Phòng, chống “Diễn biến hòa bình”

Cảnh giác với hoạt động thu thập bí mật Nhà nước

08:50 11/07/2016
Để thực hiện mục tiêu thu thập tin tức tình báo, các cơ quan đặc biệt nước ngoài sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi, kết hợp chặt chẽ giữa các phương thức cổ điển với sử dụng phương tiện hiện đại, công nghệ cao; cải cách tổ chức, phương thức hoạt động với mục tiêu trở thành nguồn cung cấp thông tin tình báo duy nhất, hiệu quả nhất.

Ngày nay, họ còn chú trọng sử dụng đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên lành nghề, đội ngũ tin tặc đánh cắp, thu thập thông tin, tài liệu mật; tối ưu hóa tính năng của các phương tiện khoa học công nghệ hiện đại để tiến hành các hoạt động đánh cắp thông tin, tài liệu mật.

Tháng 6 - 2013, Edward Snowden, cựu nhận viên Cơ quan Tình báo Mỹ (CIA) đã công bố trên phương tiện thông tin đại chúng về những bí mật trong hoạt động theo dõi người dân, nghe lén điện thoại các tòa đại sứ, kiểm soát và đánh cắp thông tin trên internet của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA).

Đây là một trong những sự kiện nổi bật, gây sốc đối với nhiều quốc gia, tổ chức và cá nhân trên toàn thế giới. Thủ đoạn sử dụng phương tiện thông tin hiện đại thu thập, đánh cắp thông tin, tài liệu được coi là một trong những biện pháp tích cực nhất trong hoạt động tình báo hiện nay.

Một số cơ quan đặc biệt nước ngoài còn lợi dụng đường lối đối ngoại mở rộng của Đảng, Nhà nước ta để tiến hành các hoạt động tình báo, gián điệp, đánh cắp bí mật Nhà nước, bí mật quân sự, phá hoại ta từ bên trong. Chúng đẩy mạnh hoạt động khai thác, thu thập thông tin tình báo bằng nhiều thủ đoạn, kể cả “mỹ nhân kế”, vật chất, tiền bạc… để tiếp cận, móc nối, lôi kéo, mua chuộc và khống chế người có vị trí quan trọng, hoặc những người thường xuyên tiếp xúc, sử dụng, xử lý những thông tin, tài liệu mật.

Ngoài ra, chúng còn sử dụng nhân viên đội lốt phóng viên báo chí, nhân viên các tổ chức phi chính phủ, đoàn đàm phán, quan hệ hợp tác với nước ta để thu thập tin tức tình báo, phục vụ những mục đích khác nhau.

Có thể khẳng định rằng, âm mưu, thủ đoạn hoạt động thu thập bí mật Nhà nước, bí mật quân sự của các thế lực thù địch, phản động diễn ra thường xuyên, rất quyết liệt bằng nhiều thủ đoạn khác nhau.

Để đấu tranh có hiệu quả với các âm mưu, thủ đoạn hoạt động đó, không để lộ, lọt bí mật Nhà nước trong bối cảnh nước ta tiếp tục hội nhập, quan hệ quốc tế ngày càng sâu rộng, cần chú trọng những giải pháp căn bản.

Một là, cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, thực hiện các chỉ thị, quy định của Đảng, Nhà nước về quản lý, giữ bí mật Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, trọng tâm là: Chỉ thị 48-CT/TW, ngày 14-2-2005 của Bộ Chính trị về “Bảo vệ bí mật của Đảng trong phát ngôn và sử dụng, bảo quản thông tin, tài liệu trong tình hình mới”; Pháp lệnh 30/2000/PL-UBTVQH10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (khóa X) về “Bảo vệ bí mật Nhà nước”; Chỉ thị 13/2008/CT-TTg, ngày 11-4-2008 của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường bảo vệ bí mật Nhà nước trong tình hình mới”...

Qua đó, làm cho mọi cán bộ, chiến sĩ và nhân dân nhận rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động, thù địch trong lĩnh vực này; không mơ hồ, mất cảnh giác, vô tình tiếp tay cho địch. Chủ động phát hiện, đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả những hoạt động câu móc, cài cắm người vào nội bộ các cơ quan, tổ chức của ta để thu thập tin tức bí mật.

Hai là, làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ đơn vị an toàn tuyệt đối. Cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị, nhất là các cơ quan cơ mật, trọng yếu phải chấp hành nghiêm quy định, quy trình về tuyển dụng, bố trí, bổ nhiệm, bảo đảm cán bộ, nhân viên có lý lịch trong sạch, quan điểm chính trị vững vàng và có trình độ chuyên môn cao.

Đồng thời, thường xuyên quản lý, nắm chắc tình hình chính trị, tư tưởng, các mối quan hệ của cán bộ, nhân viên cả trong đơn vị, gia đình và địa phương, địa bàn, nhất là đội ngũ cán bộ, nhân viên thường xuyên làm việc, tiếp xúc với người nước ngoài, kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm quy định, vô tình hay cố ý làm lọt, lộ thông tin bí mật.

Cùng với đó, lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị cần chủ động phối hợp với chính quyền và các cơ quan chức năng địa phương nơi đóng quân, nhất là phối hợp với lực lượng an ninh Quân đội, Công an theo Nghị định 77/2010/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, nắm chắc tình hình hoạt động của các đối tượng trên địa bàn, có biện pháp chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động thu thập bí mật quân sự, câu móc vào nội bộ ta hoặc những sơ hở, thiếu sót của ta trong công tác giữ gìn bí mật nói chung và quản lý công văn, tài liệu, quản lý, khai thác sử dụng mạng, các vật mang tin điện tử... nhằm hạn chế tối đa các thiệt hại do kẻ địch tác động thu thập đánh cắp thông tin, tài liệu mật.

Ba là, các cơ quan, đơn vị tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn và có biện pháp ngăn ngừa, chấn chỉnh, khắc phục kịp thời những hạn chế, sai sót trong công tác bảo mật. Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về công tác bảo vệ bí mật Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, bổ sung hoàn thiện các quy chế, quy định của cơ quan về công tác bảo vệ bí mật quân sự cho phù hợp với thực tiễn cơ quan, đơn vị. Làm tốt công tác biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích trong thực hiện tốt công tác bảo vệ bí mật Nhà nước.

Bốn là, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, cũng như các phương tiện bảo mật phù hợp, đáp ứng yêu cầu phục vụ cho công tác bảo vệ bí mật Nhà nước, bí mật quân sự. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về công tác bảo vệ bí mật Nhà nước, nhất là các cơ quan Đảng, chính quyền, các ngành cơ yếu, viễn thông, công nghệ thông tin, công nghệ cao…

Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn về nghiệp vụ quản lý, trang thiết bị kỹ thuật, bảo đảm tốt kinh phí nghiệp vụ và có chế độ, chính sách phù hợp cho cán bộ, nhân viên, những người trực tiếp làm công tác cơ mật. Ngoài ra, cơ quan quản lý nhà nước cần chú trọng quản lý đội ngũ phóng viên, báo chí trong việc thực hiện Nghị định 72/2013/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về “Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng”; chấp hành quy chế quản lý, sử dụng tài liệu mật, đưa tin, không để lộ, lọt bí mật Nhà nước, bí mật quân sự, đưa thông tin sai lệch, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong tình hình mới.

Quang Hợp

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文