Thủ đoạn giả danh trang điện tử phát tán thông tin chống phá Việt Nam

09:32 16/12/2019
Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động triệt để lợi dụng internet và mạng xã hội để tán phát tin giả, xấu độc nhằm chống phá Việt Nam. Trong đó, tạo lập các trang thông tin điện tử giả danh các cơ quan của Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang để đánh lừa nhận thức của độc giả là một trong những thủ đoạn hết sức tinh vi, xảo quyệt cần được nhận diện và sự vào cuộc của các cơ quan chức năng có liên quan.


1. Điểm tựa của nhận thức

Trang thông tin điện tử tổng hợp là sản phẩm thông tin có tính chất báo chí của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở đăng đường dẫn truy cập tới nguồn tin báo chí hoặc trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin báo chí theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Đồng thời, là địa chỉ thu thập, tổng hợp thông tin để cung cấp cho người đọc theo đường dẫn, không được vi phạm quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Tính đến ngày 31-8-2019, tại Việt Nam có 2.722 trang thông tin điện tử tổng hợp được cấp giấy phép hoạt động báo chí, trong đó 543 trang do Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) cấp, 2.179 trang do Sở Thông tin và Truyền thông và một số sở khác của các tỉnh, thành phố cấp.

Pháp luật Việt Nam quy định chi tiết, cụ thể về báo điện tử, trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của các cơ quan Đảng, Nhà nước, như: Luật Công nghệ thông tin ban hành ngày 12-12-2017; Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13-6-2011 quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước; Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15-7-2013 về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 1-3-2018 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT ngày 18-8-2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet; Thông tư số 06/2019/TT-BTTTT ngày 19-7-2019 sửa đổi bổ sung một số điều Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet.

Những văn bản pháp luật này đã quy định: Các trang thông tin điện tử chính thống phải sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”. Đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ là tên miền cấp 3 có dạng: tenbonganh.gov.vn; mỗi cơ quan có 1 tên miền là tên cơ quan viết tắt bằng tiếng Việt không dấu, 1 tên miền là tên cơ quan viết tắt bằng tiếng Anh theo quy định của Bộ Ngoại giao. 

Quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước. Trang thông tin điện tử phải có các nguồn tin chính thống, đặc biệt là tin tức chính trị, luật pháp của Việt Nam được đăng, phát trên báo điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp được cấp phép hoặc trên các trang thông tin điện tử của cơ quan Đảng, Nhà nước với “nhận diện” là sử dụng tên miền “.vn”.

Đặc biệt, Điều 23b Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 1-3-2018 quy định trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội sử dụng ít nhất 1 tên miền “.vn” và lưu giữ thông tin tại hệ thống máy chủ có địa chỉ IP ở Việt Nam; không phải là tên miền có các cụm từ dễ gây nhầm lẫn là trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội nếu chủ thể đăng ký sử dụng không phải đối tượng được cấp giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, giấy phép thiết lập mạng xã hội theo quy định của pháp luật.

Như vậy, các trang thông tin điện tử có các tên miền “.com, .net, .org, .info và .biz” đều là các trang thông tin không chính thống, đều là mạo danh các cơ quan hoặc cá nhân nhất định.

2. Lộng giả thành chân

Thời gian qua, trên mạng xã hội xuất hiện hành vi giả mạo các trang thông tin của cơ quan Đảng, Nhà nước đưa các thông tin thất thiệt, sai sự thật, lái dư luận theo chủ đích khác nhau… 

Điển hình là: sự việc trên mạng xã hội facebook xuất hiện địa chỉ fanpage giả mạo Cổng Thông tin điện tử tỉnh Cà Mau, với ID “Cổng-Thông-tin-Điện-tử-tỉnh-Cà-Mau-342231699982890”; giả mạo Ban Tuyên giáo Trung ương để thông tin về các nội dung liên quan đến tiêu chuẩn nước mắm; Việc tạo website mạo danh “http://113113vn.com, địa chỉ IP 45.76.234.141, được các đối tượng lập giả mạo Cổng thông tin điện tử Bộ Công an, Công an TP Đà Nẵng và Công an TP Hà Nội để cài mã độc “vn.APK” hoặc “vn.84.apk” nhằm đánh cắp dữ liệu thiết bị di động, máy tính người dùng để đọc trộm tin nhắn, giám sát cuộc gọi. 

Việc 4 trang thông tin điện tử sử dụng tên miền quốc tế có giao diện gây nhầm lẫn với với báo điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp của 3 cơ quan báo chí: Báo điện tử Quân đội nhân dân, Báo Đời sống và Pháp luật, Báo điện tử Công luận, 1 Fanpage Facebook có dấu hiệu tạo, phát tán thông tin giả trên môi trường mạng Internet,…

Gần đây, nổi lên 2 trang thông tin điện tử giả mạo Quân đội nhân dân có địa chỉ đường link là: “https://www.quandoinhandan.org” và “https://qdndvn.net”. Trong đó, đối với địa chỉ https://www.quandoinhandan.org hoàn toàn chỉ là tên để đánh lừa người xem, khi độc giả truy cập sẽ xuất hiện những thông tin không đúng sự thật hoặc một thông tin nào đó được đối tượng chủ mưu tạo ra theo mục đích riêng được định trước. 

Đối với địa chỉ https://qdndvn.net, người truy cập sẽ thấy tiêu đề “Quân đội nhân dân Việt Nam”, chuyên trang tổng hợp tin tức quân sự, quansuvietnam.net. Ở đó, giao diện gồm có các mục “BIỂN ĐÔNG; CHÍNH TRỊ; ĐỜI SỐNG; TỔNG HỢP; TRUNG QUỐC; XÃ HỘI”. 

Các mục này chứa những bài viết khác nhau ở những báo điện tử chính thống trong nước, thường là các vấn đề đang được dư luận xã hội quan tâm và phản ánh những sai phạm của các bộ, ngành, địa phương… 

Đan xen với đó là những bài viết có nội dung không đúng sự thật, có nội dung kích động, xuyên tạc, chống phá Việt Nam thông qua sự “suy diễn cá nhân, lèo lái dư luận bằng định hướng trái chiều”, “ném cát bụi tre, tung hỏa mù đánh lừa độc giả” và những bài viết này không có tên tác giả.

3. Bản chất của sự việc

Bản chất của những trang thông tin điện tử tổng hợp giả mạo các cơ quan, bộ, ngành Trung ương, địa phương nói chung, lực lượng vũ trang nói riêng đều nhằm mục đích tung tin xuyên tạc, kích động, bôi nhọ, nói xấu, tạo nhận thức sai lệch về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và làm méo mó hình ảnh lực lượng Công an, Quân đội. 

Chúng luôn thực hiện các biện pháp tung tin giả, cắt xén, xuyên tạc sự thật, thông qua những hình ảnh cắt ghép cùng với những tít đề gắn với những sự kiện chính trị - xã hội “nóng” được dư luận xã hội quan tâm, lồng ghép với sự lèo lái, định hướng nhận thức “lệch lạc”, tạo môi trường “nhiễu động thông tin”, phát sinh “hoài nghi”, “thiếu niềm tin” dẫn đến “mất niềm tin” đối với các cơ quan, ban, bộ, ngành của Đảng, Nhà nước, các đồng chí cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang.

Thời gian qua đã phát hiện được: 193 tài khoản giả mạo, 159 tài khoản thường xuyên có nội dung thông tin nói xấu, đơm đặt, xuyên tạc, bôi nhọ lãnh đạo cao cấp và tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Những tài khoản này ngày đêm tán phát tin giả, tin xấu độc, lèo lái định hướng nhận thức và hành động của người đọc, dẫn đến “vết đen” mạng xã hội, như thống kê về hành vi của con người trên mạng xã hội: Hành vi nói xấu, phỉ báng (chiếm 61,7%), vu khống, bịa đặt (46,6%), kỳ thị dân tộc, tầng lớp xã hội (37,01%), kỳ thị giới tính (29,03%), kỳ thị khuyết tật (21,76%), kỳ thị tôn giáo (15,09%)...

Sự “lộng giả thành chân” được lặp đi, lặp lại, không giới hạn về tần xuất và thời gian, sự “hấp dẫn và cuốn hút” của những hình ảnh, tít đề cùng với sự quan tâm chính trị sẽ thôi thúc người đọc truy cập những trang thông tin điện tử giả mạo, nặc danh này. Sự truy cập nhiều lần, trong thời gian dài, không có sự định hướng đúng đắn, không có điểm tựa của cơ sở khoa học cùng với sự nhẹ dạ, cả tin sẽ dẫn đến kết luận thật, bị mắc vào “tưởng là thật”, cuối cùng là sập bẫy vào mưu đồ xấu độc từ những trang thông tin điện tử giả danh này.

Hồng Phú

Thời gian gần đây, nhiều địa phương trong cả nước liên tục ghi nhận các vụ việc đua xe trái phép do nhóm thanh, thiếu niên thực hiện. Không chỉ gây nguy hiểm cho chính người tham gia, hành vi này còn là mối đe dọa trực tiếp đến an toàn giao thông, trật tự xã hội và sự bình yên của cộng đồng. 

Khoảng chiều và đêm 17/11, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 18-20 độ C, vùng núi có nơi dưới 15 độ C.

Ngày 16/11, báo cáo với đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy làm trưởng đoàn, đại diện đơn vị thi công Dự án cao tốc Hòa Liên-Túy Loan (đoạn qua địa bàn Đà Nẵng) cho biết hiện đang bố trí khoảng 30 mũi thi công để đáp ứng tiến độ; nhưng còn một số vướng mắc về mặt bằng, một số điểm người dân cản trở thi công; mưa nhiều, bụi mù, ùn tắc...

Ngày 16/11, Cục CSGT cho biết, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 6 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) đang củng cố hồ sơ xử lý một tài xế ô tô dừng xe ở làn khẩn cấp cao tốc Vĩnh Hảo-Phan Thiết để cả gia đình ngồi ăn tối.

Đại úy Lê Thị Hồng Lụa là cô giáo ở Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an. Ngoài truyền đạt kiến thức văn hóa cho học sinh, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa còn uốn nắn, dạy dỗ, giáo dục những học sinh từ lầm lì, khép kín, ngỗ nghịch đi vào nền nếp, kỷ cương, trở thành người lương thiện để khi hết thời hạn, các em về với gia đình, trở thành người có ích cho xã hội. Nhiều năm miệt mài làm người “chở đò”, với biết bao tâm huyết, công sức, những kỷ niệm về sự hướng thiện của các em học sinh ở ngôi trường “đặc biệt” vẫn luôn là động lực để Đại úy Lê Thị Hồng Lụa thêm say mê, yêu quý nghề. 

Lúc 8h ngày 16/11, tại khu vực biên giới gần cột mốc 172, thuộc ấp Bình Quới, xã Phước Bình, thị xã Trảng Bàng (Tây Ninh), Đồn Biên phòng Phước Chỉ phối hợp cùng Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh và Công an thị xã Trảng Bàng bắt quả tang Xu Xin (SN 1997, quốc tịch Trung Quốc) nhập cảnh trái phép từ Campuchia vào Việt Nam.

Trận lũ quét xảy ra hôm 29/10 vừa qua đã để lại những hậu quả nặng nề về người và của, nằm ngoài tiên lượng của giới chức chính trị Tây Ban Nha và nghiêm trọng hơn, nó còn khiến cho giới chức chính trị Tây Ban Nha chỉ trích và đỗ lỗi cho nhau trong cách ứng phó thiên tai.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文