Trùm dầu mỏ Nga đối mặt với bản án thứ 2

15:34 04/01/2011
Trong phòng xử án được canh phòng rất cẩn mật, trùm dầu mỏ Nga Khôđôcôpxki, người được coi là giàu nhất nước Nga một thời đã bị dẫn ra với hai tay bị còng, có cảnh sát đi kèm. Trước đó, ông này đã bị kết án 8 năm tù giam và sắp hết hạn. Nếu lần này bị buộc tội, Khôđôcôpxki sẽ tiếp tục ngồi tù đến năm 2017 trong một vụ án mà nhiều người đánh giá là có động cơ chính trị đang làm xôn xao nước Nga và cả thế giới.

Theo thẩm phán Toà án Khamốpniky ở Matxcơva, Khôđôcôpxki, nguyên Chủ tịch tập đoàn dầu mỏ khổng lồ YUCOS và đồng phạm với ông ta là Lêbêđép từng lãnh đạo Công ty tài chính MENNATEP, trong các năm từ 1998 đến 2003 đã biển thủ 218 triệu tấn dầu và rửa tiền, tổng số là 487 tỷ rúp và 97,5 triệu USD thông qua MENATEP.

Trước đây 7 năm, toà án Nga cho rằng, hai ông này đã thành lập một băng nhóm tội phạm có tổ chức, tiến hành các hành vi lừa đảo và biển thủ tiền để làm giàu cho mình. Vì điều đó toà án đã khép Khôđôcôpxki vào các tội gian lận (điều 159), không tuân theo quyết định của toà án (điều 315), trốn thuế thu nhập cá nhân (điều 119), cố tình lừa đảo (điều 165), giả mạo giấy tờ (điều 327) của Bộ luật Hình sự. Với quan điểm của công tố viên, chỉ 2 tội gian lận và trốn thuế, ông ta đã gây thiệt hai cho nhà nước ít nhất là 1 tỷ USD. Khôđôcôpxki đã lĩnh án 8 năm tù giam. Trước đó, ngay sau khi người lãnh đạo của mình bị bắt, người phát ngôn tập đoàn dầu mỏ YUSCO đã phàn nàn về những ý kiến của thẩm phán mà họ cho là vô lý, có ý đồ chính trị, hạ bệ luật pháp Nga v.v…

Sau 7 năm giam giữ, mới đây ông lại tiếp tục ra toà lần thứ 2. Căn cứ vào cáo trạng của Viện công tố, ngày 27/12 vừa qua, thẩm phán toà án đã đề nghị tuyên phạt ông này phải chịu thêm 7 năm tù nữa. Phiên toà sẽ kết thúc vào cuối năm 2011.

Trong khi diễn ra phiên xét xử lần này, Khôđôcôpxki, qua lớp kính cách ly quanh vành móng ngựa vẫn tươi cười vẫy tay chào người thân và giới báo chí. Khôđôcôpxki tỏ ra rất bình tĩnh và không hề ngạc nhiên về quyết định của toà án.

Bên ngoài trụ sở toà án, giữa trời rét buốt dưới 0 độ, băng tuyết trắng xoá, hàng trăm người vẫn tụ tập hô to các khẩu hiệu ủng hộ Khôđôcôpxki và hàng trăm nhà báo đã tìm cách để lọt vào toà. Cảnh sát đã bắt 12 người trong số biểu tình và ngăn cản gần 100 nhà báo, buộc họ ở bên ngoài phòng xử. Còn Thủ tướng Putin, trong một phát biểu mới đây về Khôđôcôpxki đã nói: "Tôi nghĩ rằng bọn kẻ cắp thì cần phải đưa chúng vào tù".

Vậy Khôđôcôpxki là ai?

Năm nay 47 tuổi nhưng ngay từ năm 1989, khi mới chưa đầy 30 tuổi, lợi dụng cơn say tư nhân hoá dưới thời đổi mới của Tổng thống Liên Xô M. Gorbachôv, Khôđôcôpxki đã mua lại tài sản khổng lồ của công ty dầu lửa lớn nhất Liên Xô lúc đó với giá rẻ như bèo bằng những thủ đoạn khá mờ ám. Mua được YUCOS và thu lợi từ Công ty tài chính MENATEP, Khôđôcôpxki nhanh chóng trở thành nhà tài phiệt máu mặt nhất nước Nga, được tạp chí Forbes xếp vào danh sách những người giàu nhất nước Nga và thế giới với tài sản lên tới 8 tỷ USD. Vượt qua khủng hoảng kinh tế năm 1998 và cuộc "nổi loạn của các cổ đông", danh tiếng Khôđôcôpxki càng lẫy lừng.

Năm 2003, YUCOS sáp nhập với SIBNEFT để trở thành công ty dầu mỏ lớn thứ 4 thế giới. Vào thời đỉnh cao của mình, Khôđôcôpxki thao túng nhiều đảng phái trong Duma quốc gia Nga, nắm các phương tiện truyền thông, ngành điện ảnh để tranh thủ PR cho mình. Khôđôcôpxki không chỉ nhăm nhe chức tổng thống sau khi ông Putin hết nhiệm kỳ mà còn muốn trở thành thủ tướng Nga trước cả năm 2008.

Mikhail Khôđôcôpxki bị lực lượng đặc nhiệm Nga bắt khi vừa bước xuống máy bay tại Xibia hồi 5h sáng ngày 25/10/2003 theo giờ địa phương và từ đó được đưa thẳng về Matxcơva giam giữ trước khi ra toà.

Con đường của Khôđôcôpxki tiêu biểu cho sự phất lên của những doanh nhân có bản lĩnh kinh doanh, biết nắm thời cơ nhưng không tôn trọng luật pháp và không những vậy, sau khi có tiền, còn dùng đồng tiền đó để thao túng luật pháp

Vũ Duy Thông - CSTC tuần số 40

Khi biết Trung tâm Công nghệ sinh học TP Hồ Chí Minh (Trung tâm CNSH) triển khai dự án trên 425 tỉ đồng, Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã làm quen, mua chuộc những lãnh đạo chủ chốt, bằng cách thường xuyên thăm hỏi, biếu quà. Khi đã thân thiết, Nhàn nhờ các lãnh đạo nâng giá thiết bị, nâng dự toán theo ý Nhàn. Sau đó, Nhàn lập liên danh dự thầu, bày "quân xanh" , thâu tóm các gói thầu, để AIC ngồi không hưởng lợi hàng trăm tỉ đồng.

Ngày 4/5, Công an TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đơn vị đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Đức Bình, SN 1994, trú tại xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, để điều tra về hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ khiến 1 người tử vong.

Thiếu tướng Mai Hoàng, Phó Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh đánh giá vụ án cướp tài sản táo tợn xảy ra trên địa bàn quận 12 do Phòng Cảnh sát hình sự và Công an quận 12 phối hợp với Công an tỉnh Đồng Nai và Công an tỉnh Bình Dương khám phá mới đây là rất kịp thời, thể hiện sự chính quy, tinh nhuệ của các lực lượng tham gia phá án.

Sự phát triển nhanh chóng của Internet, đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội kéo theo việc người sử dụng tăng nguy cơ phải tiếp xúc với tin giả. Việc người dùng mạng xã hội thường xuyên phải tiếp cận với tin giả có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Thế nên việc nhận diện và xử lý tin giả là rất quan trọng, góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 3/5 cho biết, một lần nữa cầu Crimea lại nằm trong tầm ngắm của Kiev với sự hỗ trợ từ phương Tây. Bà Zakharova cảnh báo, bất kỳ hành động gây hấn nào nhằm vào Crimea đều sẽ bị đáp trả nặng nề.

Cơ quan phòng vệ dân sự bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil, ngày 3/5 (giờ địa phương) cho biết trận lũ lụt kỷ lục ở bang đã khiến 39 người thiệt mạng và 68 người khác vẫn mất tích, buộc hàng nghìn người phải rời bỏ nhà cửa.

Dự án Trường THPT Trần Đại Nghĩa (huyện Quế Sơn, Quảng Nam) đang được triển khai xây dựng theo kiểu “rùa bò”, chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc giải tỏa đền bù gặp khó khăn. Trong khi trường mới chưa được xây xong, thầy cô giáo cùng 562 học sinh nhà trường phải dạy và học trong ngôi trường cũ xập xệ, mất an toàn.

Một quan chức Liên hợp quốc (LHQ) cho hay, bất kỳ một cuộc tấn công bộ binh nào nhằm vào thành phố Rafah đều sẽ gây ra đau khổ, tổn thất lớn đối với cả triệu người Palestine tị nạn tại đây.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản không chỉ các cá nhân riêng lẻ thực hiện, mà nay hoạt động này còn được “nâng cấp” bởi những ổ nhóm tội phạm có tổ chức dưới mác công ty, tập đoàn. Thay vì thành lập công ty, tập đoàn để hoạt động kinh doanh, sản xuất, mang lại giá trị tinh thần, vất chất cho xã hội, không ít đối tượng đã lấy đó làm bình phong để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Tại dự thảo Quy chế quản lý hoạt động trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận, đang được UBND TP Hà Nội lấy ý kiến người dân, TP lên kế hoạch cấm các hoạt động, sự kiện dưới hình thức thuần túy hội chợ thương mại, chương trình khuyến mại, giới thiệu sản phẩm... quanh phố đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文