Chiêu trò xuyên tạc Hội nghị Trung ương 10 về phòng, chống tham nhũng

08:24 24/05/2019
Những ngày trước, trong và sau Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 10 khóa XII diễn ra, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị gia tăng các hoạt động chống phá, trong đó tập trung vào công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta.

Công tác phòng, chống tham nhũng ở nước ta đang được Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị đẩy mạnh, đạt được những kết quả tích cực, rõ rệt, để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp, được nhân dân hoan nghênh, đồng tình, ủng hộ; các tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Mặc dù vậy, các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội chính trị lại coi đây là mũi nhọn tập trung công kích, bóp méo, bôi nhọ, nhằm mục đích thực hiện các mưu đồ “diễn biến hoà bình”. 

Nhân sự kiện Hội nghị Trung ương lần thứ 10 của Đảng diễn ra, bằng các hình thức khác nhau, các đối tượng này lập tức tổ chức các “Hội nghị bàn tròn”, “Diễn đàn”... trên cộng đồng mạng để công kích, tấn công, xuyên tạc công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.

Điển hình, trên một số trung tâm truyền thông, xuyên tạc Hội nghị Trung ương lần thứ mười của Đảng cho rằng: “Chống tham nhũng thực ra là đấu đá nội bộ, không thể chống tham nhũng trong một thể chế như thế”. 

Trên BBC, ông này xuyên tạc: “Trong một thể chế như thế không thể chống được tham nhũng. Thể chế mà không có tư pháp độc lập, toàn án xử theo lệnh của Đảng”; “Bản thân bộ máy đẻ ra tham nhũng, hay nói cách khác cái lò này đẻ ra tham nhũng thì phải vứt cái lò đẻ ra tham nhũng này đi, chứ không phải đốt những kẻ tham nhũng; bởi không bao giờ đốt hết được cả”...

Nghiên cứu về tham nhũng, nhiều học giả đều thống nhất cho rằng, tham nhũng là hiện tượng xã hội tiêu cực tồn tại ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Tham nhũng gây thất thoát, thiệt hại nghiêm trọng đến các nguồn lực của đất nước, nhân dân, xâm hại đến hoạt động đúng đắn của bộ máy nhà nước, làm sai lệch công lý, công bằng xã hội, suy giảm niềm tin, cản trở các nỗ lực phát triển đất nước, xã hội. 

Suy cho cùng, khi nào xã hội còn tư hữu và tồn tại các hình thức sở hữu khác nhau, còn tồn tại nhiều giai cấp thì tham nhũng còn xuất hiện, tồn tại ở những mức độ và tính chất nhất định. Do đó, dù là thể chế chính trị nào, tham nhũng đều tồn tại. Và thực tế, tham nhũng có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đều được các nước đặc biệt quan tâm, xây dựng các thiết chế để ngăn chặn, hạn chế, đẩy lùi. 

Phòng, chống tham nhũng là lĩnh vực vô cùng khó khăn, phức tạp; ngay cả Liên hợp quốc cũng ban hành những Điều ước quốc tế về phòng, chống tham nhũng mà rất nhiều quốc gia là thành viên. Nói như vậy, luận điệu cho rằng tham nhũng là sản phẩm của chế độ, thể chế chính trị ở Việt Nam là một sự quy chụp, xuyên tạc, vô căn cứ.

Là thành viên có trách nhiệm, những quy định của Điều ước quốc tế về phòng, chống tham nhũng được Việt Nam “nội địa hóa” vào pháp luật như Bộ luật Hình sự, Luật phòng, chống tham nhũng. Tham nhũng được Đảng xác định là nguy cơ đe dọa đến sự tồn vong của chế độ; đấu tranh phòng, chống tham nhũng được gọi là đấu tranh với “giặc nội xâm”. 

Điều 92 - Luật Phòng, chống tham nhũng quy định: “Người có hành vi tham nhũng giữ bất kì chức vụ, vị trí công tác nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, kể cả người đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác”. Thực tế, chưa bao giờ như thời gian qua, công tác phòng, chống tham nhũng được thực hiện với quyết tâm chính trị cao, quyết liệt như vậy. Bằng chủ trương lấy phòng ngừa là chính, cơ bản, lâu dài; phát hiện, xử lý là quan trọng, cấp bách. 

Kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa, chủ động phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời những người có hành vi tham nhũng, bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng. Bằng cách làm bài bản, được tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục với những bước đi vững chắc, tích cực, chủ động có trọng tâm, trong điểm.

Từ nhận thức thống nhất, quan điểm kiên quyết, nhất quán, cách làm quyết liệt, bài bản và khoa học, thực tiễn công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tính trong hơn hai năm qua, các cấp uỷ đảng, uỷ ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 490 tổ chức đảng và 35.000 đảng viên vi phạm. 

Trong số đó có hơn 1.300 đảng viên bị thi hành kỷ luật do tham nhũng, cố ý làm trái, 60 cán bộ lãnh đạo cấp cao diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, trong đó có 05 Ủy viên Trung ương Đảng, 01 Ủy viên Bộ Chính trị đương chức bị xử lý kỷ luật. Bộ Công an đã khởi tố, điều tra, truy tố nhiều cá nhân trong đó có những cán bộ lãnh đạo cấp cao theo quy định của pháp luật. 

Như vậy, bất kể là ai, có chức vụ cao hay thấp, vị trí công tác ở lĩnh vực nào đi nữa, nếu có hành vi tham nhũng, lãng phí đều chịu sự điều chỉnh, bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Công tác phòng, chống tham nhũng không có “vùng cấm”, không có “ngoại lệ”, không có “đặc quyền” đối với bất kể người đó là ai. Với quan điểm, thực tiễn rõ ràng, cụ thể như vậy, luận điệu: “Phòng chống tham nhũng đấu đá nội bộ, tranh giành quyền lực”; “Đảng không thể đấu tranh phòng, chống tham nhũng”… là rất trơ trẽn.

Với cách lập luận từ cơ sở lý luận, thực tiễn như trên, luận điệu cho rằng “tham nhũng là mang tính bản chất của chế độ”, “Đảng Cộng sản Việt Nam không thể phòng, chống được tham nhũng”… là xuyên tạc bản chất, thể chế của chế độ, chống phá Đảng, Nhà nước. Như vậy, rõ ràng đây là những luận điệu sai trái, thù địch. Âm mưu, phương thức, thủ đoạn của chúng là:

Thứ nhất, xuyên tạc bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, thể chế chính trị ở Việt Nam; đây là một phần trong chiến lược “diễn biến hoà bình”, tác động vào nhận thức, nội bộ nhằm thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” với mục tiêu cuối cùng là thủ tiêu chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Thứ hai, cho rằng “thể chế mà không có tư pháp độc lập, toà án xử theo lệnh của Đảng”. 

Thực tế, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là thống nhất, trong đó phân cấp, phân quyền với chức năng, nhiệm vụ cụ thể các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Toà án xét xử dựa trên hành vi, chứng cứ phạm tội, “án tại hồ sơ”, chứ không phải “xét xử theo lệnh của Đảng”. Thực chất luận điệu xuyên tạc này là tuyên truyền, cổ xuý cho nhà nước tam quyền phân lập. 

Thứ ba, xuyên tạc chủ trương, đường lối, thực tiễn công tác phòng, chống tham nhũng của Đảng. Từ đó, nhằm tạo nhận thức sai lệch, mơ hồ, hoài nghi, hoang mang, giao động, tác động vào niềm tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. 

Thứ tư, phương thức của chúng là triệt để lợi dung không gian mạng, kênh truyền thông internet, mạng xã hội, các trung tâm truyền thông, các trang mạng, blog hải ngoại… “tiền hô hậu ủng”, hậu thuẫn, cổ xuý, tuyên truyền, đăng tải; từ đó đẩy mạnh hoạt động chống phá.

Rõ ràng đây là những âm mưu thâm độc, nguy hiểm với thương thức, thủ đoạn hết sức tinh vi, mỗi cán bộ, đảng viên, nhân dân cần phải đề cao cảnh giác, nhận diện, đấu tranh trong điều kiện hiện nay.

TS. Lê Thế Cương (Học viện Chính trị CAND)

Theo điều tra, Công ty CP đầu tư xây dựng Hùng Phát Group (có địa chỉ tại phường Vạn Phúc, quận Hà Đông), nay đổi tên thành Công ty CP tập đoàn đầu tư Hùng Phát Group (địa chỉ số 6 phố Hoàng Sâm, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) do Lê Phú Long (SN 1989, quê quán tỉnh Thanh Hóa, trú tại huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội) là đại diện pháp luật.

Chiến thắng thuyết phục trước CLB Kaya Iloilo (Philippines) tối 9/1 giúp CLB Bóng đá Công an Hà Nội (CAHN) đã nối dài mạch trận ấn tượng tại ASEAN Club Championship 2024/2025. Trong chiến thắng đó bên cạnh nỗ lực thi đấu của toàn đội còn có phần đóng góp của những người hâm mộ Việt Nam trên đất Philippines.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 9/1 (giờ địa phương) cho biết rằng một cuộc họp giữa ông và Tổng thống Nga Vladimir Putin đang được sắp xếp, nhưng đảng Cộng hòa đến nay chưa đưa ra mốc thời gian cụ thể cho các cuộc đàm phán giữa hai nhà lãnh đạo.

Nhiều xe chữa cháy chuyên dụng cùng trang thiết bị hiện đại và hàng chục CBCS Cảnh sát PCCC và CNCH được huy động chiến đấu với "giặc lửa" tại hiện trường vụ hỏa hoạn ở quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội). May mắn không có thiệt hại về người.

Ngày 9/1 (giờ địa phương), Tổng tư lệnh quân đội Lebanon Joseph Aoun đã được bầu làm Tổng thống nước này, chấm dứt tình trạng bế tắc khiến Lebanon không có nguyên thủ quốc gia kể từ tháng 10/2022.

UBND TP Hải Phòng vừa có văn bản chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cùng UBND các quận, huyện liên quan nghiêm túc kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân để xảy ra vi phạm trong lĩnh vực đê điều và công trình thủy lợi theo kiến nghị của Thanh tra thành phố.

Chính phủ phấn đấu tăng trưởng kinh tế cả nước năm 2025 đạt trên mức 8% và tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2026 - 2030 phấn đấu ở mức 2 con số. Như vậy, yêu cầu đặt ra là phải tăng trưởng điện gấp 1,5 lần, dự kiến bình quân hàng năm từ 12% đến trên 16%. Để đảm bảo cung ứng điện, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung nguồn lực, đẩy nhanh các dự án nguồn và lưới điện.

Không khí lạnh đã ảnh hưởng đến nhiều tỉnh thành ở miền Bắc khiến nền nhiệt xuống thấp, khu vực vùng núi nhiệt độ từ 11-14 độ, có nơi xuống dưới 5 độ C, trời rét đậm rét hại.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文