Xin đừng "tát nước theo mưa"

08:35 05/07/2020
Nếu như chỉ các thế lực thù địch, các đối tượng bất mãn lợi dụng vụ án này để xuyên tạc, chống phá thì dễ bề nhận diện. Đáng tiếc, một số cá nhân trong nước, trong đó có người là cán bộ, đảng viên, nhất là người có danh vị xã hội lại thiếu tỉnh táo, đưa ra những ý kiến bình luận rất chủ quan...

Vụ án giết người, cướp tài sản xảy ra tại Bưu điện Cầu Voi (tỉnh Long An) xảy ra từ đầu năm 2008. Quá trình điều tra, truy tố, xác định Hồ Duy Hải là thủ phạm gây ra cái chết của 2 nữ nhân viên tại bưu điện này.

Tại phiên tòa sơ thẩm tháng 12-2008, TAND tỉnh Long An tuyên phạt Hải với mức án cao nhất. Tháng 4-2009, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP Hồ Chí Minh giữ nguyên mức án tử hình đối với Hải. Ngày 24-5-2011, sau khi xem xét đơn kêu oan của gia đình Hải, Chánh án TAND Tối cao quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm. Ngày 24-10-2011, Viện trưởng VKSND Tối cao cũng có quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm. Ngày 17-5-2012, Chủ tịch nước có quyết định bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình đối với Hải.

Trong thời gian này, trên mạng xã hội, một số đối tượng sử dụng các đài nước ngoài, các trang web, lợi dụng một số sai sót trong quá trình tố tụng vụ án Hồ Duy Hải để mở một "chiến dịch" bôi nhọ nền tư pháp nước ta bằng các bài viết có nội dung xuyên tạc, suy diễn, đưa thông tin lập lờ, không đúng sự thật, gây hiểu sai về một số tình tiết vụ án.

Với thái độ thận trọng trước sinh mạng của một con người, cuối năm 2014, ngay trong ngày dự kiến thực hiện bản án tử hình đối với Hồ Duy Hải, Văn phòng Chủ tịch nước có văn bản truyền đạt ý kiến của Chủ tịch nước yêu cầu tạm dừng thi hành án để tiếp tục xem xét lại việc Hải có bị oan sai như đơn kêu oan của gia đình Hải hay không.

Ngày 12-12-2018, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội kiến nghị Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao xem xét, kháng nghị giám đốc thẩm vụ án. Ngày 23-7-2018, Văn phòng Chủ tịch nước yêu cầu Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội có văn bản thể hiện quan điểm, cách giải quyết cụ thể để xử lý dứt điểm vụ án này.

Ngày 22-11-2019, Viện trưởng Viện KSND Tối cao ban hành quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, đề nghị Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, hủy toàn bộ bản án sơ thẩm, phúc thẩm đã tuyên bị án Hải tử hình để điều tra lại.

Lúc này, một số đối tượng bất mãn, cơ hội chính trị trong nước tiếp tục  "hùa vào" đả kích chế độ, đưa ra "thuyết âm mưu" theo kiểu "phe này đang đánh phe kia"; khẳng định Hồ Duy Hải bị oan, đòi phải trả tự do ngay cho Hải; thậm chí còn tự phán xét rằng đối tượng A, đối tượng B mới là thủ phạm thực sự, nhưng vì là "con quan to" nên Hải trở thành "vật tế thần"... Những thông tin hỏa mù, lẫn lộn thật giả được nhiều người sử dụng mạng xã hội bình luận, chia sẻ, "like" tạo ra thông tin tràn lan trên mạng xã hội; mục đích các đối tượng nhằm gây sức ép lên cơ quan tiến hành tố tụng, nhất là trước phiên tòa giám đốc thẩm; làm ảnh hưởng đến tính độc lập, chỉ tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án.

Sự việc càng "nóng" thêm, khi ngày 8-5-2020, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm TAND Tối cao quyết định bác kháng nghị của Viện KSND Tối cao, giữ nguyên mức án tử hình đối với Hồ Duy Hải.

Nếu như chỉ các thế lực thù địch, các đối tượng bất mãn lợi dụng vụ án này để xuyên tạc, chống phá thì dễ bề nhận diện. Đáng tiếc, một số cá nhân trong nước, trong đó có người là cán bộ, đảng viên, nhất là người có danh vị xã hội lại thiếu tỉnh táo, đưa ra những ý kiến bình luận rất chủ quan.

Trong xã hội tôn trọng tự do ngôn luận, tự do bày tỏ ý kiến cá nhân, nhất là trên nền tảng mạng xã hội như hiện nay, việc đưa ra những ý kiến mang tính phản biện, góp ý, phê bình khách quan, có căn cứ... là một kênh thông tin quan trọng để các cơ quan chức năng, Nhà nước và toàn xã hội xem xét, rút ra những bài học, kinh nghiệm, hoặc cũng có thể sử dụng làm căn cứ để xử lý những vi phạm nếu những vụ việc nêu trên mạng xã hội là đáng tin cậy.

Ngược lại, nếu đưa thông tin sai, thông tin chưa được kiểm chứng, hoặc áp đặt ý thức chủ quan vội vã để đưa ra kết luận cá nhân sẽ tạo hiệu ứng tiêu cực, làm lây lan những thông tin không chính xác, gây ảnh hưởng đến uy tín, tạo áp lực lên hoạt động bình thường của cơ quan tiến hành tố tụng thì người viết, tán phát phải chịu trách nhiệm thông tin mình đưa ra.

Thực tế, ở vụ án Hồ Duy Hải, các cơ quan chức năng đã lắng nghe thông tin nhiều chiều để xem xét lại vụ án Hồ Duy Hải qua nhiều cấp, kéo dài suốt 12 năm nay. Hiện vụ án này vẫn chưa dừng lại, còn được các cấp thẩm tra, xem xét khi còn có những thông tin chưa được làm rõ, để từ đó đưa ra một kết luận thực sự khách quan, công bằng, không làm oan người vô tội nhưng cũng không bỏ lọt tội phạm.

Một vụ án được quan tâm, xem xét kéo dài, có lúc đồng thuận, có lúc đưa ra quan điểm trái ngược nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng khi phát hiện có những tình tiết mới, thông tin mới, không thể gọi là bước "thụt lùi" của nền tư pháp được mà đó mới là minh chứng thể hiện tính độc lập, chỉ tuân theo pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng. Đó chính là thành quả của cải cách tư pháp, khuyến khích việc tranh tụng để làm sáng tỏ sự thực khách quan của vụ án.

Một cá nhân, một cơ quan, một cấp xét xử không thể tự mình chi phối, áp đặt ý thức chủ quan mà đó là quyết định của cả một tập thể, từ cấp thấp đến cấp cao, lại chịu sự giám sát chéo giữa các cơ quan quyền lực với nhau... Người nào làm sai, người đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Với một cá nhân cụ thể, nhất là với người nổi tiếng, là cán bộ, đảng viên cần hết sức thận trọng, có trách nhiệm trong lời nói, phát ngôn; cân nhắc nên viết gì, có chính xác hay không, có khách quan hay không; cho dù là viết trên báo chính thống hay trên mạng xã hội. Nên suy nghĩ độc lập về một sự việc, không nên "đánh bóng" mình bằng cách "tát nước theo mưa". Bởi nếu không tỉnh táo, chính họ đang vô tình trở thành công cụ cho một số thế lực phản động, đối tượng bất mãn, lợi dụng một vụ án để kích động, chia rẽ nhằm thực hiện mưu đồ chính trị của mình.

Đào Minh Khoa

Cục Cảnh sát điều tra (CSĐT) tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) đã triển khai công tác nghiệp vụ đấu tranh, làm rõ 3 đường dây buôn lậu hàng nghìn tấn vàng, trị giá hàng nghìn tỷ đồng từ Campuchia và Trung Quốc về Việt Nam qua khu vực biên giới các tỉnh Long An, An Giang và Lào Cai, đưa về tiêu thụ tại TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và nhiều địa phương trên cả nước.

Ngày 28/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đồng Nai thông tin, trên địa bàn tỉnh vừa có vừa có thêm một ca mắc bệnh sởi tử vong. Đây là ca bệnh tử vong thứ 3 do mắc bệnh sởi trên địa bàn tỉnh trong năm nay…

Ngày 28/12, tại Lạng Sơn, Bộ Công an phối hợp với Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức Lễ công bố và thông báo các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an điều động Đại tá Vũ Như Hà, Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn đến nhận công tác, giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Quyết định điều động và bổ nhiệm Đại tá Nguyễn Tiến Trung, Phó Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, đến nhận công tác, giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn.

Trong cuốn Hồ Chí Minh tuyển tập, tập 1 của Nhà xuất bản (NXB) Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2002, văn bản "Tuyên ngôn độc lập" từ các trang 699, 700, 701,702 giống với văn bản "Tuyên ngôn độc lập" trong sách Ngữ Văn 12, tập 1 xuất bản năm 2023 của NXB Giáo dục Việt Nam và không giống văn bản "Tuyên ngôn độc lập" trong sách Ngữ Văn 12, tập 2 bộ Cánh diều của NXB Đại học Huế.

Thời gian qua, Công an ở một số tỉnh, thành đã liên tục triệt phá các đường dây, băng nhóm mua bán súng, đạn và trao đổi linh kiện súng, thu giữ hàng ngàn khẩu súng, hàng chục ngàn viên đạn cùng nhiều bộ phận linh kiện. Cơ quan chức năng kiểm soát rất chặt chẽ tại các cửa khẩu hàng không, đường bộ, cảng biển, súng đạn cũng được quản lý rất nghiêm, vậy thì các đối tượng tội phạm vận chuyển súng đạn bằng cách nào vào nội địa để đưa lên rao bán ở các hội, nhóm kín trên mạng xã hội? 

Trong bối cảnh cuộc xung đột sắp bước sang năm thứ ba, hôm 26/12 (giờ địa phương), cả Nga và Ukraine đã đưa ra các tuyên bố quan trọng về khả năng chấm dứt cuộc chiến. Những quan điểm này được xem là kim chỉ nam cho các nỗ lực đàm phán, nếu cơ hội chín muồi.

Sáng nay, ngày 28/12/2024, Công an tỉnh Lai Châu đã tổ chức buổi họp báo công bố kết quả đấu tranh Chuyên án 0924L, triệt phá một đường dây lừa đảo xuyên biên giới sử dụng công nghệ cao với các thủ đoạn tinh vi, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Đặc biệt, các đối tượng đã xây dựng kịch bản lừa đảo bài bản, với sự chỉ đạo của nhóm người nước ngoài từ Campuchia.

Tuần này, Ukraine thông báo đã nhận được 1 tỷ USD viện trợ của Mỹ, được đảm bảo bằng nguồn thu từ tài sản đóng băng của Nga. Việc sử dụng tiền của Nga để tài trợ cho nỗ lực chiến tranh hay tái thiết của Ukraine thoạt nghe có vẻ hấp dẫn nhưng lại ẩn chứa vấn đề lớn. Hành động này đi kèm với những tác động kinh tế, tài chính và địa chính trị cần được tính đến.(Xem tiếp trang 6)

Do vị trí rất đẹp - cạnh sân golf và khu du lịch Bà Nà Hills, giá lại khá mềm nên dù hạ tầng chưa hoàn thiện, hàng trăm nền tại dự án Khu dân cư kinh tế “nhà vườn” Hòa Ninh (xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) nhanh chóng có chủ, được cấp sổ hẳn hoi. Đối chiếu với chủ trương ban đầu của chính quyền thành phố, PV Báo CAND thật sự giật mình khi nhận thấy có khá đông người từ địa phương khác cách dự án cả nghìn cây số như tận TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Hà Nội, thậm chí là Thái Nguyên, Hải Phòng… cũng tranh thủ được khá nhiều suất nền đẹp ở đây với tổng diện tích đất thổ cư được tính bằng… “hécta”. Một trường hợp “đúng đối tượng” nhưng sở hữu hàng loạt lô nền… 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文