Tổ chức BPSOS lại trắng trợn vu cáo, xuyên tạc sau vụ khủng bố ở Đắk Lắk

18:01 07/07/2023

Sau khi vụ khủng bố xảy ra ở Đắk Lắk vào ngày 11/6 vừa qua, tổ chức “Ủy ban cứu người vượt biển”, gọi tắt là BPSOS lại trắng trợn vu cáo, xuyên tạc chính quyền kích động nhân dân đàn áp người Thượng, tổ chức bắt bớ, đánh đập “vô cớ” nhằm mục đích chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc ở Tây Nguyên.

Theo tài liệu Cơ quan An ninh điều tra, “Ủy ban cứu người vượt biển” (BPSOS) do Phan Lạc Tiếp (SN 1933, nguyên sĩ quan hải quân Việt Nam Cộng hòa) và Nguyễn Hữu Xương (nguyên giáo sư Đại học San Diego) đứng ra thành lập năm 1980, có trụ sở tại Sandiego, Carlifornia (Mỹ) với mục đích giúp đỡ người Việt “tị nạn” tại Mỹ.

Đến năm 1990, Phan Lạc Tiếp và Nguyễn Hữu Xương đã chuyển giao cho Nguyễn Đình Thắng (SN 1958, tại TP Hồ Chí Minh, quốc tịch Mỹ) tiếp tục điều hành BPSOS. Sau khi tiếp nhận, Nguyễn Đình Thắng đã dời trụ sở của BPSOS đến Falls, bang Viginia (Mỹ) và hướng lái các hoạt động chuyển sang việc lợi dụng các vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc”, “tôn giáo” để chống phá Việt Nam.

Những lời lẽ vu cáo, xuyên tạc của tổ chức BPSOS.

Với sự hậu thuẫn của một số chính khách thiếu thiện chí với Việt Nam, BPSOS đã trở thành một tổ chức phản động lưu vong với phương thức và thủ đoạn chống đối quyết liệt cả ở trong và ngoài nước, xâm phạm trực tiếp đến an ninh quốc gia của Việt Nam.​ Quá trình hoạt động, Nguyễn Đình Thắng đã triệt để lợi dụng danh nghĩa của một tổ chức hoạt động trên lĩnh vực “cứu trợ thuyền viên”, “người tị nạn”, “chống buôn người”... để ngửa tay xin kinh phí hoạt động.

Mặc dù hoạt động với danh nghĩa “hỗ trợ tị nạn”, song thực chất BPSOS đã triệt để lợi dụng vấn đề này để tuyên truyền, chống phá Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế cũng như gây phức tạp tình hình ANTT tại một số địa phương trong nước. Các đối tượng lập văn phòng tại Bangkok và thành lập một số “tổ chức dân sự”, “ngoại vi chuyên hoạt động trong lĩnh vực cứu trợ người tị nạn” tại Thái Lan như ACF, PSPF... Sau đó chúng móc nối, liên kết với một số tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền và tị nạn tại Thái Lan để tiếp tay cho số đối tượng người Việt Nam vượt biên trái phép đối phó với các biện pháp bắt giữ, điều tra, xét xử của chính quyền Thái Lan (và) tác động các tổ chức lên tiếng đòi trả tự do cho số đối tượng trên trong trường hợp bị bắt giữ.

Sau khi vụ tấn công, khủng bố ở Đắk Lắk vào ngày 11/6 diễn ra, lực lượng chức năng cùng người dân tăng cường an ninh, truy bắt các đối tượng phạm tội thì một lần nữa tổ chức này lại vu cáo chính quyền kích động nhân dân đàn áp người Thượng, tổ chức bắt bớ đánh đập “vô cớ”... nhằm mục đích chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc ở Tây Nguyên, qua đó biện minh cho các tổ chức “Người thượng vì công lý”, “Hội thánh tin lành Đấng Christ Tây Nguyên” do một số đối tượng cầm đầu đang sống lưu vong ở Thái Lan.

Ngày 22/6 vừa qua, tại Hội nghị cấp cao những người đứng đầu lực lượng chống khủng bố các nước do Liên hợp quốc tổ chức đang diễn ra tại New York (Mỹ), trong bài phát biểu, Thiếu tướng Phạm Ngọc Việt, Cục trưởng Cục An ninh Nội địa Bộ Công an Việt Nam khẳng định, hoạt động của nhóm tấn công trụ sở chính quyền và người dân tại tỉnh Đắk Lắk ngày 11/6 là hoạt động khủng bố có tổ chức.

Việt Nam kiên quyết lên án, chống lại hành động khủng bố dưới mọi hình thức; ủng hộ các biện pháp chống khủng bố của các nước, các tổ chức quốc tế phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế... Nguyên nhân xảy ra vụ việc là do âm mưu của các thế lực thù địch, một số đối tượng Fulro lưu vong kích động một số người dân tộc thiểu số chia rẽ người Kinh với dân tộc thiểu số gây mất trật tự và gây tiếng vang ở nước ngoài. Hiện lực lượng Công an tỉnh Đắk Lắk đang củng cố tài liệu, chứng cứ để xử lý theo quy định của Pháp luật.

6 đối tượng tham gia trong vụ khủng bố ngày 11/6 bị Cơ quan An ninh điều tra truy nã đặc biệt.

Giờ đây, khi vụ việc có tính chất dã man, tàn bạo, vô nhân tính bị cộng đồng Quốc tế lên án như vào ngày 16/6, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã yêu cầu các lực lượng vũ trang của nước này ở khu vực ven biên giới Việt Nam - Campuchia “kiểm tra kỹ lưỡng các làng mạc”. Lệnh của nhà lãnh đạo Campuchia nhằm phát hiện, bắt giữ các đối tượng tình nghi liên quan đến vụ tấn công trụ sở 2 xã ở tỉnh Đắk Lắk của Việt Nam lẩn trốn sang Campuchia.

Ngày 20/6, trong buổi tiếp Đoàn đại biểu Tổng cục Trại giam, Bộ Tư pháp Thái Lan do ngài Ayuth Sintoppant, Tổng Cục trưởng làm Trưởng đoàn, Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam Nguyễn Văn Long đề nghị hai bên duy trì cơ chế trao đổi đoàn thường niên để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các đơn vị của Bộ Công an Việt Nam và Bộ Tư pháp Thái Lan trong lĩnh vực quản lý trại giam, giáo dục cải tạo phạm nhân; thực hiện hiệu quả “Hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù và hợp tác thi hành án hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Thái Lan” đã ký kết năm 2010; tăng cường hơn nữa việc trao đổi kinh nghiệm, học tập thực tế, đặc biệt trong lĩnh vực tương trợ tư pháp về hình sự, trong đó có công tác chuyển giao người bị kết án phạt tù...

Đối tượng Nguyễn Đình Thắng (khoanh tròn), kẻ cầm đầu tổ chức BPSOS. 

Các đối tượng sợ rằng chính quyền các nước mà các đối tượng đang lưu vong sẽ thẳng tay bắt giữ, trục xuất... nên đã tổ chức vu cáo chính quyền Việt Nam mong hướng dư luận Quốc tế sang vấn đề khác mục đích hơn cả là chứa chấp các đối tượng muốn vượt biên và hơn hết là xin kinh phí, thể hiện ngay tính chất lợi dụng vụ việc để trục lợi chứ không có gì tốt đẹp cả.

Từ lâu, Nguyễn Đình Thắng và BPSOS đã vượt qua vai trò của một tổ chức từ thiện, chúng tiến hành chống phá từ nhiều địa phương, lợi dụng vấn đề tự do tôn giáo, dân tộc nhất là khu vực Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, TP Đà Nẵng... Hoạt động của Nguyễn Ðình Thắng thực hiện trong những năm qua cho thấy, đối tượng đã thực hiện không phải vì “dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo” như rao giảng mà tất cả nhằm kích động chống phá Nhà nước Việt Nam dưới nhiều hình thức; vì quyền lợi cá nhân thông qua việc kêu gọi yểm trợ tài chính cho BPSOS. BPSOS cũng từng bị các thành viên kiện ra tòa án Mỹ về các hoạt động không minh bạch về tài chính, tranh giành việc đưa người tị nạn nhằm qua các nước vì mục đích vụ lợi.

Những tài liệu phát tán của tổ chức BPSOS được thu giữ.

Có thể khẳng định rằng bản chất và phương thức, thủ đoạn hoạt động của Nguyễn Đình Thắng và đồng bọn là rất nguy hiểm, tinh vi và lợi dụng lòng tin của nhiều người trong nước để kích động, chống phá có hệ thống. Do vậy, mỗi người dân tuyệt đối không tin theo các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc vô căn cứ của các đối tượng, không ủng hộ mọi hình thức đối với các buổi vận động, quyên góp tiền dưới chiêu bài “yểm trợ cho các hoạt động đấu tranh bảo vệ dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam” của BPSOS. Mọi hành vi hậu thuẫn, ủng hộ, tham gia BPSOS sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Văn Thành

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

Tại địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 25 chiếc xe điện loại 3 bánh và 4 bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, tại Nghị Quyết số 05 của Chính phủ ngày 4/2/2008, các loại phương tiện này không được phép lưu hành tại Việt Nam trừ những trường hợp đặc biệt.

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文