp. Sau khi phân kim, ông thu được một lượng lớn vàng.
Có số vốn mạnh trong tay, Hứa Bổn Hòa nhanh chóng rời bỏ ngành phế liệu mà tập trung vốn vào một lĩnh vực khác, đó chính là kinh doanh bất động sản. Đây là một trong những quyết định táo bạo của Hứa Bổn Hòa, quyết định này đã mang lại vị trí vương giả cho ông về sau.
Khi mà Hứa Bổn Hòa tính kinh doanh bất động sản, thì toàn bộ ngành nghề mới mẻ này đang nằm trong tay những người Chà Và, tức người Ấn Độ. Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, người Chà Và sang Việt Nam chủ yếu là để làm 3 nghề là: mã tà, gác gian và buôn sạp vải. Thực ra, việc buôn sạp vải đi kèm với chuyện cho vay nặng lãi và buôn nhà. Nhưng, người Chà Và không có thói quen mua đất, mà có thói quen mua nhà đã được xây dựng sẵn từ những con bạc đang túng tiền, người nợ nần hoặc cần tiền gấp để chữa bệnh, kiểu buôn bán "mua rẻ bán đắt". Hứa Bổn Hòa không kinh doanh theo cách cò con này. Ông có đường đi riêng của mình.
2. Khu Nguyễn Thái Bình - Lê Thị Hồng Gấm, thậm chí là một phần đường Nguyễn Thái Học, quận 1, TPHCM bây giờ ngày ấy là vũng lầy và là con kênh số 20. Người Pháp quyết định lấp vũng lầy này để mở chợ. Cái chợ mà về sau người Hoa quen gọi là "Tân Nhai Thị", tức Chợ Mới (Dù chưa được kiểm chứng chính xác bởi giới nghiên cứu, nhưng nhiều người cho rằng, Chợ Mới ngày nay chính là chợ Bến Thành). Trước đây, tại khu vực này cũng đã có một cái chợ, gọi là Chợ Cũ. Nhưng để phát triển giao thương, người Pháp bắt đầu lấp vũng và kênh để xây dựng, cái tên "Tân Nhai Thị" bắt nguồn từ nguyên nhân này.
Ngay khi nắm bắt được thông tin người Pháp chuẩn bị lấp kênh xây chợ, Hứa Bổn Hòa đã tung tiền để mua toàn bộ phần đất… con kênh vừa mới lấp. Đây có thể được coi là lần giao dịch vô tiền khoáng hậu, bởi thời điểm đó, không có giao dịch bất động sản nào được thực hiện theo kiểu… đón đầu quy hoạch như của Hứa Bổn Hòa.
Cái thời mà người dân còn xài bạc cắc ấy, đất chưa cất nhà ở Gia Định - Sài Gòn rẻ như… cho không. Thế nên khi chợ đã được xây dựng, cơ sở hạ tầng được hoàn thiện, Hứa Bổn Hòa nhanh chóng sở hữu trong tay một khối lượng tài sản kếch xù với hơn 20 nghìn căn nhà phố.
Những căn nhà to đẹp, cực kỳ hoành tráng với kiến trúc đậm nét châu Âu, có thể kể đến những công trình tiêu biểu của Hứa Bổn Hòa làm và còn lưu dấu ấn đậm nét cho đến ngày nay là: Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM, khách sạn Mejestic (trên đường Tôn Đức Thắng, Q1, Bệnh viện Từ Dũ, chùa Kỳ Viên… Nghĩa là gần như những căn biệt thự vừa sang trọng vừa lịch lãm ở Sài Gòn đều thuộc quyền quản lý của Hứa Bổn Hòa. Lúc này, ông cùng những người con của mình chính thức thành lập Công ty Hui Bon Hoa. Công ty nổi tiếng đến mức mà cùng thời, người ta đã đặt câu vè "Đi tàu chú Hỷ, ở nhà chú Hỏa". Chú Hỷ cũng là người Việt gốc Hoa, ông chủ của hãng tàu vận tải đường sông, thường đưa ra những mức giá vé rất cạnh tranh với tàu của Pháp. Đặc biệt, nhân viên phục vụ trên tàu chú Hỷ luôn tôn trọng nguyên tắc kinh doanh của công ty "khách hàng là thượng đế".
Người ta đồn đại rằng khi lên "ngôi vương" trong giới bất động sản, Hứa Bổn Hòa đã cho xây dựng ngôi biệt thự gồm 3 căn liên kết với nhau hình chữ U (nay là Viện bảo tàng Mỹ thuật TP HCM, khu phức hợp và một tòa nhà cạnh Viện bảo tàng đang được sửa chữa) với hàng trăm cánh cửa. Đặc biệt, cổng chính của ngôi nhà này to… hơn cổng của dinh Toàn quyền Đông Dương, chính vì vậy các nhà cầm quyền người Pháp đã yêu cầu Hứa Bổn Hòa phải đập đi để xây dựng lại nhỏ hơn so với cổng của dinh Toàn quyền cho phải phép.
Tuy nhiên, lời đồn này khó có thể là… sự thật. Bởi đơn giản để có thể thành công trong các lần giao dịch bất động sản theo kiểu đón đầu quy hoạch của mình, Hứa Bổn Hòa cần có sự trợ giúp rất lớn từ các quan chức người Pháp. Thế nên, một con người lọc lõi như Hứa Bổn Hòa không thể vì một chút sĩ diện nhất thời mà làm mất lòng những chiến hữu, vốn dĩ mà cái "mỏ vàng" của riêng mình.
Sau thành công từ việc đón đầu quy hoạch khu Chợ Mới, Hứa Bổn Hòa tiếp tục phát huy chuyện mua đất đón quy hoạch. Có thời điểm, ông đã thống nhất toàn bộ những vị kinh doanh bất động sản có máu mặt tại Gia Định - Sài Gòn về dưới trướng của mình. Được cái, Hứa Bổn Hòa không kinh doanh theo kiểu sát ván với đối thủ, nên được nhiều người nể trọng. Đặc biệt là dân lao động rất có cảm tình với "ông vua" xuất thân từ nghèo khó này.
Người có thể so sánh được tầm nhìn trong lĩnh vực bất động sản với Hứa Bổn Hòa có lẽ là Thông Hiệp. Thông Hiệp tên thật là Quách Đàm. Ngoài bất động sản, Thông Hiệp còn là đại gia trong lĩnh vực thu mua lúa gạo. Công ty của ông có cả chi nhánh tại nước ngoài. Thông Hiệp có lẽ là người đầu tiên tự quy hoạch để bán bất động sản của mình. Đồng thời, ông cũng là người đầu tiên giở trò "ém thông tin để chia lỗ".
Khu chợ Bình Tây, quận 6 ngày nay do chính tay Thông Hiệp mua đất, quy hoạch và xây dựng. Ông biếu chính quyền Pháp vị trí khu đất trung tâm lẫn chợ với yêu cầu, toàn bộ những khu nhà xung quanh chợ do ông xây dựng phải được bán… theo giá của ông đưa ra. Khi chợ Bình Tây trở thành nơi buôn bán sầm uất, giá nhà của Thông Hiệp xây dựng đã được tăng lên mức chóng mặt. Hiện tại, ở chợ Bình Tây vẫn còn bức tượng để tưởng nhớ đến Thông Hiệp.
Một căn phòng bỏ hoang trong ngôi biệt thự, được cho là nơi cô con gái út của Hứa Bổn Hòa từng ở. |
Lần khác, Thông Hiệp đã lỡ ký một hợp đồng lớn để thu mua gạo tại Tân Gia Ba (nay là
3. Trở lại câu chuyện của Hứa Bổn Hòa. Sau khi những đồn thổi về "Hồn ma nhà họ Hứa" phát triển thành chuyện… truyền miệng, thì những giai thoại về khu an táng của Hứa Bổn Hòa xuất hiện. Có giai thoại cho rằng mộ của Hứa Bổn Hòa đang nằm tại quận Thủ Đức, TP HCM. Giai thoại khác lại đồn đại hài cốt của Hứa Bổn Hòa đã được người thân đưa về Pháp, vốn dĩ ông mang quốc tịch này.
Cũng có giai thoại cho rằng, trước khi mất Hứa Bổn Hòa đã cho xây dựng sẵn nhiều lăng mộ để chuẩn bị cho lúc nằm xuống. Mục đích chính của chuyện này là để bảo đảm an toàn cho mộ phần của Hứa Bổn Hòa sẽ không bị bọn trộm mộ xâm hại. Bởi, những người giàu như Hứa Bổn Hòa thường mang theo nhiều đồ tùy tang có giá trị một khi về với đất. Và cũng để "long mạch" được đảm bảo về mặt "phát" của nó.
Từ một gánh ve chai bước lên ngôi vương trong giới buôn bán bất động sản, với gia tài kếch xù và những giai thoại liên quan đến nhiều giai đoạn trong cuộc sống, có thể nói Hứa Bổn Hòa là một trong những nhân vật dân sinh cận đại để lại nhiều tranh cãi nhất cho đến nay