Nỗi khổ thị dân

Đô thị bề bộn

14:55 10/08/2017
Những ai phải tham gia giao thông vào những giờ cao điểm của thành phố thì có lẽ tình trạng ùn tắt giao thông đã là một chuyện quen thuộc hằng ngày của họ. Quen thuộc đến mức nếu một ngày nào đó mà đường thông thoáng thì hẳn đó là một ngày kỳ diệu của thành phố.

Người ta hay tếu táo: "Giàu có nhà quê không bằng ngồi lê thành thị". Thành thị dĩ nhiên vẫn là thiên đường của sự mưu sinh, thành thị vẫn là chốn mơ đổi đời của nhiều cá nhân.

Thành thị vốn tồn tại nhiều câu chuyện cổ tích, về một quầy bán nước sâm đủ sức mua ba căn nhà liền kề, về một quán bán phở sở hữu mấy căn hộ liên tiếp, về một quán cà phê cóc vẫn dành dụm đủ tiền sở hữu một căn nhà riêng…

Nhưng thành thị đâu chỉ có niềm vui.

Trong đó, ám ảnh nhất là khi tham gia giao thông vào giờ cao điểm mà trời lại mưa, đường lại ngập. Bởi khi đó, xe cộ không chỉ bị ùn tắc nghiêm trọng mà người đi xe máy còn phải vật lộn với sóng nước mênh mông đang cuồn cuộn chảy trên những con đường... Thật bi hài khi có những lúc nước ngập đến gần như nuốt cả chiếc xe máy và cuốn trôi cả người theo dòng chảy. 

Vào những lúc như thế, chuyện đi quãng đường vài km mất vài giờ đồng hồ là chuyện hết sức bình thường. Có nghĩa là khi ra về từ giờ tan tầm khoảng 5 giờ chiều thì đến đêm mới thể về đến nhà với người thân. 

Còn nói về tình trạng ngập thì ngay cả một nam ca sĩ sống trong một biệt thự triệu đô hoành tráng, bề thế như Đàm Vĩnh Hưng cũng đã phải "kêu trời" vì sau một trận mưa lớn, biệt thự của anh cũng chìm trong nước.

Thậm chí, không cần phải đến giờ cao điểm, cũng chưa đến mùa mưa ngâu tháng Bảy nhưng ngoài đường phố vẫn cứ kẹt xe và ngập nước. Có người phải thốt lên rằng, ở TP HCM, cứ ra đường là kẹt xe, cứ có mưa là ngập nước. Đã có biết bao lời ca thán trên mạng xã hội lâu nay, riết rồi bây giờ nó như trở thành điều mặc định ở thành phố vậy.

Thế mới thấy, thị dân cũng có những nỗi khổ rất riêng của thị dân. Không chỉ phải vất vả với công việc, cuộc sống mưu sinh hằng ngày, thị dân còn phải chịu thêm những bất tiện và cả những tổn hại từ những vấn đề của đô thị, như kẹt xe và ngập nước.

Hà Nội và TP HCM là hai nơi được kỳ vọng sẽ trở thành Paris và Singapore của Việt Nam. Thế nhưng, Hà Nội không thể trở thành Paris hay TP HCM không thể trở thành Singapore nếu như tình trạng kẹt xe và ngập nước không thể giải quyết được. 

Công bằng mà nói, chính quyền các cấp đã có những nỗ lực trong vấn đề giải quyết hai tình trạng này của thành phố. Song, sau nhiều quy hoạch, công trình, dự án chống kẹt xe và ngập nước đã được triển khai, tốn rất nhiều tiền của nhưng đến vẫn chưa mang lại kết quả khả quan. 

Minh họa: Lê Phương.

Bằng chứng là đường phố vẫn kẹt xe và ngập nước một cách dễ dàng. Mà nguyên nhân chủ yếu là những giải pháp đó chưa đi đúng vào vấn đề căn cơ của sự việc.

Đơn cử như chuyện chống ngập ở TP HCM, một giải pháp đang áp dụng hiện nay là cứ ngập đến đâu thì nâng mặt đường lên đến đấy. Thế mới sinh ra chuyện nhà dân bỗng chốc biến thành hầm khi mà mặt đường được nâng lên quá cao. 

Có tuyến đường, để chống ngập, người ta cho xây cao 1 mét trước nhà dân khiến cho việc đi lại, sinh hoạt buôn bán của người dân ảnh hưởng nặng nề, nhiều cửa hàng chỉ còn biết đóng luôn cửa tiệm!

Đường được nâng lên thì nước mưa tràn vào nhà dân, khi đó, những nhà có điều kiện buộc sẽ phải tiến hành sửa nhà, nâng nền nhà lên sao cho cao bằng hoặc hơn mặt đường một chút. Cứ như thế, chuyện chống ngập biến thành một cuộc chạy đua nâng đường và nâng nhà của chính quyền và người dân. Tất nhiên khi đó, đường vẫn ngập mà nhà dân thì cũng không tránh khỏi.

Trong khi đó, vấn đề quan trọng gây ngập ở thành phố là do hệ thống cống lỗi thời, không đáp ứng thoát kịp nước mưa với lưu lượng như hiện tại; là do nhiều ao hồ, kênh rạch bị lấp hoặc những đường thoát nước đã bị cản trở bởi quá trình bê tông hóa,...

Rồi đến chuyện kẹt xe, chúng ta cứ mãi loay hoay chuyện ô tô hay là xe máy mới là nguyên nhân gây kẹt; người đi ô tô thì đổ thừa do xe máy và ngược lại. Trong khi đó, mặt cắt ngang rất nhiều tuyến đường trong nội thành hiện nay là rất nhỏ, dưới 5 mét. Như vậy thì với mật độ dân số và mật độ lưu thông càng cao ở các đô thị lớn như Hà Nội và TP HCM thì chuyện ùn ứ, kẹt xe là đương nhiên.

Hơn nữa, giao thông công cộng ở thành phố vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu người dân. Xe cũ kỹ, dịch vụ nghèo nàn,... khiến chẳng còn mấy ai mặn mà bước lên xe buýt cả! Mà với đường hẹp như hiện tại, có khi mỗi con xe buýt đã choán hết phần đường, trong khi đó trên xe chỉ có vài ba người ngồi...

Ngoài ra, nói đến cái khổ của thị dân phải nói thêm về vấn đề rác thải, ô nhiễm. Rác thải đang gây ô nhiễm môi trường sống trầm trọng khi mà vấn đề thu gom, vận chuyển và xử lý còn quá nhiều hạn chế. 

Theo thống kê, mỗi năm TP HCM mất 3 triệu USD để Đa Phước xử lý rác nhưng bãi rác này có khả năng gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường thành phố. Vụ mùi hôi nồng nặc bay khắp nơi vừa qua là một ví dụ nhãn tiền. Lý do, theo các nhà khoa học thì nơi đây chôn lấp rác không hợp vệ sinh.

Mà cứ với cái đà khoảng hơn 70% rác thải của thành phố được xử lý bằng cách cứ đào hố chôn như hiện nay thì TP HCM sắp có những núi rác thải khổng lồ bên cạnh. Mùi hôi thối, nước rác rỉ từ những bãi rác này sẽ đầu độc người dân. Và có thể con người sẽ chết vì đủ thứ bệnh tật sinh ra từ rác thải, trước cả kịp hy vọng về một thành phố văn minh.

Rồi đến những con kênh ô nhiễm, nó đã tồn tại như thế quá lâu rồi nhưng thành phố vẫn chưa thể giải quyết dù đã tốn biết bao tiền của cho những dự án vệ sinh. kênh Tàu Hũ, những nhánh kênh của kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè,... nước vẫn đen kịt và hôi thối mỗi ngày.

Vẫn biết, để giải quyết các vấn đề đô thị nêu trên không phải là chuyện của một tháng hay một năm, nhưng cái cần thiết là chính quyền thành phố phải thật sự vào cuộc quyết liệt bằng những giải pháp căn cơ hiệu quả chứ không phải cứ im lặng và xem nó như là hiển nhiên.

Thực tế là tình trạng kẹt xe, khói bụi, ngập nước, ô nhiễm,... đang là những vấn đề gây cản trở nghiêm trọng cho thành phố trên con đường phát triển. Và khi mà những thị dân sống trong các thành phố đó vẫn còn kêu khổ trăm bề thì câu chuyện mong muốn biến Hà Nội thành Paris hay TP HCM thành Singapore sẽ trở thành những điều ảo vọng. Tất nhiên, không ai mong sự thật như thế cả!

Hoàng Lãm

Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo dự kiến sẽ được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7. So với Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011, dự thảo luật có nhiều thay đổi, trong đó có nội dung về hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân.

Trong chuyến công tác thu thập tư liệu, hiện vật cho Bảo tàng truyền thống của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, tôi có dịp về thăm đồng chí Ngô Văn Núi – nguyên chiến sĩ Trung đoàn 600 – Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, một trong số những cán bộ chiến sĩ vinh dự được bảo vệ Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc giai đoạn kháng chiến chống Pháp cho đến khi Người qua đời. Ở tuổi 94, mặc dù sức khỏe không được tốt, đi lại khó khăn, nhưng người lính cận vệ năm xưa vẫn minh mẫn lạ thường khi kể về những kỷ niệm của ông với Bác Hồ trong suốt 15 năm được may mắn, vinh dự bảo vệ Người.

Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh (UBQPAN) Trịnh Xuân An cho biết, thực chất, khoản 8, Điều 8 Luật hiện hành (Luật Giao thông đường bộ năm 2008) đã cấm tuyệt đối: "cấm điều khiển ô tô, xe máy chuyên dùng mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn". Việc này vừa có cơ sở pháp lý, vừa có cơ sở lý luận, khoa học.

Thủ tướng Slovakia Robert Fico đã may mắn thoát chết và hiện đã vượt qua cơn nguy kịch sau khi bị một thành phần chính trị đối lập bắn 4 phát đạn vào vùng bụng hôm 15/5. Châu Âu bị một phen chấn động bởi vụ ám sát chính trị hiếm hoi xảy ra giữa những căng thẳng chính trị, ngoại giao xung quanh cuộc chiến tại Ukraine.

Nhiều công trình, dự án trên địa bàn Thủ đô đang được triển khai nên nhu cầu vận chuyển vật liệu xây dựng tăng cao dẫn đến tình trạng xe vi phạm quá khổ, quá tải có thể tái diễn, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn. Tối 18/5, Đội CSGT số 6 (Phòng CSGT Hà Nội) đã tổ chức tuyên truyền, nhắc nhở đến các đơn vị thi công, doanh nghiệp kinh doanh vận tải và đội ngũ lái xe bảo đảm TTATGT.

Một nhóm 9 du khách, thanh thiếu niên khi vui chơi, tắm biển tại bãi biển Đà Nẵng đã gặp sự cố đuối nước. Mặc dù lực lượng cứu hộ cứu nạn bãi biển tích cực ứng cứu, nhưng do sóng to, khu vực tắm có biển báo cấm tắm nguy hiểm nên trong số 8 du khách đưa vào bờ, có 2 du khách đã tử vong, 1 nạn nhân mất tích.

Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” (nay là học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh) đã triển khai được 18 năm (từ 2006). Đó là quãng thời gian đủ dài để đánh giá về hiệu lực, hiệu quả trong đời sống chính trị, văn hóa, xã hội.

Hơn 1 tháng sau khi giải vô địch các câu lạc bộ Pencak Silat Quốc gia 2024 khép lại, tranh cãi một lần nữa nổi lên. Lần này, câu chuyện xoay quanh một VĐV bị đơn vị chủ quản cũ cấm thi đấu, nhưng vẫn đầu quân cho một địa phương khác và lên ngôi vô địch.

Nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024), trong những ngày gần đây, các học giả, các hãng truyền thông quốc tế đã đăng tải nhiều bài viết ca ngợi cuộc đời nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文