Cẩn trọng trước mưu đồ mới của Trung Quốc nhằm độc chiếm Biển Đông

Gia tăng các hành động trái phép trên thực địa (kỳ 2)

10:15 16/07/2020
Trong vòng 30 năm qua, Trung Quốc đã tiến hành nhiều hoạt động trái phép nghiêm trọng ở Biển Đông nhưng có lẽ 6 tháng đầu năm 2020 là đỉnh điểm của hoạt động quấy rối kiểu này. Các tàu cá, tàu thăm dò địa chất của Malaysia, Phillipines, Indonesia và cả Việt Nam đều bị Trung Quốc “hỏi thăm”.


Mới đây nhất, vào ngày 14/6, Trung Quốc ngang nhiên đưa tàu khảo sát Hải Dương 4 xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam bất chấp nguy cơ hành động này gây thêm căng thẳng trên Biển Đông.

Liên tục tiến hành các hành vi sai trái 

Theo bà Sumathy Permal, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu hàng hải eo biển Malacca, Malaysia, những hành vi gây hấn nói trên cùng với việc Trung Quốc từ nhiều năm qua liên tục cải tạo phi pháp các bãi đá ở Biển Đông và xây dựng các công trình trái phép trên đó đồng thời ngang nhiên tuyên bố yêu sách Tứ Sa và thành lập cái gọi là “khu Nam Sa” và “khu Tây Sa” trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam là những bước đi đầy toan tính. 

“Khi yêu sách Tứ Sa được công khai tức là Trung Quốc đã chuẩn bị cho một chiến lược dài hơi nhằm độc chiếm Biển Đông một cách trái với pháp luật quốc tế. Dịch COVID-19 với diễn biến phức tạp tại các nước trong khu vực tạo cơ hội cho Trung Quốc có thêm những hành động leo thang căng thẳng khiến cộng đồng quốc tế hết sức quan ngại”, bà Sumathy Permal nói. 

Trung Quốc sử dụng tàu hải cảnh để  "thử" phản ứng của Indonesia. Ảnh: Reuters

Nhắc đến vụ tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá QNg 90617 TS với 8 ngư dân của Việt Nam ngày 2/4, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu hàng hải eo biển Malacca chỉ rõ, đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc có hành vi hết sức nguy hiểm và đáng lên án như trên. Hồi tháng 6 năm 2019, tàu cá mang số hiệu F/B GIMVERQ của Philippines với 22 ngư dân trên tàu cũng đã bị tàu Trung Quốc đâm chìm ở gần bãi Cỏ Rong trên Biển Đông. 

“Một trong những chiến thuật chính mà Trung Quốc thường xuyên sử dụng là triển khai các nhóm tàu hỗn hợp gồm tàu cá, tàu hải cảnh và tàu hải giám tới vùng biển của các quốc gia trong khu vực nhằm thực hiện hành vi khai thác trái phép, quấy rối, thậm chí gây hấn và tấn công tàu các nước khác. Điều tôi lo ngại là hành vi này của Trung Quốc không những duy trì liên tục trong suốt nhiều năm qua mà còn tăng cường cả về tần suất, mức độ và số lượng tàu tham gia. Riêng trong những tháng đầu năm 2020 thì đã đạt ngưỡng chưa từng có trong tiền lệ”, bà Sumathy Permal phân tích. 

Chuyên gia từ chương trình An ninh hàng hải thuộc Đại học Nanyang của Singapore, Collin Koh cũng nhận định: “Các hành vi của Bắc Kinh mà chúng ta đang thấy trên Biển Đông đã từng diễn ra trước đó và chắc chắn sẽ lặp lại trong tương lai. Rõ ràng là sau khi hoàn tất việc bồi đắp trái phép các đảo nhân tạo, tăng cường được sự hiện diện thường xuyên trên Biển Đông, Bắc Kinh bắt đầu lập kế hoạch khác để củng cố yêu sách chủ quyền vô lý và liên tục bổ sung các chiêu thức mới. Giờ đây, Trung Quốc “đánh mạnh” vào kinh tế các nước bằng việc dùng tàu hải cảnh và tàu khảo sát cản trở các hoạt động khai thác dầu khí của quốc gia khác trên Biển Đông. 

Quả thực, như đối với Việt Nam, nếu trong vòng 30 năm qua, Trung Quốc chỉ tiến hành gần chục hoạt động trái phép nghiêm trọng ở Biển Đông như đưa tàu thăm dò dầu khi vào bãi Tư chính năm 1994, đưa tàu Kan Tan-3 vào khảo sát ở khu vực chồng lấn trong vịnh Bắc Bộ năm 1997, thực hiện một số vụ cắt cáp tàu khảo sát dầu khí của Việt Nam trong đó có tàu Bình Minh năm 2011, đưa giàn khoan HD981 vào vùng biển Việt Nam năm 2014, đưa tàu đến cản phá hoạt động dầu khí ở cực Nam thềm lục địa Việt Nam (năm 2017 và 2018) và đưa tàu vào vùng biển Nam Biển Đông của Việt Nam (năm 2019) thì riêng trong 6 tháng đầu năm 2020, các vụ cản trở kiểu này đã chiếm gần ½ con số này. 

Với các quốc gia khác, Trung Quốc cũng không nể nang. Sau cuộc đụng độ với tàu của Malaysia hồi đầu năm, tháng 4 vừa qua, tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc lại bám theo tàu thăm dò dầu khí West Capella của Malaysia và hoạt động cách bờ biển Malaysia chỉ hơn 300km. Chưa hết, tàu cá của Trung Quốc cũng đã gây rối gần quần đảo Natuna của Indonesia khiến quân đội Indonesia phải điều máy bay chiến đấu và tàu chiến tới tuần tra. 

Tổng thống Indonesia Joko Widodo cũng bay tới khu vực này và tuyên bố “không thương lượng chủ quyền” với Trung Quốc. Greg Poling, Giám đốc tổ chức Sáng kiến Minh bạch hàng hải (AMTI) thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Washington (Mỹ) cho rằng, Trung Quốc sẽ không dừng lại và tiếp tục xây dựng các đảo nhân tạo trái phép ở Biển Đông, lập thêm các đội tàu hải cảnh để bảo vệ tàu cá ở Biển Đông và giao thêm nhiệm vụ cho các tàu cá không chỉ đánh cá mà còn quấy rối ngư dân của các nước trong khu vực. 

“Mỗi ngày các nước đều chứng kiến có tới gần 100 tàu cá Trung Quốc hoạt động cùng các tàu hải cảnh. Các đảo nhân tạo sẽ được Trung Quốc dùng như căn cứ quân sự và giúp Trung Quốc mở rộng việc kiểm soát trên Biển Đông. Những đảo này được trang bị radar và khả năng giám sát, giúp Trung Quốc quan sát mọi thứ diễn ra ở Biển Đông. Trước đây Trung Quốc có thể không biết quốc gia khác khai thác tài nguyên ở đâu. Nhưng giờ thì họ biết rõ điều đó”, ông Greg Poling lo ngại. 

Rõ ràng, Trung Quốc giờ không còn úp mở mà thẳng thừng công khai quan điểm ngăn chặn, khống chế các hoạt động đánh bắt cá và thăm dò dầu khí của các quốc gia khác trên Biển Đông. Nghĩa là, trong quan hệ ngoại giao với những nước ở Đông Nam Á, Bắc Kinh đã chuyển hướng về chính sách. Bình luận về những vấn đề liên quan đến Biển Đông, hãng CNN hồi đầu tháng 6 còn có bài viết khẳng định, Trung Quốc đang gia tăng áp lực, gây nguy cơ xung đột trên Biển Đông. 

Con dao hai lưỡi

Các chuyên gia cho rằng sự gia tăng mạnh mẽ hoạt động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông làm tổn hại danh tiếng quốc tế của nước này. Ian Storey, thành viên cao cấp tại Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore đánh giá, "trước sự cố thủ của Trung Quốc ngay cửa nhà", giờ đây dường như là thời điểm để các quốc gia ASEAN đang kết hợp với nhau và sẵn sàng đối mặt với Bắc Kinh. 

"Cho dù Trung Quốc có thúc đẩy mạnh mẽ như thế nào, tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ thấy các thành viên ASEAN hợp nhất và trình bày mặt trận thống nhất mạnh mẽ chống lại Trung Quốc", ông Ian Storey nói và chỉ rõ, Malaysia từ lâu đã thực hiện chính sách vừa cân bằng lợi ích của mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc với việc điều hành chính sách đối ngoại độc lập của riêng mình. Đó là lý do tại sao các cuộc đụng độ trước đây với các tàu Trung Quốc ở vùng biển Malaysia bị ngăn chặn nhiều nhất có thể. 

Còn Indonesia trong quá khứ đã nổ súng vào các tàu cá Trung Quốc không rời khỏi vùng biển của nước này và hành vi cứng rắn của Tổng thống Widodo vào tháng 1 cho thấy ông sẽ không ngồi yên trong khi Bắc Kinh di chuyển vào quần đảo Natuna. 

Trong khi đó, Mỹ đã tăng cường tự do hoạt động hàng hải ở Biển Đông, nắm giữ một nửa số lượng hoạt động trong 5 tháng đầu năm 2020. Washington cũng đang nỗ lực để hỗ trợ trực tiếp các quốc gia ASEAN như việc chuyển giao cho hải quân Malaysia lô máy bay không người lái giám sát đầu tiên hồi tháng 5. Và gần đây, các tàu chiến của Hải quân Mỹ đã thực hiện cái gọi là "hoạt động hiện diện" gần các giàn khoan đang bị tàu Trung Quốc theo dõi. Nhiều quốc khác thì thì tỏ thái độ phản ứng, không ủng hộ hành động của Bắc Kinh ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. 

GS James Holmes thuộc Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ khẳng định: "Tôi nghĩ rằng Trung Quốc đã thực sự chơi quá tay một cách nghiêm túc bằng cách bắt nạt và quá hung hăng. Điều đó bắt đầu thúc đẩy các quốc gia trong khu vực gia tăng lo lắng về sự xâm lược của Trung Quốc... Trung Quốc càng thúc đẩy thì họ càng có khả năng đoàn kết và đẩy lùi. Bất kỳ sự đẩy lùi nào cũng có thể khiến Bắc Kinh phải trả giá. Trung Quốc có quan hệ thương mại chặt chẽ với nhiều nước láng giềng trong khu vực như Philippines, Malaysia và Indonesia, và cần họ cho các phần trong chương trình "Sáng kiến Vành đai và Con đường". Đã có rất nhiều khó chịu trong khu vực về cách Trung Quốc sử dụng COVID-19 để thúc đẩy các yêu sách của mình ở Biển Đông, Trung Quốc sẽ không muốn phá hủy hoàn toàn mối quan hệ với ASEAN bằng cách đẩy quá mạnh”. 

Sông Thương (còn nữa)

Bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm những ngày qua đã trở thành một thông điệp mạnh mẽ, thức tỉnh sâu sắc tới nhận thức và hành động của chúng ta bởi những hệ lụy của lãng phí gây ra đối với xã hội vô cùng lớn.

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do nước này sản xuất và cung cấp để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, các hãng tin lớn của Mỹ đưa tin, trong một sự đảo ngược đáng kể trong chính sách của Washington đối với cuộc xung đột Ukraine-Nga.

Chủ động nhận diện những diễn biến của tội phạm, đồng thời triển khai quyết liệt, hiệu quả các phương án, kế hoạch, Công an tỉnh Thái Bình được xem là "điểm sáng" trong đấu tranh phòng, chống tội phạm đường phố thời gian qua. Những biện pháp, cách làm bài bản, có tính chiều sâu của Công an tỉnh Thái Bình đang ngày càng phát huy hiệu quả, củng cố và giữ gìn bình yên nơi mảnh đất quê lúa.

Chung cư Prosper Plaza tọa lạc tại phường Tân Thới Nhất, quận 12, gồm có 3 tháp, 2 tầng hầm để xe (tầng hầm B1 là nơi để xe đạp, xe 2-3 bánh, xe thô sơ; tầng hầm B2 là nơi để xe ôtô) và 1.540 căn hộ + 75 căn thương mại (shophouse). Chung cứ có 1.615 hộ dân và hơn 3.000 cư dân đang sinh sống và làm việc.

Hôm nay (18/11), Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) chính thức khai mạc tại TP Rio de Janeiro (Brazil) và kéo dài đến hết ngày 19/11. Đây là một sự kiện quan trọng thu hút sự chú ý của cả thế giới, không chỉ bởi quy mô của nó mà còn vì tầm quan trọng của các vấn đề đang được thảo luận, trong đó nổi bật là cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và các sáng kiến phát triển bền vững.

Sau 3 năm triển khai Đề án 06, người đứng đầu ở nhiều bộ, ngành, địa phương đã quyết tâm, quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, giải quyết từng công việc, nhiệm vụ cụ thể để phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giúp bức tranh chuyển đổi số ngày càng rõ nét và các vùng sáng được mở rộng.

Chỉ ra sân 3 trong số 8 trận đấu của Kuzeyboru từ tháng 9, phụ công Trần Thị Thanh Thúy đã chính thức nói lời chia tay với đội bóng chuyền Thổ Nhĩ Kỳ. Hành trình ngắn ngủi của Thanh Thúy tại châu Âu mang lại nhiều bài học quý giá cho chính cô cũng như bóng chuyền Việt Nam.

Giá nhà đất vượt quá xa thu nhập của người dân, khiến khả năng tiếp cận nhà ở của đại đa số lao động có mức thu nhập trung bình và thấp ngày càng khó khăn. Theo Bộ Xây dựng, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do thời gian qua, đã có hiện tượng “tạo giá ảo”, “thổi giá” của giới đầu cơ và các cá nhân hành nghề môi giới bất động sản.

Sáng 17/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 16 và tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu năm 2024. Chương trình nhằm biểu dương, tôn vinh và tri ân các nhà giáo tiêu biểu xuất sắc, có nhiều đổi mới sáng tạo và đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hôm nay (18/11), bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ; sau đó ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền cấp 2-3, vùng ven biển cấp 3-4. 

Trong 2 ngày (15, 16/11), Đoàn công tác Công đoàn Báo CAND đã có chuyến công tác xã hội từ thiện ý nghĩa tại tỉnh Hòa Bình. Đoàn đã đến thăm, động viên, trao quà tặng thày, trò Trường tiểu học và trung học cơ sở Ngòi Hoa, thuộc xã Suối Hoa, huyện Tân Lạc - một trong những ngôi trường thuộc địa bàn miền núi khó khăn của tỉnh Hòa Bình.

Ngày 17/11, Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu và môi trường, Công an tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện lệnh khám xét chỗ ở, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Lê Công Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như (phường 2, TP Bảo Lộc), để điều tra về hành vi trốn thuế.

Trước ngày khởi công Dự án đường Vành đai 3 (18/6/2023) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP Hồ Chí Minh đặt mục tiêu đến trước ngày 31/12/2023 sẽ bàn giao 100% mặt bằng phục vụ dự án. Nhưng thực tế việc giải phóng mặt bằng và thi công các gói thầu diễn ra rất chậm…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文