Đâu là lợi ích cốt lõi?

09:27 26/10/2015
Đã từ nhiều năm nay, các thế lực thù địch bên trong và bên ngoài vẫn thường xuyên ra rả, lúc trầm lúc bổng cái luận điệu “đa nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập”, đòi chúng ta phải thực hiện, coi đó như là cái “bảo bối” hữu hiệu trong các ngón đòn chống phá cách mạng nước ta.

Hiện nay, trong khi nhân dân ta đang có những hoạt động sôi nổi tiến tới Đại hội lần thứ XII của Đảng, thì sự chống phá của các thế lực thù địch càng trở nên ráo riết và quyết liệt hơn. Chiêu trò cũ “đa nguyên, đa đảng” lại được các thế lực thù địch phát động, tung lên dồn dập trên các phương tiện thông tin, truyền thông, trên internet, trên các trang mạng xã hội với thái độ hằn học, với giọng điệu thù địch chống Tổ quốc, chống Đảng, chống chế độ xã hội của nhân dân ta rất quyết liệt và với một kiểu cách mới.

Chúng ra sức kêu gọi và đòi hỏi, yêu sách nhân dân ta phải thiết lập một “chế độ dân chủ đa nguyên”, coi đó là một “mệnh lệnh của đất nước”, “là lợi ích cốt lõi của quốc gia” hiện nay!

Những người đưa ra luận điệu trên xem ra cũng chẳng hiểu gì về lịch sử Việt Nam và cũng chưa hiểu hay cố tình làm sai lệch nội dung bản chất lợi ích quốc gia của dân tộc Việt Nam lúc này.

Mọi người đều biết, những thập kỷ đầu thế kỷ XX qua sự “sàng lọc” dữ dội của lịch sử, dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã lựa chọn Đảng Cộng sản Việt Nam là người duy nhất dẫn dắt mình đi đến độc lập, tự do, đi đến tương lai hạnh phúc thực sự. Thực tiễn cũng chứng tỏ, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn là đội tiền phong, lãnh tụ chính trị của giai cấp công nhân và của toàn thể dân tộc Việt Nam, là người lãnh đạo và tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Năm 1945, Đảng lãnh đạo toàn dân tộc, toàn thể nhân dân ta đứng lên khởi nghĩa, giành chính quyền, lập nên Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trong những ngày đầu giữ chính quyền và nền độc lập dân tộc, Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã mở rộng thành phần cho mọi tổ chức, chính đảng cùng tham gia lãnh đạo đất nước. Chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã có các đảng như Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội, Quốc dân đảng,... tham gia. Sau này còn Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội và Đảng Cộng sản, đến năm 1988 Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội tuyên bố tự giải tán.

Như vậy, lịch sử Việt Nam hiện đại cũng đã có và cũng đã phủ định đa đảng. Song điều quan trọng là, toàn bộ quá trình cách mạng Việt Nam và hoạt động của Nhà nước Việt Nam mới là do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nền chính trị của nước ta vẫn là nền chính trị nhất nguyên. Chế độ chính trị đó là do nhân dân ta lựa chọn từ chính những trải nghiệm trong quá trình lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, kháng chiến chống xâm lược và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự nghiệp cách mạng nước ta đã đem lại những quyền cơ bản nhất cho quốc gia, dân tộc và toàn thể nhân dân lao động Việt Nam, nhân dân ta thực sự được làm chủ cuộc sống của mình, được sống cuộc đời tự do, hạnh phúc.

Không thể xuyên tạc, phủ nhận lịch sử, không thể phủ nhận những hy sinh, mất mát to lớn của nhiều thế hệ người Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã làm nên kỳ tích vĩ đại trong lịch sử dân tộc ở thế kỷ XX, và vững bước đi lên trên con đường xã hội chủ nghĩa với những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Tinh thần anh dũng hy sinh và lao động sáng tạo của dân tộc Việt Nam là tấm gương để nhân dân và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới noi theo; là điểm sáng được bạn bè trên thế giới “ngưỡng mộ” và lạc quan tin tưởng vào tương lai phát triển phồn thịnh của Việt Nam.

Sự thật đó đã, đang và vẫn diễn ra, hoàn toàn bác bỏ những luận điệu muốn bóp méo, xuyên tạc, phủ định thành quả của cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện.

Thực chất luận điệu đó là nhằm thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng ta đối với xã hội, xoá bỏ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, “lái” nền dân chủ nước ta sang nền dân chủ phi xã hội chủ nghĩa. Điều tệ hại dẫn đến sẽ là: đất nước diễn ra cảnh hỗn loạn, mất ổn định, đổ vỡ nền kinh tế, rơi vào thảm họa như đã từng xảy ra ở một số nước. Thảm họa đó chắc chắn sẽ giáng cả lên đầu nhân dân, nhân dân chỉ là cái cớ cho sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái.

Họ đã mượn ở đâu cái cụm từ “lợi ích cốt lõi” khi cho rằng thực hiện đa nguyên chính trị là “lợi ích cốt lõi” của dân tộc Việt Nam hiện nay. Ở đây vừa cho thấy họ chẳng hiểu thế nào là lợi ích cốt lõi của dân tộc ta hiện nay, lại vừa cho thấy sự méo mó và dã tâm cố tình lái lợi ích cốt lõi của dân tộc ta theo một hướng khác. Họ đã cố tình không thấy, không biết thực chất mục tiêu, động lực và “lợi ích cốt lõi - như họ nói” của nhân dân ta, dân tộc ta hiện nay là: “Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; xây dựng nền tảng để sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Phải là người Việt Nam yêu nước thực sự mới thấm thía hết được giá trị của những thành quả mà nhân dân ta đã đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam hơn tám thập kỷ qua, mới có thể nhận thức được đâu là “lợi ích cốt lõi” đích thực của nhân dân ta và quyết tâm xây dựng, bảo vệ, giữ gìn “lợi ích cốt lõi” đó.

Huy Hoàng

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Một phụ nữ hôn mê gan cấp trên nền bệnh viêm gan B, cuộc sống chỉ tính bằng giờ đã may mắn được hồi sinh nhờ được ghép gan kịp thời từ nguồn hiến của người chết não vì tai nạn giao thông (TNGT).

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

Sáng 7/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tây Giang (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Pơloong Bưu (SN 1995, trú xã Axan, huyện Tây Giang) về hành vi “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文