Vì sao Phạm Minh Hoàng bị tước quốc tịch Việt Nam

08:54 29/06/2017
Vì sao, Phạm Minh Hoàng, một người đeo biển tự nhận “tôi là người Việt Nam” lại bị tước quốc tịch của Việt Nam. Phạm Minh Hoàng là ai?


“Dù cho núi lở non mòn/Con tằm đến thác vẫn còn vương tơ”... Trong buổi gặp mặt hơn 500 kiều bào từ năm châu, bốn bể trở về tham dự Hội nghị Người Việt Nam ở nước ngoài khai mạc tại TP Hồ Chí Minh diễn ra vào cuối năm 2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhiều lần dùng ca dao để bày tỏ tình cảm giữa những người chung dòng máu Việt. “Đất nước luôn chào đón những người con của dân tộc trở về”, đó là quan điểm của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam với người Việt ở mọi nơi trên thế giới. Vậy vì sao, Phạm Minh Hoàng, một người đeo biển tự nhận “tôi là người Việt Nam” lại bị tước quốc tịch của Việt Nam. Phạm Minh Hoàng là ai?

Bản chất của kẻ tuyên bố là thành viên Việt Tân

Phạm Minh Hoàng (62 tuổi, tại Bà Rịa - Vũng Tàu) hiện trú tại số 423 đường Nguyễn Tri Phương, quận 10, TP Hồ Chí Minh. Phạm Minh Hoàng đồng thời có địa chỉ cư trú tại Pháp, 4 Jardin Des Legs, 94940 Les Ulis Paris.

Trước khi bị tước quốc tịch Việt Nam, ông ta đồng thời có hai quốc tịch Pháp và Việt Nam. Phạm Minh Hoàng sống, đi học tại Sài Gòn từ năm 1955- 1973. Sau đó, sang du học tại Pháp rồi làm lập trình viên tại Công ty IBM – France; học Thạc sỹ tại Trường Đại học Paris Pcene Marie Cuire; Kỹ sư tin học tại Open Data- MonoPrix, Pháp và xin nhập quốc tịch Pháp.

Phạm Minh Hoàng bắt đầu tham gia tổ chức phản động Việt Tân tại Pháp vào năm 1998. Năm 2000, thực hiện chỉ đạo của Việt Tân, Hoàng về nước hoạt động dưới vỏ bọc là giảng viên Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh.

Phạm Minh Hoàng xin hồi hương vào năm 2007. Phạm Minh Hoàng đã được cấp chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú tại địa chỉ 423 đường Nguyễn Tri Phương, phường 8, quận 10, TP Hồ Chí Minh.

Những tưởng khi trở về nước, Phạm Minh Hoàng cũng như người con đất Việt trên khắp thế giới sẽ đồng tâm, đem tri thức vào sức lực đóng góp sự nghiệp xây dựng đất nước. Nhưng không, với ảo vọng mơ hồ và dưới cái mác đấu tranh cho dân chủ, Phạm Minh Hoàng, một kẻ lầm lạc, quay lưng lại với lợi ích của quốc gia, dân tộc lại lợi dụng điều đó để thực hiện hành vi chống phá Nhà nước.

Ngay sau khi về nước, Phạm Minh Hoàng đã có những hành động chống phá quyết liệt. Sử dụng bút danh Phan Kiến Quốc, Hoàng đã viết 33 bài nội dung kích động hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.

Hoàng đã lôi kéo vợ là Lê Thị Kiều Oanh cùng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Năm 2009, ông ta cùng Lê Thị Kiều Oanh, Nguyễn Thanh Hùng sang Malaysia tập huấn về “phương pháp đấu tranh bất bạo động” do Việt Tân tổ chức, sau đó về nước phát triển lực lượng hoạt động nhằm chống phá, lật đổ Nhà nước Việt Nam.

Tháng 7-2010, Phạm Minh Hoàng thành lập và là Bí thư chi bộ “Việt Tân tại Sài Gòn” gồm 4 thành viên là Phạm Minh Hoàng, Lê Thị Kiều Oanh, Nguyễn Thanh Hùng và Đoàn Đắc Tuấn. Từ tháng 2 đến tháng 5-2010, cùng các thành viên Việt Tân ở Pháp, Mỹ, Australia như Phạm Duy Khánh (em ruột Hoàng), Huỳnh Jolie Trang và Hùynh Châu tổ chức 5 khóa huấn luyện “kỹ năng mềm” cho một số thanh niên, sinh viên tại TP Hồ Chí Minh nhằm tạo dựng lực lượng nòng cốt cho tổ chức Việt Tân ở trong nước.

Tháng 8-2010, Hoàng bị cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an bắt, khởi tố, tạm giam để điều tra hành vi “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79, BLHS. Ngày 29-11-2011, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh tuyên phạt 17 tháng tù và 3 năm quản chế đối với Phạm Minh Hoàng về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (Điều 79, BLHS).

Ngày 13-1-2012, Phạm Minh Hoàng chấp hành xong hình phạt tù. Những tưởng thời gian cải tạo sẽ giúp ông ta hiểu ra sai lầm của bản thân nhưng với bản chất của kẻ ngông cuồng, Hoàng càng chống đối quyết liệt hơn.

Ngay sau khi chấp hành xong hình phạt tù, Hoàng công khai tuyên bố là thành viên tổ chức phản động lưu vong Việt Tân hoạt động chống đối ngày càng công khai, thách thức, các hành vi của đối tượng xâm phạm nghiêm trọng an ninh quốc gia Việt Nam.

Cụ thể Phạm Minh Hoàng là đối tượng cầm đầu, đầu mối nhận tiền để thực hiện sự chỉ đạo của Việt Tân, triển khai các hoạt động chống phá trong nội địa. Hoàng thường xuyên tổ chức hội thảo, gặp gỡ số đối tượng chống đối, số thương phế binh “Việt Nam cộng hòa” tại “Dòng Chúa Cứu Thế”, 38 Kỳ Đồng.

Tham gia các hoạt động đào tạo, huấn luyện cho thanh niên, sinh viên, chống đối... tại TP Hồ Chí Minh, như khóa huấn luyện “Lộ trình chuyển hóa dân chủ tại Việt Nam”, “Vai trò của xã hội dân sự”, “Kỹ năng hoạt động nhóm, truyền thông”...

Thành lập hội nhóm trá hình, liên kết với các hội nhóm chống đối trong nước tiến hành các hoạt động chống phá.

Từ tháng 1-2016 đến nay, Phạm Minh Hoàng đã lôi kéo một số giáo viên có tư tưởng bất mãn thành lập “Hội giáo chức Chu Văn An”; trả lời phỏng vấn các báo, đài phản động, công khai khẳng định là đảng viên Việt Tân, xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền, quá trình xử lý sự cố môi trường biển miền Trung; viết, phát tán nhiều bài viết có nội dung chống Đảng, Nhà nước lên mạng Internet...

Ông ta được các đối tượng Việt Tân xác định là một trong những “con bài” để công khai hóa sự hiện diện của Việt Tân trong nước.

Tước quốc tịch Phạm Minh Hoàng theo luật pháp Việt Nam

Thông báo của Bộ Công an nêu rõ: Việt Tân là tổ chức khủng bố, do đó, người nào có hành vi tham gia, tuyên truyền, lôi kéo, xúi giục người khác tham gia, tài trợ, nhận tài trợ của Việt Tân; tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện do Việt Tân tổ chức; hoạt động theo sự chỉ đạo của Việt Tân… sẽ đồng phạm tội khủng bố, tài trợ khủng bố và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Vì thế, với việc Phạm Minh Hoàng công khai tuyên bố ông ta là thành viên của tổ chức phản động lưu vong Việt Tân, tiến hành hàng loạt hoạt động vi phạm pháp luật trên lãnh thổ Việt Nam sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam...

Với các hành vi trên, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã ra Quyết định số 832/QĐ-CTN ký ngày 17-5-2017 về việc tước quốc tịch Việt Nam đối với Phạm Minh Hoàng. Quyết định này căn cứ vào Khoản 4, Điều 88, Hiến pháp quy định về quyền hạn và nhiệm vụ của Chủ tịch nước: “Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước; quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam”.

Tại buổi họp báo ngày 15-6, Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng khi nhận được câu hỏi của phóng viên quốc tế về trường hợp ông Phạm Minh Hoàng bị tước quốc tịch Việt Nam, đã khẳng định: Quyết định tước quốc tịch Phạm Minh Hoàng hoàn toàn theo đúng pháp luật Việt Nam. 

 Sau khi bị tước quốc tịch Việt Nam, Phạm Minh Hoàng đã lên Facebook chụp ảnh, cầm biển "tôi là người Việt Nam". Bên cạnh đó, những kẻ tự nhận mình là những người đấu tranh cho dân chủ với cái tên là "Hội cựu tù nhân lương tâm" đã có những bài viết yêu cầu thu hồi quyết định trên...; đồng thời có những lời phát ngôn cho rằng công dân Phạm Minh Hoàng không thể bị tước quốc tịch bất kể “có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”...

Theo khoản 1, Điều 12, Luật Quốc tịch: "Vấn đề phát sinh từ tình trạng công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài được giải quyết theo điều lệ quốc tế mà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên; trường hợp chưa có điều ước quốc tế thì sẽ giải quyết theo tập quán và thông lệ quốc tế”. Như vậy, việc tước quốc tịch của Phạm Minh Hoàng được xử lý theo “thông lệ quốc tế” dựa trên thỏa thuận giữa 2 nước Việt Nam và Pháp.

Việc Phạm Minh Hoàng bị tước quốc tịch Việt Nam là đúng theo quy định của pháp luật Việt Nam. Theo khoản 1, Điều 31, Luật Quốc tịch quy định: “Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. 

Khoản 2 của điều này cũng ghi rõ, người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 của Luật này, dù cư trú trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng có có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 của điều này.

Người xưa dạy “Quốc có quốc pháp, gia có gia quy” điều đó có nghĩa rằng nước có phép nước, nhà cũng có nội quy... Phạm Minh Hoàng khi đang là công dân Việt Nam phải tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam. 

Đối chiếu với các quy định trên thì các hành vi, hoạt động chống phá của Phạm Minh Hoàng như đã nêu ở trên đã gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Liên quan đến sự việc trên, Tổng lãnh sự quán Pháp tại TP Hồ Chí Minh cũng khẳng định: Phạm Minh Hoàng là một công dân Pháp nên cơ quan ngoại giao Pháp buộc phải thực hiện chức năng lãnh sự nhưng đồng thời Hoàng cũng là công dân Việt Nam, do đó phải chấp hành theo pháp luật Việt Nam.

Nếu các hoạt động của Phạm Minh Hoàng vi phạm các quy định của pháp luật, Việt Nam có thể tước quốc tịch Việt Nam của Hoàng để trục xuất về Pháp. Quan điểm của phía Pháp một lần nữa khẳng định quyết định tước quốc tịch Việt Nam đối với Phạm Minh Hoàng là đúng theo quy định của pháp luật Việt Nam. Điều đó cũng cho thấy quyết định cứng rắn của Nhà nước đối với những kẻ đi ngược lại với lợi ích của quốc gia, của dân tộc, để bảo vệ sự bình yên cho nhân dân.

Việc Phạm Minh Hoàng và những kẻ theo đóm ăn tàn trong nhóm của ông ta dùng chiêu bài cùn, đó là mạng xã hội để có những lời nói lộng ngôn, chỉ là hành động của một kẻ vừa ăn cướp, vừa la làng. 

Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài nêu rõ: Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi và hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống, yên tâm làm ăn sinh sống, hội nhập vào đời sống xã hội nước sở tại, đồng thời duy trì quan hệ gắn bó với quê hương, đất nước... Nội dung nghị quyết cũng nhấn mạnh: Đối với những đối tượng thuộc tổ chức phản động thì không có lý do nào được ở lại để làm phương hại đến an ninh quốc gia.

Dân tộc ta có một lòng yêu nước nồng nàn, truyền thống đó đã được khẳng định qua hơn 4.000 năm lịch sử; trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp và chống Mỹ... Dù trong hoàn cảnh khó khăn như thế nào, người dân Việt Nam và người Việt ở khắp nơi trên thế giới đều hướng về quê cha đất tổ, mong muốn xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. 

Trong tâm khảm của mỗi người Việt “Quê hương mỗi người chỉ một, như là chỉ một mẹ thôi”, nhưng những kẻ phản bội Tổ quốc như Phạm Minh Hoàng lại không hiểu một chân lý tưởng chừng rất đơn giản đó.

Mai Anh

Hằng năm, cứ đến dịp 30/4, cả nước hân hoan mừng ngày chiến thắng. Mỗi thế hệ có một cách cảm nhận riêng về sự kiện đất nước thống nhất, non sông liền một dải. Với tôi, cũng có cảm nhận riêng về ngày 30/4 trong ngót nửa thế kỷ qua...

Việc sáp nhập các xã, phường nhỏ để thuận tiện công tác quản lý, giảm số lượng cán bộ, công chức là cần thiết và là một chủ trương đúng. Tuy nhiên, việc này đang được dư luận hết sức quan tâm, trong đó, ý kiến nhiều nhất là tên gọi các xã, phường mới, bởi, tên làng/xã không đơn thuần là sự định danh một cộng đồng dân cư - một thiết chế xã hội tồn tại bền chặt cùng lịch sử đất nước, quốc gia dân tộc, mà còn gắn liền với văn hóa, con người mảnh đất ấy. 

Ngày 25/4, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức họp báo Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II, năm 2024. Đây là sự kiện quy mô cấp tỉnh có nhiều hoạt động nhất từ trước đến nay trong các kỳ lễ hội được tỉnh Đồng Tháp tổ chức.

Ngày 25/4, thông tin từ UBND thị xã Quảng Yên (tỉnh Quảng Ninh) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ lật thuyền khiến 4 người bị mất tích khi đang di chuyển ra vùng nuôi trồng thủy sản.

Đầu tháng 4/2024, tiêm kích Su-34 của Nga đã dội bom nhiệt áp loại ODAB-500 xuống các cứ điểm của lực lượng Ukraine. Trước đó, vào hôm 16/3, Bộ Quốc phòng Nga cũng tuyên bố, lực lượng nước này đã thực hiện cuộc tấn công chính xác từ trên không nhằm vào địa điểm triển khai của nhóm Kraken (đơn vị đặc nhiệm của Tổng cục Tình báo quốc phòng Ukraine) và tiêu diệt tới 300 binh sĩ.

Nga phủ quyết một dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về việc không triển khai vũ khí hạt nhân trên không gian vũ trụ, khẳng định việc cấm cần áp dụng với mọi loại vũ khí.

Ngày 22/4/2024, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố báo cáo nhân quyền năm 2023 và tiếp tục đưa ra những thông tin phiến diện, sai lệch, thiếu khách quan về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Đây là điều đáng tiếc khi hai quốc gia đang nỗ lực tăng cường hợp tác, tăng cường sự hiểu biết và tôn trọng những đặc thù, khác biệt để cùng tìm ra tiếng nói chung trong lĩnh vực quyền con người, xóa bỏ những áp đặt và tránh chính trị hóa các vụ việc hành chính, hình sự.

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 tới đây, lực lượng CSGT Thủ đô sẽ triển khai phương án bảo đảm TTATGT trên địa bàn TP Hà Nội. Trong đó, tập trung kiểm tra, xử lý vào 5 nhóm hành vi vi phạm gồm: vi phạm về nồng độ cồn, ma túy; chở hàng quá tải trọng; chạy quá tốc độ; vi phạm về làn đường, sử dụng giấy tờ giả.

Chiều 24/4, Thượng tướng, PGS.TS Trần Quốc Tỏ, Ủy viên trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba của Học viện Chính trị CAND. Nhân dịp này, Đại tướng, GS.TS Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an gửi lẵng hoa chúc mừng.

Liên quan đến việc 2 phóng viên bị hành hung khi đang tác nghiệp tại hiện trường vụ cháy xưởng gỗ tại thôn Việt Yên, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội, chiều 24/4, Cơ quan CSĐT Công an huyện Thanh Trì đã triệu tập 2 đối tượng có liên quan gồm Đỗ Mạnh Hoàng và Trần Văn Đức (cùng SN 1978, ở tại xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文