Chân tướng những con rối quấy nhiễu trong dịch bệnh

07:26 04/09/2021

Thời gian qua, những đối tượng cầm đầu, cốt cán của các tổ chức phản động lưu vong liên tục có những hoạt động chống phá nhằm ngăn cản nỗ lực của Việt Nam trong phòng, chống đại dịch COVID-19. Chân dung những con rối chống phá dưới danh nghĩa “nhà dân chủ” được nhắc tới sau đây sẽ giúp người dân nhận diện được bộ mặt thật của các đối tượng.

 

Nhắc đến Lisa Phạm, tên thật là Phạm Thị Anh Đào (SN 1979, Việt kiều Mỹ, cư trú tại Progresssibe Way, Denmaru, South California, Mỹ) thành viên “Biệt đoàn Sao trắng”, một phân nhánh của tổ chức khủng bố “Chính phủ Việt Nam tự do” do Nguyễn Hữu Chánh cầm đầu, nhiều người ngán ngẩm bởi chiêu trò quấy nhiễu, chống phá. Năm 2005, Lisa Phạm đã 3 lần về nước nhằm móc nối, lôi kéo, xúi giục các đối tượng phản động trong nước hoạt động phạm tội phá hoại, khủng bố và đã bị cơ quan an ninh Việt Nam bắt giữ.

Trong trại giam của Bộ Công an, Lisa Phạm đã thừa nhận tội lỗi, viết đơn xin khoan hồng và cam kết không tái phạm.

Thực hiện chính sách nhân đạo, khoan hồng của Đảng, Nhà nước, Lisa Phạm được trả tự do. Đến ngày 23/7/2006, Lisa Phạm bị trục xuất khỏi Việt Nam. Thế nhưng “chưa khỏi vòng đã cong đuôi”, ngay khi vừa đặt chân đến Mỹ, Lisa Phạm đã lên mạng Internet vu cáo Nhà nước Việt Nam cùm chân, bỏ đói và dùng nhục hình đối với chị ta. Đối tượng thường xuyên làm các clip xuyên tạc sự thật đăng tải trên mạng xã hội; cùng các đối tượng đồng bọn lập ra cái gọi là “chương trình khai dân trí” phát trực tiếp trên facbook và youtube, nội dung xuyên tạc sự thật về tình hình Việt Nam, có nhiều bài viết, chế ảnh xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tháng 8/2017, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can, truy nã Lisa Phạm về tội “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân” theo Điều 84, BLHS Việt Nam năm 1999. Trước đó, từ cuối năm 2016, Đào Minh Quân cùng Lisa Phạm và các đối tượng cốt cán âm mưu khôi phục tổ chức, tiếp tục âm mưu hoạt động khủng bố tại Việt Nam.

Cụ thể, thông qua mạng xã hội, Lisa Phạm lôi kéo, kết nối với nhiều đối tượng trong nước thành lập các “nhóm hành động” để tiến hành khủng bố, phá hoại. Nhóm đối tượng này có ý đồ thực hiện các hoạt động khủng bố, ám sát cán bộ, phá hoại các công trình trọng điểm trong nước, chế tạo bom xăng, bom khói để sử dụng trong các cuộc biểu tình, vu cáo lực lượng chức năng đàn áp người biểu tình. Cuối tháng 3/2017, theo chỉ đạo của Lisa Phạm, Nguyễn Đức Sinh từ Lào về Việt Nam để tập hợp các đối tượng thực hiện hoạt động khủng bố, phá hoại gây tiếng vang cho tổ chức.

Với tư tưởng chống đối quyết liệt, đối tượng tiếp tục lợi dụng tình hình dịch bệnh của Việt Nam liên tục sử dụng kênh youtube tán phát video xuyên tạc về công tác phòng, chống dịch bệnh của Chính phủ, vu cáo Chính phủ đã chỉ đạo “ép nhỏ con số lây nhiễm và tử vong” trong cả nước nhằm “mị dân và lừa gạt quốc tế”, “âm mưu nới lỏng giãn cách xã hội trước thềm 2-9 để ăn mừng”! Đồng thời thông qua đó, Lisa Phạm kêu gọi người dân toàn quốc làm giấy tờ giả qua mắt lực lượng chức năng để tự do đi lại, lập kế hoạch “phá chốt kiểm dịch của Việt Cộng”; phá rào cách ly tại các khu công nghiệp, tiến hành “3 sạch”(đốt sạch, giết sạch, phá sạch) trên toàn quốc, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh và Bình Dương nhằm phản đối chính quyền và đưa người dân về quê hương cách ly điều trị.

Nguyễn Văn Đài, đối tượng cốt cán thành lập “Hội Anh em dân chủ”, hiện sống lưu vong tại Đức cũng liên tục có các bài viết chống phá. Nguyễn Văn Đài liên hệ với các tổ chức phản động trong và ngoài nước thực hiện các hành vi câu móc, hỗ trợ tài chính cho các hoạt động tuyển lựa, đào tạo, phát triển lực lượng chống đối trong nước và tán phát các tài liệu xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước ta, bôi nhọ lãnh tụ và chế độ. Khi tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Đài đưa ra các bài viết bịa đặt với mục đích chống phá và kiếm tiền.

Lê Văn Sơn, đối trượng trốn lệnh truy nã tại Mỹ cũng là một trường hợp như vậy. Sơn sinh năm 1985, quê tại thôn Trinh Hà, xã Hoằng Trung, huyện Hoằng Hoá, Thanh Hóa. Con đường phạm tội của Sơn bắt đầu thời điểm đối tượng tốt nghiệp Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội và làm hướng dẫn viên du lịch tự do tại Hà Nội. Quá trình này, Sơn gặp gỡ và tiếp xúc với một số đối tượng cơ hội, bất mãn, có tư tưởng “đa nguyên, đa đảng”. Thay vì việc phải tiếp cận, chọn lọc thông tin thì Sơn đã dần dần bị tha hoá, trở thành một đối tượng hoạt động tích cực cho các báo, đài phản động trong và ngoài nước.

Năm 2011, cơ quan điều tra đã ra lệnh bắt 14 đối tượng trong tổ chức Việt Tân về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, theo khoản 1 và khoản 2, Điều 79, Bộ luật Hình sự. Trong số đó có Lê Văn Sơn, Hồ Đức Hòa và Đặng Xuân Diệu là ba thành viên cốt cán, tích cực nhất trong các hoạt động phá hoại. Với thái độ khai báo thành khẩn, Sơn được Tòa phúc thẩm tuyên mức án nhẹ hơn so với án sơ thẩm.

Những tưởng nhận được sự khoan hồng của pháp luật, Lê Văn Sơn sẽ biết quay đầu là bờ, làm lại cuộc đời. Tuy nhiên, sau khi ra tù, Lê Văn Sơn vào các tỉnh phía Nam tiếp tục câu kết với các đối tượng tiến hành hoạt động chống phá phức tạp hơn. Đối tượng hợp tác và tiếp tay cho các linh mục chống phá như Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục… Trên Facebook cá nhân, Sơn thường xuyên đăng tải các bài viết thể hiện các quan điểm “đa nguyên, đa đảng”, đòi xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”. Khi dịch COVID-19 phức tạp, Lê Văn Sơn “theo đóm, ăn tàn”, tiếp tục có những bài viết chống phá.

Một số đối tượng của Việt Tân còn trắng trợn xuyên tạc việc giãn cách xã hội để phòng, chống sự lây lan dịch bệnh tại TP Hồ Chí Minh, cho rằng chính quyền tìm cách nhốt người dân ở nhà với các bài viết như:“Chỉ đi chợ hộ cho dân mà không giải quyết được”, “Chủ trương xét nghiệm toàn thành phố chỉ có lợi cho tập đoàn dược phẩm”, “Nhà cầm quyền CSVN mới là nguyên nhân chính làm cho dịch bệnh lây lan và mất kiểm soát như hiện nay”…

Cùng với Việt Tân, tổ chức Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời (CPQGVNLT) cũng gia tăng thực hiện hoạt động chống phá. Các hội, nhóm của CPQGVNLT lan truyền video quay cảnh công nhân khu công nghiệp tại Bình Dương đạp phá rào chắn, chốt trực phòng COVID-19. Cùng với đó là kích động tụ tập biểu tình, bạo lực. Số đối tượng cầm đầu, cốt cán của tổ chức CPQGVNLT yêu cầu các thành viên sẵn sàng hỗ trợ các cuộc biểu tình khi có cơ hội; hứa hẹn sẽ cung cấp vũ khí cho người tham gia biểu tình để chống lại lực lượng chức năng nếu bị ngăn chặn. Chúng liên kết với một số đối tượng trong các hội, nhóm phản động trên không gian mạng khác như “Cờ Vàng”, “Bạn phải lên tiếng”… tán phát lời kêu gọi “ba sạch” các khu cách ly; xuyên tạc chính quyền tổ chức cách ly tập trung nhằm “làm lây lan dịch bệnh, giết bớt người dân, dọn chỗ đón ngoại bang”; kêu gọi người dân trong nước, đặc biệt là những người đang theo dõi, điều trị COVD-19 tại các khu cách ly tập trung biểu tình phản đối các quy định phòng, chống dịch, đốt sạch các khu cách ly để “tự cứu nếu không muốn chết vì COVID-19”.

Đọc và xem những clip trên của Lisa Phạm, Nguyễn Văn Đài, Lê Văn Sơn…, không thể chấp nhận những luận điệu lố lăng của kẻ phản bội lại quê hương, đất nước. Thực tiễn, khi đợt dịch thứ tư bùng phát, chủng Delta diễn biến phức tạp, không chỉ ở Việt Nam, các nước khu vực châu Á và trên thế giới đều căng thẳng trước tốc độ lây lan của dịch bệnh.

Trong tình hình đó, việc thực hiện giãn cách xã hội và 5K là một biện pháp giúp ngăn chặn tình hình dịch bệnh. Cùng với đó, CBCS của các lực lượng tuyến đầu như Y tế, Công an và Quân đội đã xung phong đến với đồng bào miền Nam, giúp phòng, chống dịch. Đó là những "tấm lá chắn" vững vàng giữa tâm dịch; ngày đêm bám trụ, túc trực tại các chốt kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo an toàn tại các khu cách ly, bệnh viện dã chiến, khu vực phong tỏa, hoàn thành tốt nhiệm vụ kép, vừa ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh, vừa giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đó còn là những chiến sỹ thầm lặng làm nhiệm vụ ngăn chặn dịch bệnh từ nước ngoài xâm nhập vào Việt Nam qua con đường nhập cảnh. Những cán bộ Công an đối mặt với nguy cơ lây bệnh ở các khu cách ly hay những dấu chân âm thầm, không biết mệt mỏi đi đến từng nhà, có mặt ở từng góc phố, từng địa bàn với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19…

Trong cuộc chiến “chống dịch như chống giặc”, nhiều CBCS Công an phải đối mặt với nguy hiểm và bị lây nhiễm dịch bệnh, có CBCS đã ngã xuống như Đại úy Phan Tấn Tài, trinh sát Đội CSĐT tội phạm về ma tuý Công an quận 6; Đại úy Lê Huỳnh Nhật Minh, Phó trưởng Công an xã Phước Thạnh, huyện Gò Dầu (Tây Ninh)...

Hiện các cơ quan chức năng đang tăng cường hoạt động kiểm soát thông tin, xử lý nghiêm các hoạt động đăng tải tin giả, xuyên tạc liên quan đến đại dịch COVID-19; ngăn chặn tình trạng tin giả, xấu độc trên mạng xã hội gây hoang mang quần chúng, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch.

Mai Anh

Thời gian gần đây, nhiều địa phương trong cả nước liên tục ghi nhận các vụ việc đua xe trái phép do nhóm thanh, thiếu niên thực hiện. Không chỉ gây nguy hiểm cho chính người tham gia, hành vi này còn là mối đe dọa trực tiếp đến an toàn giao thông, trật tự xã hội và sự bình yên của cộng đồng. 

Khoảng chiều và đêm 17/11, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 18-20 độ C, vùng núi có nơi dưới 15 độ C.

Ngày 16/11, báo cáo với đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy làm trưởng đoàn, đại diện đơn vị thi công Dự án cao tốc Hòa Liên-Túy Loan (đoạn qua địa bàn Đà Nẵng) cho biết hiện đang bố trí khoảng 30 mũi thi công để đáp ứng tiến độ; nhưng còn một số vướng mắc về mặt bằng, một số điểm người dân cản trở thi công; mưa nhiều, bụi mù, ùn tắc...

Ngày 16/11, Cục CSGT cho biết, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 6 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) đang củng cố hồ sơ xử lý một tài xế ô tô dừng xe ở làn khẩn cấp cao tốc Vĩnh Hảo-Phan Thiết để cả gia đình ngồi ăn tối.

Đại úy Lê Thị Hồng Lụa là cô giáo ở Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an. Ngoài truyền đạt kiến thức văn hóa cho học sinh, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa còn uốn nắn, dạy dỗ, giáo dục những học sinh từ lầm lì, khép kín, ngỗ nghịch đi vào nền nếp, kỷ cương, trở thành người lương thiện để khi hết thời hạn, các em về với gia đình, trở thành người có ích cho xã hội. Nhiều năm miệt mài làm người “chở đò”, với biết bao tâm huyết, công sức, những kỷ niệm về sự hướng thiện của các em học sinh ở ngôi trường “đặc biệt” vẫn luôn là động lực để Đại úy Lê Thị Hồng Lụa thêm say mê, yêu quý nghề. 

Lúc 8h ngày 16/11, tại khu vực biên giới gần cột mốc 172, thuộc ấp Bình Quới, xã Phước Bình, thị xã Trảng Bàng (Tây Ninh), Đồn Biên phòng Phước Chỉ phối hợp cùng Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh và Công an thị xã Trảng Bàng bắt quả tang Xu Xin (SN 1997, quốc tịch Trung Quốc) nhập cảnh trái phép từ Campuchia vào Việt Nam.

Trận lũ quét xảy ra hôm 29/10 vừa qua đã để lại những hậu quả nặng nề về người và của, nằm ngoài tiên lượng của giới chức chính trị Tây Ban Nha và nghiêm trọng hơn, nó còn khiến cho giới chức chính trị Tây Ban Nha chỉ trích và đỗ lỗi cho nhau trong cách ứng phó thiên tai.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文