Giá trị thực sự của nền dân chủ không thể phủ nhận

10:15 13/07/2015
Kể từ khi khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay, nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính thức đứng lên làm chủ, tự mình tổ chức, cai quản, xây dựng xã hội mới và không ngừng củng cố quyền làm chủ ấy.

Và cũng kể từ đó, mệnh đề quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ” mới trở thành thực tế và được hiện thực hóa trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Người dân Việt Nam ngày càng cảm nhận sâu sắc và thấm thía giá trị thực sự của độc lập, tự do, niềm hạnh phúc lớn lao khi được làm chủ, khi được thụ hưởng những thành quả của chế độ dân chủ mà chính nhân dân ta đã giành được, bảo vệ, giữ gìn và không ngừng củng cố, đắp xây, tăng cường với biết bao công sức và cả máu xương của nhiều thế hệ người Việt Nam suốt 7 thập kỷ qua.

Chế độ dân chủ ở nước ta là chế độ mà trong đó “nhân dân là chủ, nhân dân làm chủ”, “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”; là chế độ bảo đảm quyền làm chủ trên thực tế của nhân dân trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, tinh thần trong một đất nước độc lập, tự do. Mọi công dân đều có quyền tham gia quản lý xã hội một cách trực tiếp, hoặc thông qua người đại diện do mình lựa chọn. 

Hiện nay, mặc dù kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng nền giáo dục nước ta có sự phát triển nhanh, quyền học hành của con người được bảo đảm ngày càng tốt hơn. Đến nay, 100% số xã có trường tiểu học, có xã có 2-3 trường, các xã và liên xã có trường trung học cơ sở, các huyện đều có trường trung học phổ thông; 63/63 tỉnh, thành phố có trường cao đẳng, 40/63 tỉnh, thành phố có trường đại học. Từ 1980 đến 2012, tuổi thọ người dân Việt Nam tăng  19,7 năm (từ 55,7 lên 75,4); thời gian đi học tăng 3,2 năm (từ 8,7 lên 11,9 năm); tổng thu nhập quốc dân tăng 251%, thu nhập bình quân đầu người đạt 1.600 USD vào năm 2012.

Việt Nam nằm trong tốp đầu các quốc gia hoàn thành các mục tiêu quốc tế về xóa đói giảm nghèo. Các chuyên gia Viện Nghiên cứu phát triển thuộc Đại học Tổng hợp Pari đưa ra con số: “Chỉ trong vòng 15 năm, đã có 25 triệu người dân Việt Nam thoát nghèo”.

Ngày 16/6/2013, PAO đã tổ chức vinh danh 38 quốc gia hoàn thành các mục tiêu quốc tế về xóa đói giảm nghèo tại Roma, Italia, trong đó Việt Nam nằm ở tốp đầu.

Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí được bảo đảm bằng pháp luật.

Đến 6/2014, nước ta có 838 cơ quan báo chí in, với 1.111 ấn phẩm, 67 đài phát thanh, truyền hình, 92 báo, tạp chí điện tử và 01 hãng thông tấn quốc gia. Đội ngũ nhà báo tăng đáng kể với gần 17.000 người hoạt động báo chí được cấp thẻ nhà báo. Người dân được tiếp cận với 75 kênh truyền hình nước ngoài, trong đó có kênh phát rộng rãi trên thế giới, như: CNN, BBC, Bloomberg, TV5, DW, NHK, KBS, Australia Network…

Các hãng thông tấn và báo chí lớn của thế giới đến với Việt Nam qua Internet, làm cho người dân có nhiều cơ hội lựa chọn tiếp nhận thông tin, tri thức.

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân được quy định rõ trong Hiến pháp, được tôn trọng và bảo đảm trên thực tế, điều này đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Đến năm 2012, ở Việt Nam có khoảng 70.000 chức sắc trong các tổ chức tôn giáo đang hoạt động tại hơn 24.000 cơ sở thờ tự trên cả nước. Các chức sắc và tín đồ tôn giáo đều là công đân của đất nước, hòa trong cuộc sống chung của dân tộc, được tự do hành đạo, thực hiện sống "tốt đời, đẹp đạo", đồng bào theo tôn giáo và không theo tôn giáo đoàn kết gắn bó cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, không phân biệt đối xử và không có chuyện “tôn giáo bị sách nhiễu”.

Những dẫn liệu trên dù là chưa đầy đủ nhưng đã cho thấy giá trị thực sự của độc lập, tự do của người dân khi được làm chủ cuộc sống của mình trong một đất nước độc lập, tự do.

Ấy thế mà hiện nay các thế lực thù địch vẫn đang cố tình xuyên tạc, bóp méo, phủ nhận những thành tựu của nền dân chủ và bản chất ưu việt của chế độ dân chủ ở nước ta; vu cáo Đảng và Nhà nước vi phạm dân chủ, đòi mở rộng dân chủ hơn nữa.v.v.

Thử hỏi, nhân dân ta được làm chủ vận mệnh của mình, được xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc trong một đất nước độc lập, tự do như ngày hôm nay, có phải là kết quả hy sinh, phấn đấu và cả xương máu của nhiều thế hệ người Việt Nam đi theo ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam? Đúng như vậy. Những kết quả và tiến bộ về dân chủ mà chúng ta đạt được ngày càng tỏ rõ là động lực to lớn của công cuộc đổi mới đất nước. Không ai có thể phủ nhận được những thành tựu về dân chủ mà nhân dân ta đã đạt được, những nỗ lực của chúng ta trong thực hành dân chủ và dân chủ hóa, trong hoàn thiện các điều kiện để đảm bảo dân chủ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Cần đặt thêm câu hỏi: dân chủ mà họ cố tình “khuyên" chúng ta phải khuôn theo là dân chủ nào, dân chủ cho ai, vì ai và của ai? Rõ ràng, theo họ, đó là dân chủ tư sản, chứ không phải là dân chủ của nhân dân lao động. Chúng ta không phủ nhận nhiều giá trị của dân chủ tư sản, nhưng nền dân chủ ấy vẫn là nền dân chủ nhằm bảo đảm sự thống trị, bóc lột của giai cấp tư sản đối với xã hội và lao động, nó sinh ra “Mọi đói nghèo, thất nghiệp, thất học…” như chính Giáo sư Trường Đại học bang Indiana, Paul Mishler đã từng nhận xét.

Cần khẳng định rõ, chế độ dân chủ ở nước ta là chế độ dân chủ do dân, của dân, vì dân và nhân dân thực hiện quyền làm chủ trên tất cả các lĩnh vực của xã hội, được pháp luật bảo đảm. Phát huy dân chủ đi liền với tăng cường pháp chế, đề cao trách nhiệm công dân, giữ vững kỷ luật, kỷ cương xã hội; đồng thời phê phán và nghiêm trị những hành vi vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, lợi dụng dân chủ làm tổn hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

Thực hiện quyền làm chủ là để xây dựng đất nước phồn thịnh chứ không phải là nhằm chống lại Tổ quốc, chống Đảng, Nhà nước và nhân dân. Dù còn có những hạn chế nhất định trên con đường phát triển, nhưng bản chất chế độ dân chủ ở nước ta là tốt đẹp, ưu việt, những thành tựu dân chủ của chúng ta là đáng tự hào.

Đó là giá trị thực sự của độc lập, tự do ở nước ta, chúng ta phải kiên quyết bảo vệ, giữ gìn, nâng cao và phát huy trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

PGS, TS Nguyễn Mạnh Hưởng

Ngày 26/10, đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã thay mặt Bộ Chính trị chủ trì Hội nghị công bố và trao quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, chỉ định đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, nhiệm kỳ 2020-2025.

Bản thân không có nhà, phải thuê một căn hộ tại khu phố có đông người nước ngoài lưu trú nhưng Hồng lại... "nổ" căn hộ thuê trên là của mình, rồi lừa đảo một cặp vợ chồng người nước ngoài thuê để chiếm đoạt gần 150 triệu đồng...

Ngày 26/10, Thanh tra TP Hồ Chí Minh đã công bố Kết luận thanh tra về việc chấp hành pháp luật trong quản lý, sử dụng vốn ngân sách tại các dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn huyện Cần Giờ do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện Cần Giờ làm chủ đầu tư. Qua đó, cơ quan Thanh tra đã chỉ ra nhiều những sai sót, hạn chế…

Theo dự báo của các cơ quan khí tượng, thủy văn, bão số 6 (Trà Mi) có diễn biến phức tạp, khả năng gây mưa lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới TP Đà Nẵng. Để chủ động ứng phó với bão Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị lực lượng vũ trang, sở, ban, ngành vận động nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn thành phố. Không chủ quan, lơ là, đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng, tài sản của người dân, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Ngày 26/10, tại Bệnh viện 19-8 Bộ Công an đã diễn ra lễ ra mắt cuốn sách “Câu chuyện của một người trở về” kể lại hành trình cuộc đời bác sĩ Hoàng Anh Dũng, người hàng chục năm qua đã âm thầm cống hiến cho ngành y tế Việt Nam. Sách do Bảo tàng Di sản các nhà khoa học Việt Nam phối hợp cùng Nhà xuất bản (NXB) CAND phát hành.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文