Ngăn chặn hoạt động xâm nhập chống phá của tổ chức khủng bố “Việt Tân”:

Bản chất của những đối tượng tham gia tổ chức khủng bố “Việt Tân”

08:11 31/01/2019
Mặc dù liên tiếp thất bại trong âm mưu đưa người và phương tiện vào trong nước hoạt động khủng bố, chống Việt Nam nhưng số đối tượng cầm đầu tổ chức “Việt Tân” vẫn ngoan cố thực hiện kế hoạch đưa người về nước, tiến hành kích động biểu tình, phá rối an ninh, bạo loạn, gây mất ổn định chính trị. Hành vi xấu xa đó đã bị lực lượng an ninh cảnh giác, bóc trần.

1. Trong những năm qua, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã bắt giữ và đưa ra điều tra, xét xử nhiều đối tượng liên quan đến tổ chức khủng bố “Việt Tân”. Trong số đó phải kể đến các trường hợp như Nguyễn Quốc Quân, “Ủy viên Trung ương Việt Tân” về tội “khủng bố”, tuyên án 6 tháng tù giam; đấu tranh, trục xuất Nguyễn Quốc Quân (66 tuổi, quốc tịch Mỹ); Trương Leon (66 tuổi, quốc tịch Mỹ); Mai Hữu Bảo (50 tuổi, quốc tịch Mỹ); Lương Văn Mỹ (67 tuổi, quốc tịch Mỹ); Nguyễn Thị Thanh Vân (63 tuổi, quốc tịch Pháp); Nguyễn Thị Xuân Trang (49 tuổi, quốc tịch Thụy Sỹ); Nguyễn Tấn Anh (39 tuổi); Nguyễn Văn Bé (67 tuổi, quốc tịch Úc) đều là thành viên cốt cán của tổ chức “Việt Tân”.

Trong đó đáng chú ý, đối tượng Lương Văn Mỹ được cử về nước dịp tháng 4-2016, nhằm khảo sát tuyến xâm nhập đường bộ và đường biển về Việt Nam, phát triển lực lượng, gặp gỡ số “Tự ứng cử” để kích động, chống phá bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV.

Ngoài ra, còn một số trường hợp khác mới được đưa ra xét xử gần đây đã cho thấy bộ mặt thật của những thành viên của tổ chức “Việt Tân”. Trường hợp của Trần Thị Nga (SN 1977, trú tại thôn Đồng Phú, xã Nguyên Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) là một ví dụ. Trong thời gian đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan (Từ năm 2003-2008), Trần Thị Nga được “Việt Tân” tuyên truyền, móc nối, lôi kéo tham gia tổ chức với bí danh là “Sơn Na”.

Sau khi về nước, theo chỉ đạo của “Việt Tân”, Trần Thị Nga đã tổ chức buổi gặp mặt những người đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan có quan hệ với các đối tượng liên quan tổ chức “Việt Tân” tại Đài Loan dịp Noel năm 2009 và 2010 tại Hải Dương và nhà thờ ở Thái Hà, nhằm mục đích thành lập hội những người đi lao động Đài Loan về nước.

Ngày 29-6-2010, theo sự chỉ đạo của “Việt Tân”, Trần Thị Nga đã tổ chức gặp mặt  tại Công ty Nga Phong, các đối tượng từng đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan để họp bàn kế hoạch viết bài chống phá. Cụ thể, Trần Thị Nga đã sử dụng facebook cá nhân “Thúy Nga” thường xuyên đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết có nội dung chính trị xấu, chống phá chính quyền, xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; cổ vũ các hoạt động chống phá của các đối tượng khác. Đồng thời, lợi dụng các vấn đề phức tạp, nhạy cảm ở Việt Nam, Trần Thị Nga tích cực kêu gọi, tham gia cuộc biểu tình tại Hà Nội cùng với các đối tượng chống đối trong nước gây rối an ninh trật tự.

Ngày 28-2-2012, Trần Thị Nga cùng một số đối tượng chống đối trong nước lên Cơ sở giáo dục Thanh Hà, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc để thăm Bùi Thị Minh Hằng. Ngày 7-3-2012, tham gia buổi “Gặp mặt và tri ân các bóng hồng xuống đường hè 2011” do Nguyễn Xuân Diện, đối tượng chống đối trong nước tổ chức tại nhà hàng Quốc Bảo, Thanh Trì (Hà Nội) để chúc mừng những đối tượng thường xuyên tham gia biểu tình; kích động, tụ tập biểu tình phản đối các phiên tòa xét xử các đối tượng chống đối, cực đoan trong nước. Với hành vi phạm tội trên, ngày 21-10-2017, Trần Thị Nga đã bị bắt về tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Ngày 25-7-2017, Trần Thị Nga bị TAND tỉnh Hà Nam tyên phạt 9 năm tù, quản chế 5 năm tại địa phương.

Một trường hợp khác là Lê Đình Lượng (SN 1965, trú tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An), một trong những thành viên cốt cán của tổ chức “Việt Tân”. Từ năm 2011 đến thời điểm bị xử lý, Lê Đình Lượng đã có nhiều hoạt động chống đối: Tháng 4-2012, đối tượng tham gia biểu tình, gây rối an ninh trật tự tại phiên tòa xét xử Cù Huy Hà Vũ tại Hà Nội.

Tháng 8-2013 tham gia khóa huấn luyện “Truyền thống công giáo” tại Nghệ An do Đinh Hữu Thoại, Lê Ngọc Thanh tổ chức. Tháng 9-2014, Lê Đình Lượng tổ chức cho số đối tượng chống đối vào miền Nam thăm, gặp thân nhân của Nguyễn Văn Hải, Bùi Thị Minh Hằng. Tháng 1-2016, tổ chức buổi tụ tập “Tất niên” cho số chống đối nhằm kích động, lôi kéo người tham gia hoạt động gây rối an ninh trật tự ngay trước thời điểm diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.

Từ tháng 5-2016, lợi dụng sự cố môi trường biển miền Trung, Lê Đình Lượng câu kết, móc nối với số chống đối cực đoan, thường xuyên kích động quần chúng, giáo dân tham gia biểu tình chống phá Nhà nước Việt Nam, gây rối an ninh trật tự. Lê Đình Lượng được coi là “tay chân” đắc lực ở trong nước để chống Đảng, Nhà nước ta. Trong những vụ việc này, Lê Đình Lượng có vai trò cốt cán trong các hoạt động chống phá.

Đối tượng liên tục điều hành, chỉ đạo các hoạt động chống phá gây nguy hiểm như tuyển chọn, phát triển lực lượng ở trong nước; đưa các cảm tình viên ra nước ngoài đào tạo, huấn luyện và tham gia các khóa huấn luyện, đào tạo ở trong nước lôi kéo, tài trợ cho số thành viên “Việt Tân” mới ra tù hoạt động. Đồng thời, gặp gỡ, tiếp xúc cơ quan ngoại giao vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền.

Lê Đình Lượng sử dụng facebook “Lỗ Ngọc” thường xuyên đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết có nội dung chính trị xấu, chống phá chính quyền, xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cổ vũ cho các hoạt động chống phá của các đối tượng khác.

Ngày 24-7-2017, Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Nghệ An đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với Lê Đình Lượng về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Ngày 16-8-2018, Lê Đình Lượng bị TAND tỉnh Nghệ An đưa ra xét xử với mức án 20 năm tù và 5 năm quản chế tại địa phương.

Đối tượng Lê Đình Lượng và Trần Thị Nga.

2. Cùng với hoạt động chống phá của tổ chức, những thông tin sau đây đã cho thấy bản chất và âm mưu thâm độc của tổ chức khủng bố “Việt Tân”. Ngày 1-11-2015, các trang web, báo, đài của Mỹ đăng tải tài liệu do FBI điều tra, sử dụng trong cuộc họp của các điều tra viên từ ngày 8-1-1992 (đã được giải mật) có tựa đề “Tình trạng hiện nay của cộng đồng Việt Nam ở Hoa Kỳ. Những hoạt động chính trị và tội ác gia tăng như sóng trào với Mặt trận Hoàng Cơ Minh...” , nội dung phản ánh giai đoạn từ năm 1981 – 1990, “Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam” đã tiến hành các hoạt động vi phạm pháp luật Mỹ như buôn bán ma túy, đô la, vũ khí, ám sát, giết người..., và đánh giá “Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam” là một băng đảng Mafia, hoạt động dưới chiêu bài chính trị.

Theo Cục An ninh Nội địa, hiện nay mặc dù số cầm đầu “Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam” tuyên bố chuyển sang sử dụng danh xưng “Việt Tân” thay đổi phương thức hoạt động sang đấu tranh bất bạo động nhưng thực chất, chúng vẫn giữ nguyên bản chất khủng bố. Cụ thể, số cầm đầu “Việt Tân” vẫn khẳng định đây là tổ chức do Hoàng Cơ Minh (đối tượng cầm đầu “Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam” lập ra là cơ quan đầu não, chỉ đạo mọi hoạt động của “Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam”. Hàng năm, vào dịp tháng 8, “Việt Tân” tổ chức cái gọi là “Lễ Kỷ niệm Anh hùng Đông Tiến” và ngày giỗ của Hoàng Cơ Minh.

Và số cầm đầu “Việt Tân” hiện nay đều là những nhân vật cốt cán của “Mặt trận Quốc gia thống nhất Việt Nam” trước đây như Đỗ Hoàng Điềm (cháu của Hoàng Cơ Minh), “Chủ tịch Việt Tân” đã tham gia “Mặt trận Quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam” từ năm 1982; Nguyễn Kim (tên gọi khác Nguyễn Kim Hườn, 75 tuổi, quốc tịch Mỹ), là thành viên sáng lập “Việt Tân”, Chủ tịch “Việt Tân” nhiệm kỳ 2001-2006, nguyên là Tổng vụ trưởng, Tổng vụ Hải ngoại “Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam”.

Đối tượng thứ ba là Hoàng Cơ Định (79 tuổi, quốc tịch Mỹ, em ruột của Hoàng Cơ Minh), “Ủy viên Trung ương Việt Tân”, đã tham gia “Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam” từ khi thành lập; Lý Thái Hùng (Bùi Bằng Đoàn), “Tổng  bí thư Việt Tân”, tham gia “Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam” từ khi thành lập; Nguyễn Ngọc Đức (64 tuổi, quốc tịch Pháp), “Ủy viên Trung ương Việt Tân”, tham gia “Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam” từ khi thành lập; Nguyễn Quốc Quân (Chu Cảnh Lâm), hiện là “Ủy viên Trung ương Việt Tân”, tham gia “Mặt trận Quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam” từ năm 1982 và Nguyễn Hải (68 tuổi, quốc tịch Thái Lan), thành viên “Việt Tân” là một trong những tên cốt cán trong lực lượng vũ trang của “Mặt trận Quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam”.

Xuân Mai

Chiều 28/4, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa bắt tạm giam Lê Thị Thanh Nghi (SN 1985, ngụ phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) và Nguyễn Đăng Trình (SN 1983, ngụ huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Ngày 28/4, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở đối với đối tượng Dương Minh Cường về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự.

Hơn 40 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Nam Trung bộ đã nỗ lực dập tắt đám cháy tại nơi tập kết vật liệu tranh tre trong xưởng chế biến gỗ của doanh nghiệp ở TP Nha Trang (Khánh Hòa).

“Ngày 3/8/1967, đánh CLB sỹ quan Mỹ (N.O.C) diệt trên 200 tên. Thị ủy Nha Trang đánh giá thắng lợi này rất cao. Những người tham gia trận đánh như Hoài Phong, Lê Thị Mai, Trần Kim Hùng, Bùi Chạn, Trần Thanh Châu (tức Mỹ) đã được tặng tưởng Huân chương chiến công”. Lịch sử Đảng bộ TP Nha Trang giai đoạn 1925 - 1975, trang 205 viết ngắn gọn như vậy.

Chỉ cách đây ba năm, nickel còn được coi là “ngôi sao” của ngành khoáng sản toàn cầu. Nickel, một thứ kim loại trước đây chỉ được dùng trong luyện thép không gỉ, bất ngờ tìm được vị thế mới khi thế giới đổ dồn sự chú ý vào những chiếc pin nickel-lithi (Ni-Li).

An toàn vệ sinh lao động đang là câu chuyện rất nóng và nhận được sự quan tâm lớn của dư luận sau vụ việc 7 công nhân tử vong và 3 người bị thương do tai nạn lao động tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái. Đây chỉ là một trong những vụ việc điển hình liên quan đến tai nạn lao động, khi từ đầu năm 2024 đến nay đã xảy ra không ít tai nạn lao động nghiệp trọng. Theo thống kê 3 năm gần đây, có khoảng trên dưới 7.000 vụ tai nạn lao động/năm, làm khoảng 700 người chết/năm và hàng nghìn người khác bị thương. Có thể nói, tai nạn lao động để lại không ít hậu quả đau lòng. Pháp luật về an toàn vệ sinh lao động có rất nhiều quy định chặt chẽ, vấn đề an toàn vệ sinh lao động cũng được tuyên truyền thường xuyên vậy tại sao vẫn có những vụ việc thương tâm xảy ra, chúng ta cần thêm những giải pháp gì để bảo vệ sức khoẻ, an toàn cho người lao động? Xung quanh câu chuyện này, PV đã có cuộc trao đổi cùng TS Nguyễn Anh Thơ, Viện trưởng Viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động.     

Sáng 28/4, Công an huyện Phước Sơn (Quảng Nam) cho biết, vừa phối hợp lực lượng Công an xã, Dân quân, Xã đội xã Phước Thành, huyện Phước Sơn và cán bộ chuyên trách bảo vệ rừng kiểm tra, truy quét tình trạng khai thác vàng trái phép tại bãi 5A, xã Phước Thành.

Sáng 28/4, Thượng tá Võ Văn Thái - Phó Trưởng Công an TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sau thời gian củng cố tài liệu, chứng cứ, Cơ quan CSĐT Công an thành phố, đã khởi tố 11 đối tượng về tội “Gây rối trật tự công cộng” và tội “Cố ý gây thương tích”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文