Những "biến tấu" thủ đoạn lợi dụng nhân quyền để chống phá Việt Nam

Ai đang mượn danh nhân quyền để chống phá?

09:55 24/01/2022

Với mục tiêu xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ XHCN ở Việt Nam, các thế lực thù địch sử dụng nhiều phương thức thủ đoạn chống phá, với mức độ ngày càng quyết liệt.

Các hội, nhóm chống phá tổ chức nhiều cuộc điều trần, hội thảo, họp báo, ra tuyên bố, ban hành một số nghị quyết, báo cáo… vu cáo, xuyên tạc tình hình nhân quyền tại Việt Nam, đòi gắn viện trợ nhân đạo song phương, đa phương với những đòi hỏi về cải thiện dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, tự do báo chí ngôn luận…, hậu thuẫn tổ chức phi chính phủ thông qua việc triển khai các dự án để “thúc đẩy”, “cải thiện nhân quyền”, khích lệ các đối tượng phản động người Việt lưu vong ở nước ngoài và số đối tượng chống đối trong nước gia tăng hoạt động.

Nhiều tổ chức như Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW), Ân xá quốc tế (AL), Freedom House (FH)… trong báo cáo hàng năm, một mặt thừa nhận Việt Nam có chuyển biến tích cực nhưng vẫn cố ý đánh giá tiêu cực về tình hình nhân quyền Việt Nam.

Một số tổ chức “khoác áo nhân quyền” điển hình

Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW - Human Rights Watch) là một tổ chức phi chính phủ nghiên cứu và cổ vũ cho nhân quyền, có trụ sở tại thành phố New York, Hoa Kỳ cùng văn phòng ở thủ đô và thành phố lớn nhiều nước như Hà Lan, Đức, Bỉ, Thụy Sĩ, Anh, Nga, Pháp, Nhật, Canada... HRW thông qua vấn đề “nhân quyền” hướng tới thành lập các tổ chức hoạt động chống CNXH dưới danh nghĩa “bảo vệ nhân quyền” đã mở ra một điều kiện mới để Mỹ, các nước phương Tây tăng cường hoạt động tác động về tư tưởng, văn hóa, dân chủ, nhân quyền vào các nước Đông Âu, Liên Xô trước đây.

Theo như tuyên bố tôn chỉ, mục đích hoạt động của tổ chức này là vì nhân quyền, tuy nhiên trên thực tế, HRW lại không bảo vệ quyền con người theo đúng nghĩa mà ngược lại, thường tìm cách can thiệp vào việc xử lý của các cơ quan chức năng một số nước.    

Nhiều quốc gia (Nga, Trung Quốc, Đức, Cuba, Sri Lanka...) đã phê phán, công kích tổ chức này hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích. Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với HRW do có những hành động vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, các quy tắc cơ bản của quan hệ quốc tế khi can thiệp vào các vấn đề nội bộ của nước này. Tại Thái Lan, trang web của HRW bị cấm hoạt động. Chính phủ Đức, Cuba, Sri Lanka, Triều Tiên,... ở mức độ khác nhau, đã chỉ trích hoặc phản đối HRW vì đã can thiệp làm phức tạp tình hình, gây khó khăn cho việc bảo đảm nhân quyền tại các nước này.

Đối với Việt Nam, HRW cổ súy, tán dương với những nhân vật hoạt động chống đối Nhà nước, vi phạm pháp luật. Tổ chức này thường xuyên phác thảo ra những bản báo cáo, phúc trình xuyên tạc tình hình nhân quyền và can thiệp vào công việc nội bộ Việt Nam.

Tổ chức Ân xá quốc tế (AI - Amnesty International) là một tổ chức phi chính phủ. Tổ chức này đã có các nhóm hoạt động hoặc thành lập ở nhiều nước như: Đức, Bỉ, Thụy Sĩ, Hà Lan, Na Uy, Thụy Điển, Ireland, Canada, Sri Lanka, Hy Lạp, Australia, Hoa Kỳ… Từ khi thành lập năm 1961 đến nay, AI tự cho mình có “trách nhiệm cao cả” trong bảo vệ quyền con người đã được nêu ra trong bản Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền và các chuẩn mực quốc tế khác.

Đối với Việt Nam, AI thường xuyên đưa ra các luận điệu xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm quyền con người. AI đã núp bóng dưới một tổ chức mang danh nghĩa quốc tế để xác định mục tiêu hoạt động nhằm “giải phóng” cho cái gọi là “tù nhân lương tâm”, đưa ra những nội dung xuyên tạc, vu cáo một cách trắng trợn về tình hình các tù nhân trong các trại giam ở Việt Nam, từ đó lớn tiếng đòi thả tự do cho các “tù nhân lương tâm” - thực chất là số đối tượng vi phạm pháp luật Việt Nam; ra “yêu cầu” bảo đảm các phiên tòa diễn ra công khai và công bằng; giúp đỡ những người tìm chỗ nương náu chính trị…

Việc làm của AI đã can thiệp sâu vào công việc nội bộ các nước. Không riêng gì Việt Nam mà nhiều nước đã chỉ trích Tổ chức Ân xá quốc tế có thái độ thân phương Tây, nhất là có sự phân biệt ý thức hệ; phản đối AI về những báo cáo một chiều, không khách quan, thiếu thực tế.

Freedom House (FH) là một tổ chức phi chính phủ quốc tế có trụ sở tại Washington D.C (Mỹ), tự cho mình là tổ chức nhân quyền có “chức năng theo dõi tiến trình dân chủ hóa toàn cầu, cũng như khảo sát và nghiên cứu về tình trạng thực thi tự do chính trị cũng như các quyền tự do cơ bản của công dân tại các quốc gia trên thế giới”. Tổ chức này tự đặt ra cái gọi là “tiêu chuẩn để đánh giá nhân quyền và tự do của công dân”; từ đó không chỉ sử dụng để đánh giá, xếp hạng, mà còn sử dụng để truyền bá, cổ súy trên toàn thế giới, tự coi mình là “sứ giả dân chủ, nhân quyền” để xuyên tạc, vu cáo các nước mà tổ chức này xem là “chướng tai gai mắt”, cản trở cho lợi ích của họ.

Hình thành từ năm 1941 đến nay, FH thường xuyên có những hoạt động can dự vào công việc nội bộ các nước, đặc biệt tổ chức này luôn thể hiện thái độ thân phương Tây và thù hằn đối với các nước theo con đường XHCN, trong đó có Việt Nam. Trong cách hoạt động về tự do nhân quyền thì những năm gần đây, trước sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, sự bùng nổ mạnh mẽ của không gian mạng, tổ chức này đưa thêm hạng mục tự do trên Internet để đánh giá, xếp hạng nhân quyền các nước. Điều vô lý là FH đưa Việt Nam vào danh sách các nước không có tự do Internet. FH tán dương cho các hành động chống phá nhà nước, chế độ ở nước ta theo kiểu tự do vô lối “thích viết gì thì viết, thích làm gì thì làm” trên không gian mạng. Một số cá nhân sử dụng Internet để chống phá Việt Nam, nhất là trước các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước thì họ xem đó là “quyền tự do cá nhân” và những đối tượng có hành vi sai phạm trên không gian mạng phải chịu những chế tài của pháp luật lại xuyên tạc Việt Nam không có tự do trên Internet.

Bên cạnh những tổ chức trên còn có một số tổ chức, hội nhóm khác luôn tìm mọi cách để xuyên tạc vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, thậm chí xem đó là phương thức tồn tại và hoạt động của tổ chức, hội nhóm mình như: Việt Tân, Chính phủ Việt Nam tự do, Đảng nhân dân hành động, Hiệp hội đoàn kết công nông, Ủy ban bảo vệ quyền làm người Việt Nam, Ủy ban tự do tôn giáo cho Việt Nam... Đặc điểm chung của các tổ chức, hội nhóm trên đều được hậu thuẫn bởi các thế lực cực đoan trong chính giới ở một số cường quốc tư bản, xuyên tạc tình hình nhân quyền ở Việt Nam, đi ngược lại lợi ích của quốc gia, dân tộc, nhằm lật đổ chế độ ở nước ta hiện nay.

Biến nhân quyền thành bình phong để chống phá

Các thế lực thù địch sử dụng đa dạng các phương tiện truyền thông đại chúng, các trang mạng xã hội với độ tương tác rộng, lan tỏa nhanh, các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là các mạng xã hội, xuất bản báo chí ở nước ngoài, sản xuất băng, đĩa hình chuyển về trong nước; tài trợ cho một số cơ quan báo chí nước ngoài chống phá Việt Nam (như VOA tiếng Việt, RFA, RFI, BBC Việt ngữ, HRW...) để tuyên truyền quan điểm đa nguyên, đa đảng, hạ bệ thần tượng, gây nghi kỵ, chia rẽ nội bộ, triệt để khai thác các sự kiện chính trị, những vấn đề nhạy cảm để mở các chiến dịch tuyên truyền chống Việt Nam.

Lợi dụng việc chúng ta thực hiện chính sách ngoại giao rộng mở, là bạn với tất cả các nước, các thế lực thù địch đã truyền bá mô hình lập pháp và nền dân chủ, lối sống tư sản phương Tây vào nước ta, thúc đẩy quyền tự do một cách quá trớn. Mặt khác, họ còn lợi dụng sự suy thoái về đạo đức, lối sống, tệ tham ô, quan liêu, tham nhũng và vi phạm pháp luật của một bộ phận cán bộ đảng viên để quy kết, bôi nhọ, đả kích vai trò lãnh đạo của Đảng, hủy hoại niềm tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, nhằm tác động chuyển hoá nội bộ từ bên trong, thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ tại Việt Nam.

Thông qua các hình thức tuyên truyền về chủ trương, sách lược, phương pháp chống Việt Nam, họ vận động một số nghị sĩ cực đoan trong quốc hội, chính phủ một số nước ban hành các dự luật, nghị quyết, báo cáo, phúc trình… bôi đen, xuyên tạc tình hình nhân quyền tại Việt Nam, từ đó hợp thức hoá sự ủng hộ, tài trợ kinh phí, móc nối, liên lạc với số bên trong để thu thập thông tin, tạo cớ để vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền, tổ chức biểu tình, mít tinh ủng hộ cái gọi là “Tiếng nói đấu tranh đòi dân chủ” của số chống đối bên trong. Đặc biệt, chúng tăng cường lợi dụng vấn đề nhân quyền hòng gây sức ép, can thiệp sâu vào công việc nội bộ của Việt Nam với nhiều phương thức ngày càng nguy hiểm hơn.

(Còn nữa)

Chu Xuân Đại Thắng

Từ kết luận của Thanh tra TP Hồ Chí Minh cho thấy, nhiều đơn vị được giao quản lý tài sản công ở khu vực trung tâm TP Hồ Chí Minh xem tài sản nhà nước như của riêng mình. Tự tiện cho thuê khi chưa có đề án và cũng tự tiện sử dụng tiền cho thuê tài sản như thể của riêng đơn vị mình...

Bệnh sởi đã có vaccine phòng ngừa và mấy năm qua chỉ rải rác người mắc. Nhưng năm 2024, bệnh sởi bùng phát ở nhiều địa phương trên cả nước, chuyển hướng mắc nhiều ở nhóm trẻ chưa đến tuổi tiêm chủng và người lớn. Nhiều người lớn chủ quan không nghĩ mình mắc sởi, đến khi nặng mới nhập viện. 

Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 12 của Thủ tướng Chính phủ về phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan "tín dụng đen", với sự quan tâm, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đấu tranh, xử lý quyết liệt của các cơ quan chức năng, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động "tín dụng đen" đã có những chuyển biến rõ rệt so với trước khi ban hành chỉ thị.

Đắk Song là huyện biên giới của tỉnh Đắk Nông, tiếp giáp với nước bạn Campuchia. Đây là địa phương có diện tích cây nông nghiệp lớn bậc nhất tỉnh Đắk Nông, gồm các loại chủ lực là cà phê, hồ tiêu và sầu riêng.

Chỉ sau hơn 1 tháng thực hiện Luật Căn cước, Hà Tĩnh đã có xã đầu tiên trên toàn tỉnh hoàn thành chỉ tiêu cấp thẻ căn cước cho công dân ở 3 độ tuổi. Đến nay, sau 4 tháng triển khai, Hà Tĩnh tiếp tục là một trong những địa phương dẫn đầu, xếp thứ 2 toàn quốc về tỷ lệ thu nhận hồ sơ cấp thẻ căn cước cho công dân trên địa bàn.

Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói” được tổ chức ngày 24/11 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm tuyên truyền, phổ biến, giải đáp, cung cấp thông tin để đẩy mạnh thi hành Luật Đất đai 2024, nhất là đối với những vấn đề liên quan đến đất đai trong nông nghiệp, nông thôn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文