Nhận diện về tà đạo Giê Sùa, Bà Cô Dợ trong dân tộc Mông

06:31 14/09/2022

Tà đạo Giê Sùa, Bà Cô Dợ đã lợi dụng niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo nhằm tuyên truyền, tập hợp lực lượng để lập cái gọi là “Nhà nước Mông” gây ra tình trạng phức tạp về an ninh, trật tự. Vậy nguồn gốc, bản chất và hoạt động của tà đạo Giê Sùa, Bà Cô Dợ trong dân tộc Mông như thế nào?

Nguồn gốc của tà đạo Giê Sùa,  Bà Cô Dợ

Tà đạo Giê Sùa do đối tượng David Her (tên thật là Hờ Chá Sùng, tự xưng là mục sư, người dân tộc Mông, quê quán ở huyện Phôn Xa Vẳn, tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hòa DCND Lào, hiện đang sinh sống ở bang California, Mỹ) lập ra năm 2015. David Her tự nhận mình là người đưa tin của chúa Giê Sùa, cho rằng chúa Giê Sùa sẽ tái lâm, bảo vệ và lãnh đạo người Mông xây dựng nhà nước riêng. “Hội thánh chúa Giê Sùa” đã chỉnh sửa, xuyên tạc giáo lý, giáo luật của đạo Tin Lành để tuyên truyền cho rằng, tên chúa Giê Su phải gọi là Giê Sùa và giải thích Giê Su là tên do nhà cầm quyền La Mã cố tình viết sai để lừa mọi người.

“Hội thánh chúa Giê Sùa” không công nhận Adam và Eva mà thay vào đó là chàng Ong và cô Ía theo truyền thuyết của người Mông, không tà đạo lễ giáng sinh và phục sinh hàng năm; không bắt buộc tín đồ phải dâng quỹ dâng hiến 10%. David Her đã đăng tải, tán phát các đoạn video clip, bài viết trên trang website “www.covntseegye[1]suamessiah.com” và trang youtube nhằm tuyên truyền, lôi kéo, kích động người Mông theo tà đạo Giê Sùa.

Đáng chú ý, Hờ Chá Sùng tuyên truyền, kêu gọi tà đạo Giê Sùa là tôn giáo riêng cho người Mông; chúa Giê Sùa sẽ tái lâm để bảo vệ, lãnh đạo người Mông xây dựng nhà nước riêng; tuyên truyền, kích động người Mông ở các nơi về tỉnh Xiêng Khoảng, Lào để chiến đấu, xây dựng “Nhà nước Mông”. Hờ Chá Sùng nhận mình chính là người đưa tin của chúa Giê Sùa và biết trước ngày chúa Giê Sùa sẽ tái lâm trong thời gian tới, sẽ làm vua của dân tộc Mông. Ai tin tưởng đi theo chúa Giê Sùa thì có được đất nước riêng của người Mông, cuộc sống sẽ ấm no, hạnh phúc....

Một số điểm nhóm theo tà đạo Giê Sùa đã công khai cầu nguyện, mong muốn chúa Giê Sùa về phù hộ, dẫn dắt để có được “Nhà nước Mông” với các luận điệu “Chúng tôi đi theo Giê Sùa thì kiên quyết theo”, “chúng tôi đang làm đất nước Mông, trước đây Tráng A Chớ ở Mường Nhé làm không thành công thì chúng tôi sẽ làm thành công”...

Công an huyện Nậm Pồ, Điện Biên tăng cường cán bộ, chiến sĩ xuống cơ sở tuyên truyền, vận động nhân dân cảnh giác trước các tà đạo. Ảnh: Thu Trang

Tà đạo Bà Cô Dợ do đối tượng Vừ Thị Dợ, sinh năm 1977, là người Mông gốc Lào, quốc tịch Mỹ, hiện đang sinh sống tại thành phố Milwaukee, bang Wiscosin, Mỹ lập ra và làm hội trưởng từ cuối năm 2016. Vừ Thị Dợ đã đăng tải, tán phát nhiều video clip trên YouTube với nội dung con trai của Dợ, sinh năm 2000, là chúa Giê Su, đến năm 2018 (đủ 18 tuổi) sẽ tái lâm làm vua của người Mông. Vừ Thị Dợ đã lập ra nhóm đạo có tên “Đức Chúa trời yêu thương chúng ta” hay còn gọi là Bà Cô Dợ và lôi kéo mọi người tin theo và tham gia nhóm đạo trên để tập hợp lực lượng, lập nhà nước riêng của người Mông. Vừ Thị Dợ trước đây tin theo Công giáo và Tin lành nhưng có nhiều vi phạm về giáo lý, giáo luật, thường xuyên tuyên truyền, xuyên tạc Kinh thánh hai tôn giáo này nên đã bị khai trừ ra khỏi giáo hội. Sau khi bị khai trừ, Vừ Thị Dợ đã lập trang mạng kiếm tiền từ YouTube kết với truyền đạo. Những người tin theo tà đạo Bà Cô Dợ không tà đạo lễ Phục sinh, chỉ tà đạo lễ Giáng sinh vào ngày 22/11 hằng năm (không phải ngày 25/12) là ngày sinh của chúa Cứ Nu Si Lông, tuyên truyền rằng không phải đóng 10% thu nhập, ai tin theo Bà Cô Dợ sẽ được chia tiền. Sáng chủ nhật hằng tuần, các đối tượng và những người tin theo tập trung sinh hoạt tại điểm nhóm.

Trong quá trình giảng dạy, các đối tượng sử dụng các bài hát về chúa đã được cải biên trên nền nhạc trẻ; nội dung chủ yếu chúng tuyên truyền mê tín dị đoan, xuyên tạc Kinh thánh, đả kích các tôn giáo chính thống, chê bai phong tục truyền thống của người dân tộc Mông, tuyên truyền về ngày tận thế, việc vua Mông ra đời, kích động ly khai, tự trị, lôi kéo người theo Bà Cô Dợ tham gia thành lập “Nhà nước Mông”.

Bản chất, hoạt động của tà đạo Giê Sùa, Bà Cô Dợ

Giê Sùa, Bà Cô Dợ đều là tà đạo lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để tập hợp phát triển lực lượng lập “Nhà nước Mông”. Thời gian qua, các đối tượng triệt để sử dụng phương thức, thủ đoạn thông qua điện thoại, mạng xã hội, các phần mềm trực tuyến để chỉ đạo số đối tượng cốt cán ở trong nước tích cực tuyên truyền, lôi kéo người Mông tại Việt Nam tham gia tà đạonhằm kích động lập “Nhà nước Mông” với các luận điệu như: Đức chúa trời Giê Hô Va đã chia đất cho người Mông nhưng người Mông không đoàn kết, nên đất đai đã bị các nước khác xâm chiếm; người Mông không có lãnh thổ, nhà nước riêng, suốt đời đi làm thuê cho các dân tộc khác.

Thời gian tới, chúa sẽ tái lâm làm vua của dân tộc Mông, ai tin tưởng đi theo chúa Giê Sùa thì có được đất nước riêng của người Mông, cuộc sống sẽ ấm no, hạnh phúc. Theo đạo Giê Sùa, đạo Bà Cô Dợ khi có chiến tranh, thiên tai thì sẽ được đưa đến đất nước của chúa sinh sống; kêu gọi người Mông phải đoàn kết để chung tay xây dựng đất nước riêng của người Mông...

Đáng chú ý, trong một buổi sinh hoạt, nhóm đối tượng ở bản Na Cô Sa 3, xã Na Cô Sa, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên công khai cầu nguyện, mong muốn chúa Giê Sùa về phù hộ, dẫn dắt để có được “Nhà nước Mông”. Khi chính quyền đến tuyên truyền, vận động thì số này tỏ thái độ chống đối đến cùng và xé biên bản vi phạm hành chính. Một số đối tượng ở xã Pú Xi, huyện Tuần Giáo khi được người đứng đầu các hệ phái Tin Lành tuyên truyền quay lại tôn giáo chính thống đã công khai tuyên bố: “Ở Mường Nhé hoạt động “Nhà nước Mông” không thành thì người Mông ở huyện Tuần Giáo sẽ làm, mọi người phải tin theo Giê Sùa để lập “Nhà nước Mông”, ai làm lộ thông tin sẽ giết người đó...”! Một số đối tượng cầm đầu “Nhà nước Mông” đã thường xuyên liên lạc, chỉ đạo hoạt động cho số đối tượng cầm đầu các điểm nhóm “Giê Sùa”, tuyên truyền với những luận điệu cho rằng, đi theo Giê Sùa thì mới có “Nhà nước Mông”. Một số người tin theo tà đạo Giê Sùa còn bao che, dẫn đường, cung cấp lương thực cho số đối tượng tham gia hoạt động lập “Nhà nước Mông” trong quá trình trốn tránh lực lương chức năng truy bắt…

Bên cạnh đó, chúng thông qua việc hỗ trợ tài chính cho số đối tượng cầm đầu, cốt cán ở trong nước để động viên, chỉ đạo lôi kéo, phát triển tín đồ. Từ năm 2018 đến nay, nhóm của đối tượng Vừ Thị Dợ ở Mỹ đã công khai chỉ trích một mục sư ở trong nước và một số mục sư Tin Lành khác ở Mỹ là tà giáo, kêu gọi người Mông không tin những mục sư trên. Từ năm 2017 đến nay, đối tượng Vừ Thị Dợ và số đối tượng cốt cán ở Mỹ đã nhiều lần gửi tiền cho đối tượng cầm đầu, cốt cán ở Điện Biên, Lai Châu để hoạt động.

Số đối tượng cốt cán trong tà đạo Giê Sùa, Bà Cô Dợ ở các tỉnh Tây Bắc và một số tỉnh ở Tây Nguyên đã chia thành nhiều nhóm hoạt động riêng lẻ, có đối tượng đứng đầu chỉ đạo, phụ trách; có sự trao đổi thông tin, tình hình và thống nhất về cách thức hoạt động và chịu sự chỉ đạo chung của đối tượng ở Mỹ. Tuy nhiên, tà đạo Giê Sùa, Bà Cô Dợ chưa có cơ cấu tổ chức rõ ràng mà chia thành nhiều nhóm hoạt động riêng lẻ; không có giáo lý, giáo luật, hiến chương, điều lệ cụ thể, hoạt động chủ yếu cắt xén giáo lý của đạo Tin lành, bị các chức sắc Tin lành Mông ở Mỹ và nhiều nước lên án. Tài liệu tuyên truyền, sinh hoạt chủ yếu do Vừ Thị Dợ và David Her soạn thảo, tán phát trên mạng Internet dựa vào giáo lý, giáo luật của đạo Tin lành nhưng có lược bỏ, sửa đổi.

Luận điệu tuyên truyền, tà đạo Giê Sùa, Bà Cô Dợ đã đả kích các tôn giáo chính thống, chê bai phong tục tập quán truyền thống của đồng bào dân tộc Mông, coi các tôn giáo khác là tà giáo, còn bản thân tự nhận là tôn giáo chính thống của người Mông. Những gì mà các đối tượng cầm đầu, cốt cán trong tà đạo Giê Sùa, Bà Cô Dợ tuyên truyền là hoàn toàn trái ngược với thuần phong mỹ tục cũng như những giá trị chuẩn mực về đạo đức, văn hóa của đồng bào dân tộc Mông; không được pháp luật Việt Nam cho phép. Vì vậy, việc nhận thức rõ bản chất của tà đạo Giê Sùa, Bà Cô Dợ để kịp thời ngăn chặn, xử lý hoạt động phi pháp, nguy hiểm của những đối tượng cầm đầu, cốt cán đang tích cực tuyên truyền, lôi kéo đồng bào dân tộc Mông tham gia vào các hoạt động gây phức tạp về tình hình an ninh, trật tự trong giai đoạn hiện nay.

Phan Dương

Chủ động nhận diện những diễn biến của tội phạm, đồng thời triển khai quyết liệt, hiệu quả các phương án, kế hoạch, Công an tỉnh Thái Bình được xem là "điểm sáng" trong đấu tranh phòng, chống tội phạm đường phố thời gian qua. Những biện pháp, cách làm bài bản, có tính chiều sâu của Công an tỉnh Thái Bình đang ngày càng phát huy hiệu quả, củng cố và giữ gìn bình yên nơi mảnh đất quê lúa.

Sau 3 năm triển khai Đề án 06, người đứng đầu ở nhiều bộ, ngành, địa phương đã quyết tâm, quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, giải quyết từng công việc, nhiệm vụ cụ thể để phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giúp bức tranh chuyển đổi số ngày càng rõ nét và các vùng sáng được mở rộng.

Giá nhà đất vượt quá xa thu nhập của người dân, khiến khả năng tiếp cận nhà ở của đại đa số lao động có mức thu nhập trung bình và thấp ngày càng khó khăn. Theo Bộ Xây dựng, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do thời gian qua, đã có hiện tượng “tạo giá ảo”, “thổi giá” của giới đầu cơ và các cá nhân hành nghề môi giới bất động sản.

Sáng 17/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 16 và tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu năm 2024. Chương trình nhằm biểu dương, tôn vinh và tri ân các nhà giáo tiêu biểu xuất sắc, có nhiều đổi mới sáng tạo và đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hôm nay (18/11), bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ; sau đó ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Gió Đông Bắc trong đất liền cấp 2-3, vùng ven biển cấp 3-4. 

Trong  2 ngày (15, 16/11), Đoàn công tác Công đoàn Báo CAND đã có chuyến công tác xã hội từ thiện ý nghĩa tại tỉnh Hòa Bình. Đoàn đã đến thăm, động viên, trao quà tặng thày, trò Trường tiểu học và trung học cơ sở Ngòi Hoa, thuộc xã Suối Hoa, huyện Tân Lạc - một trong những ngôi trường thuộcc địa bàn miền núi khó khăn của tỉnh Hòa Bình.

Ngày 17/11, Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu và môi trường, Công an tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện lệnh khám xét chỗ ở, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Lê Công Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Văn phòng phẩm Tuấn Như (phường 2, TP Bảo Lộc), để điều tra về hành vi trốn thuế.

Trước ngày khởi công Dự án đường Vành đai 3 (18/6/2023) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP Hồ Chí Minh đặt mục tiêu đến trước ngày 31/12/2023 sẽ bàn giao 100% mặt bằng phục vụ dự án. Nhưng thực tế việc giải phóng mặt bằng và thi công các gói thầu diễn ra rất chậm…

Tiếp tục quá trình điều tra vụ án hình sự “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu, nộp ngân sách Nhà nước” xảy ra tại Quảng Bình, trong 2 ngày 15 và 16/11, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Bình đã tiến hành khởi tố 11 bị can có liên quan và đang tiếp tục điều tra, mở rộng.

Bộ Xây dựng thống kê, giá bất động sản tại một số địa phương vẫn có xu hướng tăng, đặc biệt là ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các đô thị lớn. Điển hình như tại Hà Nội, giá căn hộ chung cư tiếp tục tăng ở cả dự án mới và cũ. Mặt bằng giá dự án mới quý III/2024 đã tăng từ 4-6% theo quý và từ 22-25% theo năm. Đặc biệt, có một số khu vực tăng cục bộ lên khoảng 35-40% tùy từng vị trí so với quý trước.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文