Nghe “tiếng Mông ta”, bà con tẩy chay tổ chức Dương Văn Mình

06:46 05/02/2023

Xuân này, địa bàn người Mông trên vùng cao đất Võ Nhai, Thái Nguyên đã bình yên trở lại. Tình trạng tin theo tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình từ năm 2008 gây lên bao hệ lụy trong đời sống và bất ổn tình hình ANTT, nhờ nghe “tiếng Mông ta” trên kênh Toàn dân Podcast đã bị đẩy lùi. 100% số người Mông trước đây tin theo Dương Văn Mình, giờ đã ngộ ra và cam kết không nghe, tin, theo tổ chức bất hợp pháp này…

Vùng đồng bào người Mông ở Võ Nhai, Thái Nguyên, chịu ảnh hưởng tuyên truyền của tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình từ những năm 90 của thế kỷ trước và đến năm 2008 xuất hiện hoạt động của tổ chức này. Khởi đầu là từ xóm Lũng Luông, xã Thượng Nung sau đó lan ra các xã Tràng Xá, Phương Giao, Thần Sa… Đến tháng 12/2010, có 37 hộ với 199 khẩu tại 4 xóm, thuộc 4 xã theo tổ chức này gây bao vấn đề phức tạp về ANTT…

Trung tá Lâm Thị Nhung và đồng đội trong một buổi thu âm Podcast ngoài trời. (Ảnh do Công an huyện Võ Nhai cung cấp).

Trước tình hình đó, các ban, ngành, địa phương đã bám bản tuyên truyền vận động. Nhưng số lượng cán bộ còn quá ít so với số đông đồng bào nằm rải rác, cheo leo trên địa bàn vùng cao, cùng với đó không phải cán bộ nào cũng là người Mông, hoặc biết nói tiếng Mông nên việc tuyên truyền chưa hiệu quả. Làm thế nào để đổi mới cách tuyên truyền với đồng bào?

Đó là trăn trở của những đồng chí trực tiếp “bốn cùng” với đồng bào như Trung tá Lâm Thị Nhung, Đội trưởng Đội Xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc Công an huyện Võ Nhai. Trăn trở ấy đúng thời điểm Giám đốc Công an tỉnh triển khai Kế hoạch thực hiện “Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 31/12/2020 về Chương trình chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên. Từ đó, hình thành tư duy mới về tuyên truyền vận động của CBCS Công an huyện Võ Nhai.

Trong thực hiện “bốn cùng” với đồng bào thì thực hiện được ba “cùng” đầu tiên, đó là cùng ăn, cùng ở, cùng làm là việc làm thường xuyên với CBCS nhưng “cùng nói tiếng dân tộc” thì chưa đáp ứng được nhiều. Trong khi cơ sở hạ tầng thông tin trên địa bàn Võ Nhai khá hiện đại cho việc chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền.

Theo thống kê, có 100% các xã, thị trấn trên địa bàn huyện có đường truyền Internet cáp quang; tỷ lệ các xóm có sóng 3G, 4G đạt trên 83%, tỷ lệ phủ sóng điện thoại di động đạt trên 90%; có 54.893 thuê bao di động; tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 85%; tỷ lệ hộ gia đình có người có điện thoại thông minh đạt 71,74%.

Nếu xây dựng kênh tuyên truyền bằng tiếng dân tộc để đồng bào nghe, hiểu được nội dung thông tin sự thật và được thuyết phục mà làm theo thì vô cùng hiệu quả. Nhất là trong bối cảnh đại dịch COVID-19, việc tổ chức các buổi tuyên truyền tập trung còn gặp rất nhiều khó khăn do nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Từ đó, Trung tá Lâm Thị Nhung đã cùng cộng sự xây dựng kênh “Toàn dân Podcast” phát đi bản tin mỗi tuần, nhiều số phát sóng bằng tiếng dân tộc thiểu số tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính trị, pháp luật và nâng cao cảnh giác với âm mưu, hoạt động của các các thế lực thù địch, các loại tội phạm cho người dân không chỉ ở vùng cao Võ Nhai. Chỉ cần với 1 chiếc smart phone, có mạng Internet, mỗi người dân dễ dàng tiếp cận và trở thành một tuyên truyền viên chỉ bằng việc nhấp vào nút chia sẻ đường link của mỗi số phát sóng trên kênh của Công an huyện.

Qua một năm thực hiện, kênh “Toàn dân Podcast” đã xuất bản 29 bản tin, thu hút trên 2.400 lượt nghe, tải về với các nội dung như: Phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, phòng chống ma túy học đường, phòng chống xâm hại trẻ em, Luật An ninh mạng, Luật An toàn giao thông đường bộ, đấu tranh xóa bỏ “tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình”… và được phân phối trên 12 nền tảng khác nhau: Apple Podcasts, Spotify, Amazon music, Stitcher, Podcast Addict, Podchaser, Listen Notes, Player FM, RSS Feed... Hiện kênh “Toàn dân Podcast” đã được lên top Google. Người dân chỉ cần vào Google gõ “Toàn dân Podcast” sẽ được hiển thị mọi thông tin, mọi số Podcast của kênh.

Trên nền tảng công nghệ số, CBCS là người Mông đã xây dựng kịch bản, thu âm và lên kênh phát sóng các số podcast, như số #07 và số #08 “Không tin, không nghe theo tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình” bằng tiếng Mông nhằm tuyên truyền, vận động đồng bào. Lực lượng Công an xã đã hướng dẫn đồng bào nghe tiếng người Mông ta nói trên điện thoại di động.

Có chuyện sau khi Công an xã cầm điện thoại hướng dẫn đồng bào nghe các số phát thanh bằng tiếng Mông trên kênh “Toàn dân Podcast” của Công an huyện Võ Nhai, người dân mới vỡ lẽ, vẫn là tiếng người Mông ta nói đấy, nhưng thông tin hoàn toàn trái ngược với nhóm Dương Văn Mình. Mưa dầm thấm lâu, đồng bào nghe, hiểu, tiếng người Mông ta nói trên kênh “Toàn dân Podcast”, kết hợp với những việc làm cụ thể của cán bộ chính quyền dẫn đến bà con tin tưởng, từ đó thay đổi nhận thức. Kết quả, đến cuối năm 2022, có 69 hộ, 381 khẩu ký cam kết từ bỏ, không tin, không theo “tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình”, giao nộp Công an thu 44 phông, dỡ 4 nhà đòn. Võ Nhai bây giờ thành địa bàn “trắng” tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình.

Với sự năng động, sáng tạo của những cán bộ Công an trẻ được điều động bổ nhiệm về cơ sở, mà điển hình là Trung tá Lâm Thị Nhung mạnh dạn thực hiện chuyển đổi số trong tuyên truyền đã tạo lên “luồng gió mới”, “sức sống mới” trong đời sống tinh thần của đồng bào, trong cái lạnh của sương rừng đá núi địa bàn vùng cao đất Võ Nhai.

Hiện, Trung tá Lâm Thị Nhung và cộng sự vẫn ngày đêm sản xuất các số tuyên truyền không chỉ bằng tiếng Kinh mà còn cả bằng tiếng dân tộc thiểu số trên kênh “Toàn dân Podcast”. Các đồng chí đã đưa “tiếng Mông ta” nói cho đồng bào nghe, hiểu, tin và cam kết không tin theo Tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình.

Đoàn Đức Phương

Thời gian gần đây, nhiều địa phương trong cả nước liên tục ghi nhận các vụ việc đua xe trái phép do nhóm thanh, thiếu niên thực hiện. Không chỉ gây nguy hiểm cho chính người tham gia, hành vi này còn là mối đe dọa trực tiếp đến an toàn giao thông, trật tự xã hội và sự bình yên của cộng đồng. 

Khoảng chiều và đêm 17/11, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 18-20 độ C, vùng núi có nơi dưới 15 độ C.

Ngày 16/11, báo cáo với đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy làm trưởng đoàn, đại diện đơn vị thi công Dự án cao tốc Hòa Liên-Túy Loan (đoạn qua địa bàn Đà Nẵng) cho biết hiện đang bố trí khoảng 30 mũi thi công để đáp ứng tiến độ; nhưng còn một số vướng mắc về mặt bằng, một số điểm người dân cản trở thi công; mưa nhiều, bụi mù, ùn tắc...

Ngày 16/11, Cục CSGT cho biết, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 6 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) đang củng cố hồ sơ xử lý một tài xế ô tô dừng xe ở làn khẩn cấp cao tốc Vĩnh Hảo-Phan Thiết để cả gia đình ngồi ăn tối.

Đại úy Lê Thị Hồng Lụa là cô giáo ở Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an. Ngoài truyền đạt kiến thức văn hóa cho học sinh, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa còn uốn nắn, dạy dỗ, giáo dục những học sinh từ lầm lì, khép kín, ngỗ nghịch đi vào nền nếp, kỷ cương, trở thành người lương thiện để khi hết thời hạn, các em về với gia đình, trở thành người có ích cho xã hội. Nhiều năm miệt mài làm người “chở đò”, với biết bao tâm huyết, công sức, những kỷ niệm về sự hướng thiện của các em học sinh ở ngôi trường “đặc biệt” vẫn luôn là động lực để Đại úy Lê Thị Hồng Lụa thêm say mê, yêu quý nghề. 

Lúc 8h ngày 16/11, tại khu vực biên giới gần cột mốc 172, thuộc ấp Bình Quới, xã Phước Bình, thị xã Trảng Bàng (Tây Ninh), Đồn Biên phòng Phước Chỉ phối hợp cùng Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh và Công an thị xã Trảng Bàng bắt quả tang Xu Xin (SN 1997, quốc tịch Trung Quốc) nhập cảnh trái phép từ Campuchia vào Việt Nam.

Trận lũ quét xảy ra hôm 29/10 vừa qua đã để lại những hậu quả nặng nề về người và của, nằm ngoài tiên lượng của giới chức chính trị Tây Ban Nha và nghiêm trọng hơn, nó còn khiến cho giới chức chính trị Tây Ban Nha chỉ trích và đỗ lỗi cho nhau trong cách ứng phó thiên tai.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文