Lybia: Chính quyền mới đang đấu đá nhau

11:29 06/11/2011
Trong Hội đồng chuyển tiếp Lybia (NTC) chỉ có Abdel Fatah Younis là nhà lãnh đạo ít tai tiếng, tuy nhiên ông này đã chết đột ngột khiến NTC tựa như rắn mất đầu. Nhiều trong số đó của NTC đều xuất thân là những người bị cho là phần tử khủng bố… đang tìm cách đấu đá lẫn nhau để tranh giành quyền lực.

Sự thật về những nhà lãnh đạo của NTC

Sau cái chết gây tranh cãi của Abdel Fatah Younis, Chủ tịch của NTC thì tình hình nội bộ của lực lượng phiến quân ngày càng có biểu hiện rạn nứt và hiện đang rơi vào tình trạng hỗn độn, thậm chí người đứng đầu không thể kiểm soát chính nội bộ của chính quyền mới, nói đến khả năng điều hành một đất nước nếu lực lượng này bình định xong quốc gia Bắc Phi trong cuộc chiến chống lại Gaddafi là chuyện xa vời.

Cuộc chiến đang dần dần làm lộ ra sự ngờ nghệch của NATO khi tổ chức này đưa một nhóm người nghèo khổ và những phần tử khủng bố lên nắm những vị trí chủ chốt của NTC ngay khi thông tin về cái chết của Abdel Fatah Younis xuất hiện.

Thành phần khủng bố trong NTC, được coi là "những kẻ nổi loạn" dù chưa bình định xong đất nước nhưng lại đang chiến đấu chống lại nhau, đó là bức tranh nổi bật mà ai cũng có thể đoán ra. Thành phần này đang làm cho tình hình chính trị ở Libya hiện nay trở nên căng thẳng.

Vì những mục đích thực tế, những kẻ nổi loạn trong Hội đồng chuyển giao quốc gia (bao gồm cả những người làm việc cho CIA, gián điệp của Al Qaeda, các phần tử Hồi giáo cực đoan, người theo chủ nghĩa quân chủ và những kẻ phản bội chính phủ Gaddafi) đang hoàn thành dần sứ mệnh. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, các thành phần nổi loạn thân NATO trong NTC đang bị lép vế và tẩy chay, điều này cũng đã làm cho NATO đang thất thế theo.

Nhưng hiện nay, NATO vẫn tiếp tục ném bom nhằm gây thương tích lớn nhất cho người dân Libya. Họ cũng đưa vào Libya gồm nhiều “thành phần bất hảo” để thực hiện Nghị quyết ngăn chặn bạo lực của Liên Hợp Quốc từng đưa ra. Thời gian gần đây, dư luận cũng chú ý khi NATO đưa những người được cho là phần tử Hồi giáo cực đoan nhất vào nước này. Tình hình trên không biết kéo dài bao lâu?

Nhiều người dân Libya không ưa NATO

Nhiều dân thường Libya hiện nay bị giằng xé ở nhiều góc độ. Họ không ưa Gaddafi nhưng cũng chẳng mặn mà với NATO. Không ít bộ phận dân chúng cho rằng, sẽ dạy cho các nhà lãnh đạo NATO một bài học cho dù tổ chức này đổ bộ vào Libya với lực lượng lớn mạnh như thế nào. Họ cũng muốn lực lượng tay sai của NATO thất bại hoàn toàn về quân sự. Chiến dịch không kích quy mô lớn nhằm làm nhụt chí người dân Libya cũng đang gây ra hiệu ứng ngược. Người dân càng trở nên quyết tâm chống lại bọn xâm lược thuộc địa.

Chưa bao giờ Muammar Gaddafi trở nên nổi tiếng đối với một số người dân Libya và trên thế giới như hiện nay dù đang có nhiều thông tin trái chiều về ông. Nhiều người dân Libya đang được ca ngợi là cao thượng, đáng khâm phục, dũng cảm, đầy tự hào, sẵn sàng chịu đựng mọi biến cố của lịch sử. Họ cũng cảm thấy bức bối khi không có sự phản hồi từ phía NATO, Mỹ hay Châu Âu trong việc công bố ra công chúng: ai sẽ là người lãnh đạo họ. Họ rất muốn có quyền định đoạt và đưa ra yêu cầu.

NATO ngày càng lúng túng

Đã đến lúc NATO muốn chiến tranh chấm dứt. Mỗi hành động, mỗi cuộc chiến tranh lại càng khiến tổ chức này sa vào vũng lầy tội lỗi.

NATO vẫn đang gây tội ác ở Libya.

Hiện nay, bọn tội phạm người Albani được NATO hậu thuẫn đang làm càn. Chúng ngang nhiên chặn đường biên giới giữa Serbia và Kosovo và cắt đi nguồn nước của người dân Serbia. Chỉ khi chúng tới đâu thì mới dẫn nước theo tới đó.

Thực tế, NATO đã từng tạo ra chiến tranh ở Kosovo nên đã gây ra các cuộc thanh lọc sắc tộc, dấy lên làn sóng tội phạm, giết người nhằm vào những người Serbia. Nhiều nhà thờ tại Albani bị phá hủy. Những sai lầm chưa dứt thì tổ chức lại tham gia không kích Libya và những lo ngại thời hậu Gaddafi sẽ xảy ra tình trạng tội phạm hoành hành là rất hiển hiện. Trước đó, sau khi giành thắng lợi trong cuộc chiến Nam Tư, NATO ngoài việc xây dựng căn cứ quân sự  Camp Bondsteel ở Kosovo thì tổ chức này cũng dung túng để bọn mafia thống lĩnh các tỉnh của Serbian. Những phần tử xấu của NATO đã tạo điều kiện cho bọn tội phạm xây dựng đường dây buôn bán ma túy từ Afghanistan sang.

Nhiều chuyên gia cho rằng, NATO là thủ phạm gây ra chiến tranh, đã chống lại hàng triệu người tại Châu Âu và Trung Đông. Hiện tại, NATO đang lúng túng tại Libya và họ đang cảm thấy khờ dại, thất thế khi tay chân của họ bị những thế lực mạnh trong chính quyền mới ở nước này thanh trừng và sa thải

Nguyễn Văn - Hoàng Cúc – CSTC tuần số 81

Ngày 27/4, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã triệt phá đường dây tội phạm có tổ chức, hoạt động “Rửa tiền", "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”; khởi tố bị can và bắt tạm giam 13 đối tượng. Kết quả điều tra xác định, các đối tượng đã trực tiếp hoặc thuê người thành lập hơn 250 công ty ma nhằm mở tài khoản công ty phục vụ hoạt động phạm tội, với tổng giao dịch hàng chục ngàn tỷ đồng…

Sau thời gian theo dõi, ngày 12/4/2024, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh bắt quả tang nhóm đối tượng do Tăng Khải Văn (sinh năm 1988, trú tại quận 10) cầm đầu đang tổ chức đánh bạc qua mạng, dưới hình thức cá độ bóng đá.

Nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Nha Trang (Khánh Hòa) chiều nay (27/4) cho biết, trong hành trình truy bắt 3 đối tượng người nước ngoài gây án cướp tài sản có tổng trị giá gần 700 triệu đồng, các trinh sát hình sự phát hiện còn có 1 đối tượng đồng phạm khác cũng là người nước ngoài, nên đang khẩn trương truy lùng.

Quá trình kiểm tra, đối tượng khai nhận đang cất giấu trong người 1 khẩu súng ngắn, trong súng có chứa 4 viên đạn  với mục đích mua về để sử dụng phòng thân và hiện đang cất giấu ma tuý đá, heroin, hồng phiến tại chỗ ở của hai vợ chồng.   

Chiều 27/4, Trung tá Tạ Quang Dung, Trưởng Công an huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị cho biết, qua triển khai các biện pháp nghiệp vụ, đơn vị phát hiện một đường dây vận chuyển ma túy từ Lào vào Việt Nam theo đường mòn, lối mở trái phép trên tuyến biên giới huyện Hướng Hóa, nên xây dựng phương án đấu tranh, bắt giữ.  

Sau nhiều tháng trì hoãn, Hạ viện Mỹ đã phê duyệt khoản hỗ trợ quân sự trị giá gần 61 tỉ USD cho Ukraine. Ngay sau đó, Vương quốc Anh và nhiều nước châu Âu đồng loạt lên tiếng “hỗ trợ quân sự tối đa cho Ukraine” nhằm giúp nước này phòng thủ trước Nga. Giới chuyên gia đặt câu hỏi: Liệu 61 tỉ USD có đủ cho Ukraine không?

Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ kết hợp với nguồn tin từ người dân cung cấp, lực lượng Công an đã khẩn trương truy bắt nhanh gọn 3 người nước ngoài đã đột nhập cửa hàng kinh doanh điện thoại ở phố biển Nha Trang (Khánh Hòa) để cướp tài sản.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文