Nhật Bản: Sử dụng Robot của Mỹ để khắc phục sự cố hạt nhân
Trong bối cảnh nồng độ phóng xạ ngày càng gia tăng trong khu vực nhà máy thì việc sử dụng robot cho công việc bơm nước và một số hoạt động khác ở những nơi bị cho là "nguy hại đến sức khỏe" của các kỹ thuật viên và công nhân viên được coi là giải pháp hữu hiệu nhất.
Richard Lahey, một chuyên gia về an toàn hạt nhân làm việc tại một khu vực trung tâm điều khiển hoạt động của các lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy Fukushima Dai-i-chi cho hay, các thanh nhiên liệu vẫn đang có nguy cơ tan chảy, càng làm gia tăng về nguy cơ phát tán phóng xạ, đặc biệt là ở lò phản ứng số 2. Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yukio Edano trong lần trả lời phỏng vấn hôm 29/3 cũng thừa nhận rằng, những nỗ lực và sự chuẩn bị của chính phủ vẫn là chưa đủ đối với sự cố này.
Còn Thủ tướng Naoto Kan trong bài phát biểu trước cuộc họp của Uỷ ban ngân sách Hạ việnnói: "Trận động đất, sóng thần và sự cố nhà máy điện hạt nhân là những cuộc khủng hoảng lớn nhất của Nhật Bản. Từ bây giờ, chúng tôi sẽ liên tục đặt tình trạng báo động cực điểm".
Đồng thời, ông Naoto Kan cũng thừa nhận, tình trạng hiện nay ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-i-chi là "không thể dự đoán được". Trong khi đó, công ty điện lực Tokyo (TEPCO) cho biết đã phát hiện plutonium trong đất tại 5 khu vực thuộc nhà máy này. Trong những mẫu xét nghiệm lấy từ 5 địa điểm nói trên, nhiều khả năng ít nhất hai trong số 5 mẫu liên quan trực tiếp đến tai nạn hiện nay ở lò phản ứng. TEPCO cũng bác bỏ thông tin về khả năng rò rỉ nước phóng xạ ra ngoài biển.
Ông Peter Lyons cho biết, ông đã trao đổi với Giám đốc ủy ban năng lượng Mỹ Bill Borchardt và đều chung dự đoán rằng, không thể lường trước được hậu quả của sự cố hạt nhân tại Nhật Bản. Ông Peter Lyons cũng hé lộ rằng, từ trước đến nay, Nhật Bản, xứ sở của những con robot hiện đại không sử dụng robot trong việc khắc phục sự cố vì họ cho rằng, chỉ con người mới có những điều khiển và hoạt động chính xác trong bối cảnh khó khăn này. Tuy nhiên, sau khi hai công nhân làm việc tại nhà máy bị thương và phải đưa đi cấp cứu, chính phủ Nhật Bản đã e dè hơn trong việc đưa người vào trong khu vực nhà máy để khắc phục sự cố.
Trong các cuộc họp trực tuyến giữa các chuyên gia hạt nhân Mỹ và Nhật, hai bên đều cho rằng, giải pháp đưa robot vào là tối ưu. Những chú robot đưa tới nhà máy phải được gắn camera để truyền hình ảnh tới trung tâm chỉ huy. Vỏ bọc của những robot này cũng phải được làm bằng chất liệu không chịu ảnh hưởng hay thay đổi từ nồng độ phóng xạ. Nhật cũng đã chuẩn bị một đội robot riêng và chờ đội robot của Mỹ tới để cùng triển khai.
Người ta hy vọng, những con robot này sẽ tiến vào được những khu vực nguy hiểm đối với người trong lò phản ứng và giúp các kỹ thuật viên có thể quan sát cụ thể hơn hiện tượng nóng chảy của các thanh nhiên liệu. Trước khi được đưa tới nhà máy Fukushima Dai-i-chi, những con robot này sẽ phải trải qua một cuộc thử nghiệm về năng lượng hạt nhân.
Được biết trước đó, trong sự cố hạt nhân ở Three Mile Island (Mỹ) năm 1979, người ta cũng đã sử dụng robot để đi vào lò phản ứng, tìm hiểu tình hình