Không thể vin cớ “góp ý” để đả phá dự thảo Nghị định thi hành Luật An ninh mạng (Tiếp theo số 4849)

08:12 06/11/2018
Hiện nay, dữ liệu của người sử dụng Việt Nam trên không gian mạng đã và đang bị sử dụng tràn lan, với mục đích thu lợi nhuận mà Nhà nước chưa có đủ hành lang pháp lý để quản lý, thậm chí là bị sử dụng vào các âm mưu chính trị hoặc vi phạm pháp luật.


Để quản lý chặt chẽ, bảo vệ nghiêm ngặt dữ liệu của nước ta trên không gian mạng, Luật An ninh mạng đã quy định doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet và các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính phủ. Đây là quy định xuất phát từ yêu cầu khách quan chứ không phải “để làm khó, cản trở doanh nghiệp” như luận điệu những đối tượng chống phá.

Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng tập trung chủ yếu vào xác định căn cứ xác lập, điều kiện và cơ chế phối hợp bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; vấn đề lưu trữ dữ liệu và đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Trong đó, nội dung các đối tượng đang nhắm vào chỉ trích, phê phán là quy định yêu cầu lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam, đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam (Khoản 3, Điều 26). Các đối tượng cho rằng, việc yêu cầu lưu trữ dữ liệu là “trái với luật pháp quốc tế”, là hình thức gây cản trở cho doanh nghiệp viễn thông”, là “quản lý hà khắc, bóp nghẹt”, từ đó đả kích cơ quan soạn thảo, đả kích chính quyền.

Ở đây cần thấy rằng, mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng, vị trí đặt dữ liệu không góp phần tăng cường tính bảo mật của dữ liệu nhưng trong vấn đề này cần được đánh giá trên nhiều yếu tố, nhiều phương diện và nhiều chiều.

Từ góc độ quản lý nhà nước và bảo đảm cho nền kinh tế xã hội phát triển bền vững trong tương lai, Nhà nước phải làm chủ và quản lý, bảo vệ được các dữ liệu về thông tin cá nhân và thông tin do công dân trong nước tạo ra.

Đây là vấn đề chủ quyền dữ liệu, tránh tình trạng tập trung, độc quyền của các doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài, bất bình đẳng với các doanh nghiệp trong nước, trong khi nguy cơ an ninh dữ liệu được đặt ở mức cao hơn khi bên thứ ba có thể tiếp cận, khai thác, sử dụng mà Nhà nước không quản lý được.

Việc Facebook liên tục lộ, lọt dữ liệu người dùng qua các hình thức khác nhau đã chứng minh sự bất cập khi một công ty nước ngoài quản lý toàn bộ dữ liệu công dân của quốc gia khác. Tương lai, dữ liệu mới là nguyên liệu đầu vào quan trọng nhất cho nền kinh tế, khi mà các hoạt động của Nhà nước đều phải dựa trên sự phân tích, thống kê dữ liệu. Làm chủ được dữ liệu góp phần giúp quốc gia làm chủ được tương lai.

Để bảo đảm được tính đa chiều, phù hợp với tình hình thực tế và thăm dò dư luận xã hội, qua nhiều phiên họp, thảo luận, dự thảo Nghị định hiện quy định phương án: Đối với dữ liệu phải lưu trữ tại Việt Nam: Dự thảo Nghị định quy định 3 loại dữ liệu cần lưu trữ theo Khoản 3 Điều 26 Luật An ninh mạng, nhưng không phải toàn bộ các loại hình lưu trữ, mà thiết lập “bộ lọc”, xác định quy định một số loại dữ liệu thực sự cần thiết, cần áp dụng các biện pháp bảo vệ tương xứng trong 3 loại dữ liệu nêu trên để bảo đảm yêu cầu bảo vệ an ninh dữ liệu. Đối với doanh nghiệp phải lưu trữ dữ liệu, đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam thuộc 10 loại hình doanh nghiệp, đáp ứng đầy đủ 4 điều kiện theo quy định.

Về thẩm quyền yêu cầu lưu trữ dữ liệu, đặt chi nhánh hoặc đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam: Dự thảo Nghị định quy định Bộ trưởng Bộ Công an yêu cầu doanh nghiệp đủ điều kiện và đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Những vấn đề này được nêu trong dự thảo và lấy ý kiến rộng rãi, không có cái gọi là “mập mờ” như một số luận điệu chống phá. Những băn khoăn của người dân, doanh nghiệp, của báo chí cũng được giải đáp rõ ràng, thẳng thắn.

Ngay tại cuộc họp báo Chính phủ chiều 3-11 vừa qua, phóng viên báo chí đã quan tâm, đặt câu hỏi về Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng, trong đó việc yêu cầu lưu trữ thông tin, đặt văn phòng, chi nhánh tại Việt Nam liệu có khả thi hay không? Có gây trở ngại cho người dùng trong việc tiếp cận thông tin hay vi phạm thông lệ quốc tế không?

Thẳng thắn trả lời câu hỏi này, Thiếu tướng Lương Tam Quang, Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, để bảo đảm phù hợp với pháp luật trong nước về đặt văn phòng đại diện, xác định được đơn vị đầu mối chịu trách nhiệm về lưu trữ dữ liệu, Luật An ninh mạng đã quy định các doanh nghiệp thuộc diện phải lưu trữ dữ liệu tại Việt Nam phải đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Để bảo vệ an ninh quốc gia, Nghị định của Chính phủ sẽ hướng dẫn chi tiết việc thực hiện quy định này, xác định rõ diện doanh nghiệp phải đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Sự phù hợp với thông lệ quốc tế của quy định lưu trữ dữ liệu, đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam thể hiện ở 4 nội dung. Một là, đã có hơn 18 quốc gia trên thế giới có văn bản luật quy định yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài phải lưu trữ dữ liệu quan trọng ở trong phạm vi lãnh thổ quốc gia như như Mỹ, Canada, Liên bang Nga, Đức, Trung Quốc…

Ngày 25-5-2018, Quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân của Liên minh châu Âu chính thức có hiệu lực, cho phép công dân kiểm soát dữ liệu cá nhân của mình khi tham gia các diễn đàn, mạng xã hội theo hướng có thể tra cứu, thay đổi, xóa bỏ thông tin cá nhân của mình; các công ty cung cấp dịch vụ phải công khai với khách hàng việc dùng thông tin cá nhân, cam kết không chuyển dữ liệu cá nhân cho bên thứ ba, nếu vi phạm mức phạt có thể lên tới 20 triệu Euro hay 4% doanh số toàn cầu.

Hai là, phù hợp với khả năng của doanh nghiệp và Google đã đặt khoảng 70 văn phòng đại diện, Facebook khoảng 80 văn phòng đại diện tại các quốc gia trên thế giới. Tại khu vực Đông Nam Á, Google, Facebook đã mở văn phòng đại diện Singapore, Malaysia, Indonesia.

Ba là, phù hợp với hệ thống pháp luật trong nước, trong đó có Luật Thương mại năm 2005, Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành, quy định các tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài phải lập văn phòng đại diện tại Việt Nam. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ qua biên giới như Google, Facebook đang có hoạt động kinh doanh sinh lợi tại Việt Nam thuộc sự điều chỉnh của các văn bản này.

Trong dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi), Bộ Tài chính cũng đề nghị nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài (như Google, Facebook...) phải mở văn phòng đại diện chính thức tại Việt Nam. Bốn là, không trái với các cam kết quốc tế, bao gồm các điều ước liên quan WTO và CCTPP.

Cụ thể, Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT 1994), Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS), Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có điều khoản ngoại lệ về an ninh, tôn trọng và đề cao an ninh quốc gia trong bất cứ hoạt động thương mại nào được đề cập trong các cam kết đó.

Về vấn đề này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, Thủ tướng Chính phủ cũng đã nhận được nhiều ý kiến của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài, các cơ quan ngoại giao. Thủ tướng đưa ra thông điệp bảo toàn an ninh mạng và an ninh thông tin truyền thông là rất cần thiết nhưng việc này vẫn phải nằm trong tổng thể là phải đảm bảo môi trường tốt để thu hút đầu tư và kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, việc xây dựng Nghị định này phải hết sức chặt chẽ, thận trọng…

An ninh mạng là vấn đề đụng chạm đến quyền, lợi ích của các tổ chức, cá nhân, ở nhiều góc độ là nhạy cảm, do đó cân nhắc giữa yêu cầu của thực tiễn cuộc sống với vấn đề quản lý đòi hỏi phải hài hoà, hợp lý, trong đó lợi ích quốc gia, lợi ích xã hội phải được đặt lên trên. Do đó, quá trình soạn thảo, chỉnh lý dự án Luật An ninh mạng trước đây cũng như dự thảo nghị định lần này, cơ quan soạn thảo đều rất thận trọng, cân  nhắc, tiếp thu chọn lọc các ý kiến đóng góp.

Thực tiễn cho thấy, nhiều vấn đề qua đóng góp ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được các nhà lập pháp tiếp thu, chỉnh lý một cách khoa học, chặt chẽ chứ không có chuyện làm luật kiểu áp đặt, bảo thủ như một số luận điệu đả kích, chống phá.

Đặc biệt, ngày nay với tính dân chủ, phản biện xã hội được nâng cao, việc soạn thảo luật pháp càng phải đề cao tính phản biện, lắng nghe ý kiến đa chiều, tránh các biểu hiện chủ quan, duy ý chí.

Với vấn đề nhạy cảm và phức tạp như mạng Internet, điều này càng phải cẩn trọng, khách quan. Vấn đề cốt lõi là phải phải xem xét trong những ý kiến đóng góp, đâu là ý kiến tích cực cần tiếp thu, chỉnh lý, đâu là ý kiến sai trái, thù địch, cần phải loại trừ.

Quá trình soạn thảo dự án Luật để thông qua tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XII, Ủy ban Thường vụ (UBTV) Quốc hội cũng đã chỉnh sửa, tiếp thu nhiều nội dung quan trọng. Chẳng hạn, việc bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng đối với doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet tại Việt Nam, đây là vấn đề có nhiều ý kiến.

UBTV Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan hữu quan tổ chức hội nghị để tọa đàm, trao đổi với các vị đại sứ, làm rõ các kiến nghị có liên quan. Sau khi cân nhắc nhiều mặt, đồng thời tham khảo các quy định tương tự của pháp luật một số nước là thành viên của WTO, UBTV Quốc hội đã chỉnh lý theo hướng: Về yêu cầu đặt máy chủ quản lý dữ liệu trên lãnh thổ Việt Nam, không quy định nội dung này trong dự thảo luật để bảo đảm tính khả thi và thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ vào Việt Nam.

Đây là vấn đề lớn từng vấp phải ứng mạnh, Quốc hội không đưa quy định này trong luật sau khi cân nhắc kỹ lưỡng cho thấy sự thận trọng, khách quan, vì xu thế chung chứ không phải áp đặt như một số luận điểm. 

Trong thông tin gửi các cơ quan báo chí, Bộ Công an nêu rõ, với thái độ cầu thị, vì mục tiêu và chính sách dài hạn của quốc gia trên không gian mạng, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng và tạo mội trường an ninh tương xứng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, Bộ Công an luôn lắng nghe, tiếp thu ý kiến của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước thông qua các cuộc gặp, tiếp xúc, làm việc, hội thảo, tọa đàm, lấy ý kiến bằng văn bản, hội họp.

Trong thời gian lấy ý kiến, Bộ Công an luôn mong muốn nhận được ý kiến tham gia góp ý tâm huyết, chân thành của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Quan điểm công khai, thẳng thắn với tinh thần rất cầu thị, chân thành nói trên của Bộ Công an là minh chứng rõ ràng, phản bác những luận điệu sai trái, bịa đặt, quy chụp của các đối tượng xấu.

PV

Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Lào Cai ngày 21/11 cho biết vừa hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án lừa đảo môi giới hôn nhân với người nước ngoài… Đây chỉ là một trong những vụ án được Công an tỉnh Lào Cai điều tra, phát hiện trong thời gian qua. Theo Công an tỉnh Lào Cai, từ khi Chính phủ áp dụng chính sách cấp visa điện tử (Evisa) cho người nước ngoài, số người Trung Quốc dùng thị thực Evisa nhập cảnh Việt Nam tăng lên. Một số đã khai mục đích du lịch hoặc làm việc để sang Việt Nam tìm vợ… Từ các vụ án được phát hiện đã gióng lên hồi chuông cảnh báo.

Mang trong mình dòng máu của đồng bào dân tộc Cor, nhưng lại có hơn 3 năm công tác ở xã vùng cao Sơn Trung, huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi) và nặng nghĩa tình với đồng bào dân tộc Hre nơi đây, Đại úy Hoàng Thị Lan Phương luôn coi vùng đất này như quê hương thứ 2 của mình.

Công an TP Hà Nội phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an đồng loạt tiến hành triệu tập 26 đối tượng và khám xét khẩn cấp 8 địa điểm, thu giữ nhiều tài liệu, tang vật gồm 129,3 tấn nguyên liệu khí N2O ("khí cười"); 14 hệ thống máy móc, thiết bị san chiết khí; 2 máy bơm khí; 610 kg viên nén khí N2O; 71.668 chai khí thành phẩm; 6.586 vỏ bình khí; 50 kg vỏ bóng; nhiều điện thoại di động, máy tính cá nhân…; tạm giữ 23,17 tỷ đồng cùng 9.300 USD liên quan hoạt động phạm tội. 

Ít nhất 120 người đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Israel vào Gaza trong hai ngày qua, theo các quan chức y tế Palestine, trong bối cảnh Israel tăng cường các cuộc ném bom trên khắp vùng lãnh thổ bị bao vây này.

Theo bà Nguyễn Thị Minh Tâm, Trưởng phòng Kỹ thuật an toàn môi trường, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết, xyanua và các hợp chất nằm trong nhóm hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh.

Từng được mệnh danh là “Thụy Sĩ của Trung Đông” nhờ sự phát triển thịnh vượng và đa dạng văn hóa nhưng hiện nay, Lebanon đang chìm sâu trong một giai đoạn đen tối. Những năm gần đây, đất nước này đã phải đối mặt với hàng loạt khủng hoảng chồng chất từ sự suy thoái kinh tế, chia rẽ chính trị, đến xung đột quân sự dữ dội với Israel. Tình hình hiện tại đã đưa Lebanon tới ngưỡng cửa sụp đổ hoàn toàn, đòi hỏi những nỗ lực không chỉ từ nội tại mà còn từ cộng đồng quốc tế để cứu vãn và tái thiết.

Trong bối cảnh cả Nga và Triều Tiên đều chịu áp lực nặng nề từ các lệnh trừng phạt quốc tế, hai quốc gia đã tìm thấy điểm tựa chiến lược để tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Từ kinh tế, quân sự đến ngoại giao, mối quan hệ này không chỉ giúp họ đối phó với sự cô lập, mà còn góp phần tái định hình cục diện địa chính trị tại Đông Bắc Á.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文