Nực cười chuyện đối tượng chống phá Đất nước được “Trao giải Nhân quyền”

07:01 06/12/2021

Cuối tháng 11/2021 vừa qua, tổ chức “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam (MLNQVN) đã ra thông cáo báo chí về “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam 2021”. Đáng chú ý, giải thưởng được trao cho 5 cá nhân thì trong đó có 3 người cùng một gia đình là Cấn Thị Thêu cùng 2 con trai Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư. Hai người còn lại là Nguyễn Văn Túc và Đinh Thị Thu Thủy.

Được “vinh danh” nhờ… “bề dày” chống phá 

Đúng với “nếp” cũ, những cá nhân được tổ chức này “tôn vinh” là đối tượng đã, đang bị điều tra, truy tố, xét xử về hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, riêng 3 mẹ con Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư đã có các bản án tại phiên tòa sơ thẩm. Từ đó cho thấy sự lố bịch, trò hề của cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam”.

“Giải thưởng nhân quyền Việt Nam” là một vở kịch thường niên mà MLNQVN dựng lên không phải vì quyền con người, vì giá trị đích thực của cuộc sống người dân mà ngược lại, đây chỉ là cái cớ để số đối tượng chống phá chế độ, chống Đảng, Nhà nước khuếch trương, thu hút nguồn tài trợ từ các thế lực chống phá.

Trong cuộc họp báo công bố kết quả “Giải nhân quyền Việt Nam 2021” được tiến hành qua Zoom, phát trực tiếp trên facebook, youtube và một số loại hình mạng xã hội khác, tổ chức này đã công bố 5 cá nhân được trao giải thưởng nói trên. Theo kế hoạch mà MLNQVN đưa ra, hướng đến Ngày Quốc tế nhân quyền lần thứ 73 vào 12/12/2021, tổ chức này sẽ làm lễ trao giải tại nhà sinh hoạt cộng đồng ở Westminster, California, Mỹ.

Khi “vinh danh” để trao cho Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư, họ gọi số đối tượng này là “các nhà hoạt động nhân quyền”, vu cáo “nạn nhân của chính sách cướp đất của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, gia đình bà Cấn Thị Thêu đã trở thành những nhà hoạt động đấu tranh cho quyền con người”!

Trên thực tế, số đối tượng này chưa từng hoạt động vì lợi ích quyền con người, vì lợi ích cộng đồng mà tất cả chỉ là lợi ích cá nhân, vượt quá giới hạn của pháp luật cho phép. Những thông tin về các đối tượng này chống phá chính quyền đã được nêu rõ trong hồ sơ của cơ quan tiến hành tố tụng.

Cấn Thị Thêu từ những năm 2000 đã nổi lên với các hoạt động của “dân oan”, tích cực trong các hoạt động gây mất trật tự liên quan đến khiếu kiện và đền bù đất đai và hành trình đó kéo dài, bất chấp việc cơ quan chức năng vào cuộc giải quyết thấu đáo, trọn vẹn. Vì bổng lộc mà các đối tượng phản động, chống phá bên ngoài nuôi dưỡng, Cấn Thị Thêu nhắm mắt làm liều.

Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư thường xuyên tán phát lên mạng xã hội các video có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền và bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân, kêu gọi, kích động chống chính quyền; đưa thông tin xuyên tạc về vụ việc xảy ra tại Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội); vu khống, xúc phạm uy tín của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Cấn Thị Thêu đã có 2 tiền án, 1 tiền sự về các hành vi chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng. Ngày 5/5/2021, Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư đã bị TAND tỉnh Hòa Bình tuyên phạt mỗi bị cáo 8 năm tù và 3 năm quản chế về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” được quy định tại điểm a,b, khoản 1, Điều 117 – BLHS 2015. Còn Trịnh Bá Phương cũng sắp hầu tòa với tội danh quy định tại khoản 2, Điều 117 – BLHS năm 2015.

Về mục đích đề ra, Giải thưởng nhân quyền được trao tặng nhằm để “vinh danh, tuyên dương cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực đấu tranh cho quyền làm người của người dân Việt Nam”.

Tuy nhiên, vinh danh, tuyên dương những người có “thành tích xuất sắc” mà MLNQVN hướng đến chính là  những phần tử chống phá, gây ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

Cấn Thị Thêu không chỉ dừng lại ở bề dày chống phá có thâm niên mà còn có “thành tích” lôi kéo con cái vào các hoạt động vi phạm pháp luật. Điều đó càng khẳng định được rằng, những phần tử này không chỉ sai về mặt pháp luật mà về đạo đức cũng không cho phép khi bổn phận làm cha, làm mẹ lại lôi kéo con cái vào con đường sai trái của mình.

Tương tự, các đối tượng Đinh Thị Thu Thủy và Nguyễn Văn Túc đều là những đối tượng có bề dày hoạt động với hành vi vi phạm pháp luật hình sự, tuyên truyền, chống phá Đảng, Nhà nước, hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.

Vở kịch thường niên

“Giải thưởng nhân quyền Việt Nam” là sản phẩm của MLNQVN, một tổ chức đã được dư luận phơi bày về mưu đồ, bản chất. Đây là tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Mỹ được thành lập năm 1997, chuyên lợi dụng các chiêu bài “dân chủ, nhân quyền” để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, tích cực móc nối với các tổ chức phi chính phủ khác có hoạt động chống phá Việt Nam.

Tổ chức này thường có các hoạt động như mở chiến dịch truyền thông đòi xóa bỏ Điều 4, Hiến pháp Việt Nam, đòi Đảng Cộng sản từ bỏ quyền lãnh đạo; kêu gọi đa nguyên, đa đảng, cổ xúy tam quyền phân lập; xuyên tạc, phỉ báng đường lối, chiến lược phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam; đưa ra các bản báo cáo nhân quyền có nội dung xuyên tạc...

Với hàng loạt hành vi vi phạm nhân quyền, can thiệp vào công việc nội bộ, tổ chức này không đủ tư cách để hoạt động hay phát ngôn về nhân quyền. Việc tổ chức “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam” là hoạt động vi phạm pháp luật quốc tế khi can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

Tính đến 2021, MLNQVN đã tổ chức 15 đại hội định kỳ quy tụ thành viên, đối tượng chống phá từ nhiều quốc gia trên thế giới để đánh giá hoạt động, xây đường hướng đẩy mạnh hoạt động chống phá đối với Việt Nam. Tính từ năm 2002 đến nay, MLNQVN đã trao “giải thưởng nhân quyền” cho 53 cá nhân và 4 tổ chức.

Ðiểm qua danh sách trao thưởng là những cái tên chống phá đất nước như: Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Vũ Bình, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Hải, Trần Khải Thanh Thủy, Nguyễn Công Chính, Cù Huy Hà Vũ, Tạ Phong Tần, Huỳnh Thục Vy, Võ An Ðôn, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Hữu Vinh, Ðặng Minh Mẫn, Phạm Ðoan Trang, Lê Công Ðịnh...

Thành lập tổ chức và trao tặng cái gọi là “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam” hằng năm, thủ đoạn, mục đích của tổ chức này là thúc đẩy, dung dưỡng cho các đối tượng chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Tuyên truyền xuyên tạc, nhất là đối với giới trẻ để lôi kéo với những khẩu hiệu “phản kháng bất bạo động”, “dấn thân, hy sinh” vì nhân quyền… để phát triển tổ chức, thành viên.

Hai là, khuếch trương, kêu gọi tài chính cho chúng hoạt động, trợ giúp về tài chính, tinh thần cho các đối tượng hoạt động chống phá gặp khó khăn. Ba là, với danh nghĩa tổ chức, tìm cách móc nối để thực hiện ý đồ với các tổ chức nhân quyền ở nhiều quốc gia cũng như các tổ chức nhân quyền quốc tế như Ân xá Quốc tế (AI), Quan sát Nhân quyền (HRW), Phóng viên Không biên giới (RSF)…

Gặp gỡ với các giới chức lập pháp và hành pháp của một số quốc gia, chính khách, tham dự hội nghị quốc tế về nhân quyền… để xuyên tạc, tố cáo, kêu gọi, kiến nghị vấn đề nhân quyền, gây áp lực, chống phá Việt Nam.

Và cuối cùng là lợi dụng vấn đề nhân quyền, khuyến khích, ủng hộ, dung dưỡng cho cái gọi là “đấu tranh dân chủ, nhân quyền Việt Nam”, thúc đẩy “giá trị tự do, dân chủ, nhân quyền” kiểu phương Tây, gieo mầm mống chống phá, lật đổ thể chế chính trị ở Việt Nam.

Trên thực tế, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã và đang nỗ lực để bảo vệ quyền con người và nâng cao đời sống của người dân. Những nỗ lực đó không chỉ được người dân trong nước mà còn được các tổ chức quốc tế có uy tín thừa nhận. Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 càng cho thấy những nỗ lực của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong bảo vệ quyền lợi của người dân.

Với quan điểm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, Chính phủ đã thực hiện các gói hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch, nhất là người lao động bị mất việc, các đối tượng chính sách, bà con ở vùng sâu, vùng xa. Cùng với đó là các gói hỗ trợ doanh nghiệp về miễn, giảm thuế; việc tăng cường lực lượng Y tế, Công an, Quân đội vào vùng dịch bệnh diễn biến phức tạp để giúp dân, hỗ trợ chăm lo đời sống, phòng, chống dịch bệnh và đảm bảo an ninh, trật tự.

Rõ ràng, Đảng và Nhà nước ta luôn nỗ lực bảo vệ quyền lợi của người dân và mỗi người dân cũng cần thể hiện trách nhiệm và lòng yêu nước của mình. Đồng thời, đối với những hành vi vi phạm pháp luật, xâm hại đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, xâm hại sự vững mạnh của chế độ thì phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Không có sự “tự do”, “dân chủ” nào lại vượt qua khuôn khổ của pháp luật, giá trị đạo đức. Một lần nữa, sự thật lại phơi bày bản chất, âm mưu của “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam 2021” mà MLNQVN đưa ra là sai trái, lừa mị để nhằm thúc đẩy, lôi kéo càng nhiều người vào con đường chống phá đất nước.

Đây là một sự cổ xúy, khen thưởng cho “thành tích” của các đối tượng chống đối ở trong nước, đồng thời không ngừng xuyên tạc về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, tìm kiếm sự móc nối với các tổ chức nước ngoài, gây sức ép với Đảng, Nhà nước Việt Nam và tạo cớ để nước ngoài can thiệp vào tình hình nội bộ Việt Nam. 

Nguyễn Huân – Lê Thế Cương

Ngày 20/11, sau gần 40 tiếng đồng hồ nỗ lực tìm kiếm xuyên đêm, không quản khó khăn, lực lượng cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh Phú Thọ và các đơn vị chức năng đã tìm thấy thi thể của 5 nạn nhân trong vụ đuối nước thương tâm xảy ra vào ngày 18/11 tại xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh, nhìn nhận mọi việc ở góc độ lãng phí thì "nhìn đâu cũng thấy", hiện hữu và yêu cầu xác định, nhận diện các nhóm nội dung về phòng, chống lãng phí để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết hiệu quả.

Sáng 20/11, tại Hà Nội, Học viện An ninh nhân dân (ANND) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024). Thiếu tướng, PGS.TS Trịnh Ngọc Quyên, Giám đốc Học viện ANND chủ trì buổi lễ. Nhân dịp này, Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an đã gửi lẵng hoa chúc mừng.

Từ ngày 15/11 - 31/12/2024, THACO AUTO triển khai chương trình “Cùng Kia đón Tết tại Hàn Quốc”. Theo đó, khi mua xe Kia K5 hoặc Kia Sorento, khách hàng sẽ có cơ hội tham gia rút thăm trúng thưởng với tổng giá trị giải thưởng lên đến 490 triệu đồng.

Khi tòa tuyên tử hình, bị cáo Mển hối hận và xin được khoan hồng vì còn nuôi 2 con nhỏ. Tuy nhiên với 2 lần vận chuyển hàng chục kg ma túy, sau khi xem xét HĐXX nhận định các tình tiết không đủ làm giảm nhẹ tội cho bị cáo Mển…

Ngày 20/11, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tổng kết chuyên án A724p chống tội phạm ma túy. Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban chỉ đạo 1389 Bộ Quốc phòng dự và chỉ đạo hội nghị.

Ngày 19/11, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lào Cai đã ra Quyết định khởi tố bị can, thực hiện Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với 2 bị can để điều tra về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" liên quan đến hành vi vi phạm trong công tác quản lý đất đai tại xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

Ngày 20/11, Công an thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết đã cùng chính quyền phường Mỹ Xuân phối hợp với Xí nghiệp Phân phối khí thấp áp Vũng Tàu tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với Công ty TNHH phát triển Quốc tế Formosa....

Cùng với các địa phương trong cả nước, chính quyền các xã, thị trấn cùng với phụ huynh, học sinh và lực lượng làm nhiệm vụ ở huyện Trường Sa (Khánh Hòa) đã tổ chức buổi gặp mặt thầy, cô giáo tại các trường học trên vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Ngày 20/11, Công an TP Kon Tum (tỉnh Kon Tum) cho biết, vừa truy tìm thành công Trần Thành Long (SN 1967, trú xã Trung Hoà, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) khi đối tượng vừa xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Đây là đối tượng liên quan vụ án lừa xin vào làm việc trong ngành Công an cách đây gần 10 năm.

Không chỉ hưởng lợi từ bất ổn chính trị, giá vàng còn tăng do tâm lý kỳ vọng khi Goldman Sachs dự báo giá vàng sẽ đạt 3.000 USD/ounce vào năm 2025.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文