Lật tẩy mưu đồ 'tự do báo chí' để chống lại Nhà nước

08:35 30/07/2015
Hiện nay, có không ít trang mạng, tờ báo, tạp chí, đài phát thanh ngày đêm chĩa vào chống phá cách mạng Việt Nam, đưa ra những nhận định xuyên tạc Nhà nước Việt Nam "vi phạm" tự do báo chí, "kiểm soát chặt tự do báo chí, trấn áp báo chí, trấn áp các bloggers"; rồi cố tình "xếp" Việt Nam ,nằm trong danh sách nhóm nước là “kẻ thù của Internet”... Từ đó, họ yêu sách Nhà nước ta phải thực hiện tự do báo chí, tự do Internet "không giới hạn”.

Mới đây, một số tổ chức báo chí và nhà ngoại giao nước ngoài tiếp tục đưa ra những nhận định, đánh giá sai lệch, thiếu khách quan về tình hình tự do báo chí ở Việt Nam. Họ xuyên tạc, Việt Nam "có nhiều hoạt động chống lại giới bloggers"; rằng, Việt Nam là nước trong số các quốc gia "hạn chế ngôn luận trên Internet". Họ nói bừa rằng, Chính phủ Việt Nam đã dùng Điều 88 và Điều 79 trong Luật Hình sự để trấn áp những người bất đồng chính kiến; vu cáo Nhà nước ta “siết chặt kiểm soát Internet, từ các quán cà phê Internet tới trang mạng...

Hiện nay, có không ít trang mạng, tờ báo, tạp chí, đài phát thanh ngày đêm chĩa vào chống phá cách mạng Việt Nam. Nhiều tổ chức báo chí, như Liên minh Báo chí Đông Nam Á (Seapa), Tổ chức Phóng viên không biên giới (Reporters sans frontières-RSF) trong phúc trình thường niên đã đưa ra những nhận định xuyên tạc Nhà nước Việt Nam "vi phạm" tự do báo chí, "kiểm soát chặt tự do báo chí, trấn áp báo chí, trấn áp các bloggers"; rồi cố tình "xếp" Việt Nam nằm trong danh sách nhóm nước là “kẻ thù của Internet”... Từ đó, họ yêu sách Nhà nước ta phải thực hiện tự do báo chí, tự do Internet "không giới hạn”.

Những người đưa ra quan điểm trên không hẳn họ không hiểu thế nào là tự do báo chí, nhưng đã cố tình làm sai lệch bản chất của vấn đề. Họ thể hiện một cách nhìn nhận, đánh giá hồ đồ, thiếu khách quan, vô căn cứ, không đúng với tình hình tự do báo chí và sự phát triển Internet ở Việt Nam; thể hiện thái độ thù địch, thiếu thiện chí đối với Việt Nam, nhằm dụng ý xấu, gây mất ổn định chính trị - xã hội đất nước. Những luận điệu trên không có gì là mới, chỉ có điều chúng được tung ra không chỉ từ một nơi, mà từ nhiều nơi, nhiều hướng, được phát tán trên các phương tiện thông tin truyền thông, đặc biệt là Internet, họ mong muốn làm "rùm beng" và phức tạp vấn đề nhằm gây khó khăn cho việc kiểm soát và đấu tranh. Có lẽ, ở đây điều tối thiểu là họ cần phải hiểu rõ hơn và thực tiễn hơn: thế nào là tự do báo chí, thế nào là nhà báo; và cần khách quan, trung thực trong nhìn nhận, đánh giá tình hình tự do báo chí ở Việt Nam.

Tự do ngôn luận, tự do báo chí là quyền căn bản của con người được pháp luật Việt Nam thừa nhận và bảo đảm, được thể hiện sinh động trong đời sống xã hội. Nhưng tự do báo chí không có nghĩa là vô tổ chức, là tự do thay trắng đổi đen, tự do "làm báo" trái pháp luật.

 Lợi dụng tự do báo chí, tự do Internet để gây mất ổn định, chống lại Tổ quốc, nhân dân và dân tộc, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước là hành động không thể chấp nhận; thực chất đó là kiểu tự do vô chính phủ, trái với dân chủ. Những ai chống lại Tổ quốc, nhân dân, vi phạm pháp luật thì đều phải xử lý bằng pháp luật. Điều này là hiển nhiên mà bất cứ một quốc gia độc lập có chủ quyền nào trên thế giới, ngay cả ở những nước phát triển, cũng đều phải thực hiện. 

Việc Nhà nước Việt Nam xử lý hành động lợi dụng báo chí, lợi dụng Internet chống Tổ quốc và nhân dân là việc làm bình thường, cần thiết để bảo vệ pháp luật, đảm bảo quyền tự do báo chí đúng với nghĩa đích thực của nó, thực sự có ích đối với Tổ quốc và dân tộc, tránh bị lợi dụng, không bị hoen ố bởi những hành động trái pháp luật. Không thể vì thế mà quy chụp cho rằng, Việt Nam "vi phạm" tự do báo chí, tự do Internet. Không có nhà nước nào lại cho phép báo chí lợi dụng tự do để chống đối nhà nước, để gây "bất ổn xã hội". 

Ông Nick Clegg, Phó Thủ tướng nước Anh đã từng nói, báo chí cần tự do để kiểm soát việc lạm dụng quyền lực của các chính trị gia và của xã hội nói chung, nhưng báo chí cũng không được phép lạm dụng quyền lực của họ. Tháng 8 năm 2011, Thủ tướng Anh Cameron đã tuyên bố trước phiên họp của Quốc hội: “Chính phủ sẽ trừng trị nghiêm khắc những phần tử sử dụng các trang mạng xã hội và phương tiện truyền thông xã hội để âm mưu gây bạo loạn và bất ổn xã hội”. Trong Ðiều 110 của Hiến pháp tiểu bang Bavaria (CHLB Đức), khoản 2 ghi rõ: “Chống lại các loại văn chương bẩn thỉu và độc hại là nhiệm vụ của Nhà nước và các cơ quan địa phương”. Điều 2385, Chương 115 Bộ luật Hình sự Mỹ ghi: “Nghiêm cấm mọi hành vi in ấn, xuất bản, biên tập, phát thanh, truyền bá và mọi hình thức vận động, xúi giục lật đổ, tiêu diệt chính quyền bất kỳ cấp nào”.

Những người đưa ra đánh giá và yêu sách trên về tình hình báo chí, về tự do báo chí ở Việt Nam là xuyên tạc tình hình với mục đích xấu là chống phá Việt Nam. "Tự do báo chí, tự do Internet" chỉ là cái cớ cho mưu đồ làm sâu sắc thêm, rùm beng hơn vấn đề dân chủ, nhân quyền trong mục tiêu phá hoại sự nghiệp cách mạng Việt Nam của họ.

Ở đây, họ cũng cần hiểu rõ và không thể nhập nhằng giữa những nhà báo chân chính ở Việt Nam với những phần tử lợi dụng báo chí, lợi dụng viết blog để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam. Quyền tự do báo chí; vai trò, trách nhiệm của nhà báo đã bị họ cố tình lợi dụng, lạm dụng. Họ đã cố tình tạo ra cách hiểu mập mờ giữa nhà báo với một số người lợi dụng việc viết báo, nghề làm báo để đi ngược lại tôn chỉ, mục đích của nhà báo chân chính, gây nhiễu loạn thông tin, rối loạn tư tưởng xã hội, mượn cớ bênh vực những “bloggers” phản động, để chống Việt Nam.

Những luận điệu xuyên tạc, vu cáo trên là sự can thiệp thô bạo vào tình hình Việt Nam; là giọng điệu lạc lõng trong sự đánh giá, nhìn nhận chung của đại đa số các nước và nhân dân trên thế giới hiện nay về một nước Việt Nam đang đổi mới, ổn định và phát triển.

Huy Hoàng

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump mới đây đã cáo buộc Panama tính phí quá cao khi sử dụng kênh đào Panama và cho biết nếu Panama không quản lý kênh đào theo cách chấp nhận được, ông sẽ yêu cầu đồng minh này của Mỹ giao lại kênh đào.

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, nhiều loại vũ khí trang bị hiện đại của QĐND Việt Nam đã được trưng bày, nổi bật là vũ khí lục quân đã thu hút sự quan tâm của các đoàn khách quốc tế và đông đảo người dân.

Sáng 22/12, cầu thủ Văn Toàn đã được đưa đi kiểm tra y tế sau chấn thương gặp phải trong trận đấu với đội tuyển Myanmar. Kết quả kiểm tra cho thấy cầu thủ này có thể phải ngồi ngoài sân trong các trận đấu còn lại của ASEAN Cup 2024.

Sau 12 năm kể từ ngày được khởi công và 17 năm kể từ ngày dự án được phê duyệt, lúc 10h sáng ngày 22/12, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) của TP Hồ Chí Minh đã chính thức vận hành thương mại để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân…

Sau cơn lũ dữ, làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai) đang dần hồi sinh với những đổi thay tích cực. Trong khung cảnh núi rừng xanh thẳm, tiếng cười nói hồn nhiên của trẻ thơ vang lên từ những điểm trường nhỏ, như khúc nhạc vui thổi bừng sức sống mới. Những mái trường giản dị nay trở thành nơi khơi dậy hy vọng, nơi ươm mầm tri thức cho thế hệ tương lai của làng Nủ – một biểu tượng cho sự kiên cường và tinh thần vượt khó của bà con nơi đây.

Thời tiết tại các tỉnh thành miền Bắc tiếp tục duy trì giá rét với nền nhiệt đêm và sáng sớm ở mức thấp 11-13 độ C, trong ngày tăng lên mức 18-22 độ. Một số nơi có thể có mưa bất chợt.

Quân đội Mỹ đã tiến hành các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu có liên quan đến phiến quân Houthi tại thủ đô Sanaa của Yemen, bao gồm một cơ sở lưu trữ tên lửa và một địa điểm "chỉ huy và kiểm soát".

Máy bay không người lái của Ukraine đã tấn công các tòa nhà dân cư tại thành phố Kazan của Nga, cách tiền tuyến hơn 1.000 km, đồng nghĩa với việc Kiev đưa cuộc chiến vào sâu trong lãnh thổ của Nga.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文