Nghị lực phi thường cậu bé "chim cánh cụt"

09:51 31/08/2011
Người ta thường bảo giàu hai con mắt khó đôi bàn tay. Tuổi thơ cậu bé Vi Văn Đại đẫm đầy nước mắt, sinh ra vốn không bình thường, hai tay và chân co quắp, èo uột sau lưng như không hề có xương vậy. Đôi chân dị tật bẩm sinh không tự đi lại được. Nhưng ý chí và nghị lực đã giúp cậu bé vượt lên số phận làm người có ích.

Đôi chân làm "tay"

Đến đầu xóm Mỏ Vàng, xã Thiện Kỵ, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn hỏi thăm nhà em Vi Văn Đại ai cũng biết. Vòng qua hai con dốc, tìm đến được nhà Đại khi mặt trời đã đứng bóng, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là cậu bé với thân hình gầy tong teo đang dùng đôi chân thoăn thoắt "cầm" chiếc ca nhựa múc từng ca nước tự tắm cho mình. Năm nay đã học đến lớp 8 nhưng Đại chỉ như đứa trẻ lên 5. Ra đón khách là một người đàn ông có nước da đen sạm, nỗi vất vả hiện lên trên khuôn mặt, đó là anh Vi Văn Tầm cha của Đại. Rót nước mời khách, anh Tầm kể cho chúng tôi nghe về quá khứ của đứa con kém may mắn.

Sinh năm 1997, vừa lọt lòng mẹ cậu bé Đại vốn đã không được lành lặn như những đứa trẻ bình thường khác. Đôi vợ chồng trẻ như đứt từng khúc ruột khi nhìn đến đứa con tội nghiệp của mình, trời không thương thì đành chịu vậy, nuôi con chỉ ước mong cầu nguyện có khi nào ông trời thấu hiểu được nỗi đau mà "hóa phép" cho đứa con bất hạnh.

Đến tuổi đi học, thấy các bạn cùng trang lứa cắp sách tới trường, Đại cũng đòi đi. "Lúc đầu đưa con đến trường với hi vọng con mình được vui chơi cùng bạn bè cho vui để thỏa lòng mong muốn, chứ những đứa trẻ chân tay lành lặn còn chưa học được huống gì người như Đại" - anh Tầm cho hay.

Câu chuyện giữa chúng tôi và anh Tầm đang say sưa thì bỗng ở ngoài giếng có tiếng động loạng xoạng khiến mọi người để ý. Ngó mắt nhìn qua cửa sổ, cậu bé Đại đang dùng cái chân phải cặp chiếc xô nhảy lò cò cất vào đúng vị trí cũ sau khi tự mình tắm xong. Xong đâu đấy Đại bước vào nhà với dáng "chim cánh cụt" trước sự ngạc nhiên đến và thán phục của chúng tôi.

Cậu bé vừa mặc xong chiếc áo, bỗng đầu chiếc giường bên kia có tiếng chuông điện kêu tít tít, ngay lập tức cậu bé dùng chân phải nâng chiếc điện thoại lên rồi báo cáo "bố ơi cô giáo gọi, con nghe nhé". Cái gật đầu đồng ý của anh Tầm vừa dứt, Đại nhẹ nhàng đưa điện thoại lên áp vào tai rồi lấy ngón chân cái ấn vào nút nghe và mở loa ngoài để nói chuyện với cô giáo chủ nhiệm lớp. Thì ra cô giáo gọi điện để thông báo cho Đại biết bắt đầu từ hôm nay sẽ được nghỉ hè. Cuộc điện thoại vừa chấm dứt, Đại đến bên chiếc tủ có gương rồi ngồi xuống chiếu, chân cắp chặt chiếc lược giơ lên chải đầu làm điệu như một người lớn thực sự.

Từ khi sinh ra, Đại bị dị tật cả tay lẫn chân như không hề có xương vậy, thương con gia đình đã đưa đi chữa trị khắp nơi nhưng tình hình không có gì tiến triển. May mắn sao sau một ca phẫu thuật đôi chân em đã cử động, quá trình khổ luyện đã giúp cậu bé bước những bước đi tập tễnh đầu tiên, bây giờ trong sinh hoạt hằng ngày Đại chỉ có cách dùng chân thay tay.

Nói về sự khổ luyện của cậu bé, việc đi lại còn khó khăn nói gì đến việc học bài, viết chữ. Đến lớp học, Đại được bố trí ngồi riêng ở mảnh chiếu nơi cuối lớp. Đôi bàn tay không cầm được các vật, Đại ngồi bệt dưới đất hì hục kẹp phấn vào hai ngón chân tập viết. Chiếc bàn học của Đại cũng độc nhất vô nhị, vì không ngồi học trên ghế được như các bạn nên gia đình đã nghiên cứu và đóng cho em một chiếc bàn riêng để ngồi học.

"Có nhiều lúc Đại đang tập viết, bỗng dưng người ngã về phía sau, đôi chân duỗi thẳng ra giẫy đành đạch do bị chuột rút, hai ngón chân của Đại sưng tấy lên, tím bầm lại nhưng em vẫn cứ nằng nặc không chịu bỏ cuộc. Những lúc đó tôi thấy thương và cảm phục em lắm" - cô Nguyễn Thị Hợp - giáo viên chủ nhiệm lớp 1 nhớ lại.

Sự khổ luyện của cậu bé khiến mọi người nơi đây gọi cậu là "Nguyễn Ngọc Ký" thứ hai. Trong giờ học trên lớp, khi thầy cô giáo giảng bài, các bạn bình thường giơ 1 cánh tay lên xung phong phát biểu còn Đại thực hiện việc đó bằng đôi chân vốn đã không lành lặn.

Thầy Hứa Văn Sống - Chủ nhiệm lớp 8B kể cho chúng tôi nghe về một kỷ niệm làm thầy rơi nước mắt: "Đầu năm lớp 6 tôi có lên lớp giờ Vật lý, khi đưa ra câu hỏi các bạn khác đều giơ tay xung phong, riêng Đại ngồi một góc lớp với một chiếc chân run run giơ lên. Tôi ngạc nhiên hỏi các em trong lớp thì ra mới ra biết Đại là trường hợp đặc biệt của lớp. Không chỉ riêng tôi mà nhiều thầy cô khác cũng bất ngờ như vậy".

Đại đã làm cho thầy cô và các bạn cùng lớp nể phục bằng thành tích học tập của mình. Từ lớp 1 đến lớp 5, Đại đều đạt học sinh giỏi, năm học 2009 - 2010 do mổ chân em phải nghỉ hơn một tháng để điều trị nên danh hiệu của Đại đạt được là học sinh tiên tiến.

Cô Lý Thị Dung - Hiệu trưởng Trường THCS Thiện Kỵ cho hay: "Đây là trường hợp đặc biệt nên nhà trường đã tạo mọi điều kiện để em được học tập và hoà nhập cùng bạn bè. Là một học sinh khuyết tật nên trong các buổi lao động do trường và lớp tổ chức theo quy chế em được miễn nhưng các buổi lao động như vậy không khi nào em vắng mặt ".

Nhìn chân Đại thao tác mở cặp lấy sách vở ra viết, một chân cầm thước kẻ chân kia cầm bút kẻ từng đường thẳng tắp, còn chữ viết dù không đẹp lắm nhưng cũng nhận ra được mặt chữ.

Sau khi học xong Đại thu lại nhanh nhẹn, gọn gàng hai ngón chân kẹp chiếc khoá kéo nhanh như đôi tay người bình thường. Hi vọng với nghị lực của bản thân, Đại sẽ tiếp tục đạt được nhiều thành công trong cuộc sống cũng như trong học tập.

"Sao mẹ con không về?"

Tạo hóa đã không cho Đại có được đôi tay bình thường và đôi chân lành lặn, những tưởng Đại sẽ được bù đắp vào nỗi đau đó bằng tình yêu thương của người mẹ. Qua lời kể của anh Tầm, chúng tôi được biết: Năm 1996, anh Tầm lập gia đình với chị Nông Thị Liêm. Sau một năm chung sống thì Đại ra đời trong sự mong đợi của đôi vợ chồng trẻ. Rồi mâu thuẫn xung đột giữa hai vợ chồng không thể dung hòa, khi Đại được 35 ngày tuổi thì người mẹ trẻ bỏ nhà ra đi, để lại đứa con tội nghiệp cho người chồng. Từ đó đến nay Đại lớn lên trong tình yêu thương và sự săn sóc của bố và bà nội.

Bà nội Đại ngậm ngùi kể lại: "Ước mơ dù chỉ một lần được gọi tên mẹ nhưng cũng không có, mỗi buổi chiều đến thấy mấy đứa trẻ vui đùa, quây quần với mẹ, Đại lại ùa vào lòng bà rồi buông câu hỏi khiến ai cũng phải đắng lòng".

11 năm sống lầm lũi cảnh "gà trống nuôi con", đến đầu năm 2007 anh Tầm quyết định xây dựng hạnh phúc mới. Cũng từ đó, ước muốn được gọi tên mẹ dù đó không phải là người mẹ ruột đã trở thành hiện thực với Đại. Mỗi lời nói cất lên của Đại dành cho người mẹ cũng đong đầy tình mẫu tử.

Từ ngày có mẹ, Đại như vui hơn, học giỏi hơn nhưng đôi khi cậu bé vẫn ngồi thẫn thờ nhìn xa xăm về một khoảng trời vô định. Có lẽ, với cậu vẫn mong muốn lớn nhất là muốn được một lần dù chỉ là duy nhất được nhìn thấy người mẹ đẻ của mình.

Khi được hỏi ước mơ của em sau này muốn làm gì? Đôi mắt đen tuyền ngây ngô của cậu bé thoáng lóe lên tia hi vọng: "Dù em không có được may mắn như các bạn khác nhưng em không muốn làm người thừa, em muốn học thật giỏi để sau này trở thành thầy giáo dạy những bạn có hoàn cảnh giống em". Ước mơ thật giản dị, chúng ta cùng cầu chúc những may mắn sẽ đến với cậu bé, chúc Đại sẽ đạt được ước mơ

Hà Long - số 51

Chiều 30/4, Công an TP Hồ Chí Minh đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin về việc Phòng Cảnh sát hình sự và Công an quận 12 phối hợp với Công an tỉnh Đồng Nai và Công an tỉnh Bình Dương khám phá vụ án cướp tài sản táo tợn xảy ra trên địa bàn quận 12, đồng thời trao khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân tham gia phá vụ án này.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, có một lực lượng luôn “đi trước, về sau” bảo đảm công tác điều trị, phục hồi sức khỏe cho các chiến sĩ. 70 năm qua, ký ức về những ngày tháng gian khổ tham gia điều trị, cứu thương cho bộ đội vẫn vẹn nguyên trong trí nhớ của người y sĩ Nguyễn Văn Minh, năm nay đã bước sang tuổi 97.

Chiều 30/4, tại khu vực trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng), nhất là những nơi công cộng, người dân địa phương và du khách vẫn đổ ra vui chơi, giải trí, các hoạt động diễn ra bình thường.

Ngày 15/3/2024, trái tim của nữ biệt động thành Nguyễn Thị Mai (SN 1943) với biệt danh “con thoi sắt” đã ngừng đập. Bà là một trong những nữ biệt động thành đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Nhiều cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn dường như đã hết hy vọng sau nhiều năm kết hôn vẫn không có con, dù đã chạy chữa nhiều nơi. Nhưng cơ duyên và may mắn, kết hợp với sự tiến bộ của y học hỗ trợ sinh sản, họ đã thực hiện được giấc mơ làm cha, làm mẹ.

Với tinh thần chủ động phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật, trong hai ngày liên tiếp, tổ tuần tra Công an xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) đã kịp thời phát hiện, kiểm tra và thu giữ hai khẩu súng do hai đối tượng ở tỉnh Bình Định tàng trữ trái phép.

Một khối không khí lạnh cuối mùa tràn về gây mưa rào và giông từ đêm nay (30/4), chấm dứt đợt nắng nóng kéo dài ở miền Bắc bốn ngày nay. Khoảng từ ngày 3-4/5, nắng nóng có khả năng quay trở lại ở Tây Bắc Bắc Bộ và Thanh Hóa, Nghệ An.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文