Nhận diện hoạt động lợi dụng dịch bệnh COVID-19 chống phá Đảng, Nhà nước

08:20 23/03/2020
Dịch bệnh viêm phổi cấp (COVID-19) gây ra đang được cả thế giới quan tâm phòng ngừa, ngăn chặn, trong đó có Việt Nam. Chính phủ và các cơ quan, ban, ngành xác định tính chất nguy hiểm của dịch bệnh, chủ động lên phương án phòng ngừa. Tuy nhiên, lợi dụng sự việc này, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị đã tung tin xuyên tạc nhằm chống phá Đảng, Nhà nước, gây hoang mang dư luận.

Ngay khi phát hiện có dịch COVID-19 bùng phát tại Vũ Hán (Trung Quốc), lây lan sang hàng loạt quốc gia khác, trong đó có Việt Nam, mặc dù đang trong những ngày Tết Nguyên đán nhưng Chính phủ đã xác định tính chất nguy hiểm của dịch bệnh, chủ động lên phương án phòng ngừa. Đảng, Chính phủ, các cấp, các ngành và chính người dân đã, đang làm hết sức mình để phòng ngừa, kiểm soát tốt nhất.

Tuy nhiên, thật đáng trách khi cả nước đang chung tay chống dịch thì vẫn còn không ít người đăng tải, chia sẻ trên không gian mạng những thông tin chưa được kiểm chứng, sai sự thật gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội, đến cuộc sống người dân.

Liên quan đến bệnh nhân số 21, các đối tượng đăng tải hàng nghìn bài viết, tung tin thất thiệt nhằm hạ uy tín, danh dự của bệnh nhân nói trên. Dựng chuyện không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân bệnh nhân số 21 mà còn cả diễn viên M.L và phụ nữ tên Ch. ở Royal City, thậm chí lấy hình M.L. đang đóng phim với cháu bé để gán ghép. Quá bất ngờ và “sốc” trước các thông tin dựng chuyện, cả hai người phụ nữ này đều gửi đơn đề nghị cơ quan Công an vào cuộc làm rõ thông tin và xử lý các đối tượng đã đăng tin sai sự thật.

Gia đình và bản thân M.L. đã rất vui mừng khi đúng vào ngày tổ chức lễ dạm ngõ (13/3/2020) thì nhận được tin Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao phối hợp với Công an TP Hà Nội xác minh, làm rõ và đấu tranh xử lý 3 đối tượng (Nguyễn Thị Vân, Võ Thị Thanh Thủy, Doãn Thị Kim Phượng) đăng tải, chia sẻ thông tin sai sự thật nêu trên và sẽ tiếp tục xác minh, xử lý.

Nguy hiểm hơn, nhiều đối tượng đã tung tin bịa đặt có công nhân bị nhiễm bệnh COVID-19 mà không bị cách ly, kích động công nhân đình công tập thể tại các công ty, khu công nghiệp có yếu tố người nước ngoài như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, đòi quyền lợi, phản đối người nước ngoài vào làm việc, làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của một số công ty, khu công nghiệp như Công ty TNHH Regis (Ninh Bình), Công ty TNHH JY (Hà Nam), Khu công nghiệp Hoàng Long (Thanh Hóa), Cụm công nghiệp Hà Lam - Chợ Được (Quảng Nam)..

Một số đối tượng phản động, chống đối khác đưa ra các thông tin xuyên tạc tình hình dịch bệnh, hạ uy tín các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; công kích chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và các ban, ngành trong công tác chống dịch, lên án lực lượng Công an trong xử phạt các hành vi sai phạm.

Trong đó xuyên tạc nhiều tuyến phố ở TP Hồ Chí Minh bị cách ly, cô lập, cắt điện hoàn toàn; Việt Nam có hơn 500 người mắc dịch bệnh ở 12 tỉnh, thành phố và hàng chục người đã tử vong, chính quyền đã chuẩn bị lò hỏa thiêu cho các địa phương; Việt Nam “giấu” sự thật số người bị nghi nhiễm, mắc bệnh COVID-19  ít hơn thực tế nhằm che mắt cộng đồng quốc tế, sau đó đưa ra thông tin bệnh nhân N17 để nhận tiền tài trợ chống dịch từ nước ngoài…

Đáng chú ý, một số tổ chức phản động, số đối tượng chống đối còn lợi dụng chính sách quảng cáo của Facebook, chi ra hàng chục nghìn đô la Mỹ để mua quảng cáo chính trị, tạo thành những chiến dịch tuyên truyền, “phủ thông tin sai lệch” đến đông đảo quần chúng nhân dân, xuyên tạc sự thật về tình hình dịch bệnh, bịa đặt số lượng người chết vì dịch bệnh để công kích Chính phủ “bưng bít thông tin”, yếu kém trong phòng ngừa dịch bệnh v.v…

Những thông tin này đều đi ngược lại nhận xét đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới và các quốc gia trên thế giới rằng Chính phủ Việt Nam đã làm rất tốt công tác ngăn ngừa, phòng chống dịch bệnh COVID-19  trong thời gian qua.

Có thể thấy, những nguồn tin giả này hết sức nguy hiểm, không chỉ gây nhiễu loạn thông tin khiến người dân không phân biệt được thật giả mà còn gây xáo trộn cuộc sống người dân, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự.

Nó tạo ra một thứ “dịch fake new” (tin giả) nguy hiểm không kém dịch COVID-19  mà chúng ta cần tập trung cảnh giác, đối phó. Những thông tin này đa số được bắt nguồn từ chính tổ chức phản động lưu vong, các đối tượng chống đối trong nước lợi dụng dịch bệnh để thực hiện những chiến dịch tuyên truyền, xuyên tạc với mục đích chống phá Đảng và nhà nước ta.

Bình tĩnh và tin tưởng, thực hiện các biện pháp tích cực trong phòng, chống dịch hiện nay; cùng cộng đồng lên án các hành vi, số đối tượng tán phát tin giả chính là biện pháp hữu hiệu giúp ổn định xã hội, đẩy lùi dịch bệnh mà còn góp phần đấu tranh làm thất bại âm mưu lợi dụng dịch bệnh để xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch. Xin mượn lời của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Nếu toàn dân đồng lòng chống dịch, nhất định chúng ta sẽ chiến thắng dịch COVID-19 như dân tộc Việt Nam đã nhiều lần chiến thắng”.

 (Còn nữa)

Thành Lợi – Khánh Hòa

Temu - Ứng dụng mua sắm trực tuyến xuyên biên giới đổ bộ vào Việt Nam đang gây ra một cơn sốt cho các tín đồ mua sắm trực tuyến. Với kho hàng khổng lồ giá rẻ, hình thức linh hoạt, giao hàng nhanh chóng và đặc biệt là chính sách săn hoa hồng khủng đã khiến hàng triệu người “say men” vào lốc xoáy Temu…

Dự báo từ 3 đến 5/11, khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có khả năng xảy ra một đợt mưa to, cục bộ, có nơi mưa rất to. Từ 6/11, mưa lớn có khả năng dịch xuống khu vực Hà Tĩnh đến Bình Định và có khả năng còn kéo dài trong nhiều ngày; nguy cơ ngập úng tại các vùng trũng, thấp, lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.

Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo đang được Chính phủ trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 8 gồm 8 chương và 65 điều, dự kiến thông qua vào ngày 28/11 tới đây. Qua 2 kỳ thảo luận, dự án luật được các đại biểu Quốc hội và người dân đánh giá cao bởi khi ban hành sẽ đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong đấu tranh phòng, chống mua bán người đang gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới.

Liên hoan phim (LHP) châu Á Đà Nẵng là cuộc chơi nghề nghiệp thực sự, không có bất kỳ sự nể nang nào trong tuyển chọn và tôn vinh các tác phẩm, nghệ sĩ. Ban giám khảo không thiên vị, rất thẳng thắn, Ban tổ chức cũng phải đợi đến “sát nút” lễ trao giải mới biết được kết quả.

Chiều 2/11, Đội CSGT số 4 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) cho biết, CBCS của đơn vị trong quá trình làm nhiệm vụ đã giúp đỡ gia đình chị Đ.T.H.H. (SN 1982; trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) tìm thấy con trai đi lạc và đưa về nhà an toàn.

Tại Hội trường Tỉnh ủy Khánh Hòa chiều nay 2/11 đã diễn ra hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về điều động, chỉ định giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa nhiệm kỳ 2020-2025.

Hiện tượng lừa đảo dưới danh nghĩa bói toán, cúng giải hạn chưa bao giờ bớt “nóng”. Những kẻ lừa đảo tự xưng là “thầy”, là “cô” có khả năng đặc biệt, am hiểu về tâm linh, bói toán và cúng bái, hứa hẹn có thể hóa giải mọi xui rủi và mang lại bình an, tài lộc cho người đến xem.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành kết luận điều tra vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số địa phương liên quan. Trong đó, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng và cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận cùng bị đề nghị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Làm thế nào để sinh viên ra trường có tính “thực chiến”? Giải pháp nào để gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp? Đào tạo những kiến thức nhà trường có hay những kiến thức, kỹ năng doanh nghiệp cần?... Đó là những vấn đề nóng được đưa ra bàn thảo tại sự kiện.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文