Ca sĩ Đức Tuấn: Việc vận động hành lang là chuyện bình thường

15:25 13/04/2011
Năm 2009 được coi là năm của Đức Tuấn khi dự án "Music of the night" của anh được đánh giá cao cùng một album phát hành. Chính  dự án này đã giúp Đức Tuấn "rinh" về cho mình một cú đúp tại giải thưởng Cống hiến được trao đầu năm 2010. Lại một mùa giải nữa đến và Đức Tuấn lại hồi hộp và mong chờ bởi năm nay ca sĩ dòng bán cổ điển này cũng nhận được 2 đề cử tương tự. Hồi hộp là vậy nhưng Đức Tuấn cũng có những cái nhìn về hệ thống giải thưởng âm nhạc Việt Nam khá tỉnh táo và… đanh đá.

- Anh nghĩ sao về hệ thống giải thưởng âm nhạc tại Việt Nam? Đó có thực sự là một thước đo chuẩn cho những cống hiến của người nghệ sĩ?

- Các hệ thống giải thưởng âm nhạc rất khó được gọi là chuẩn đối với tất cả mọi người. Ngoài các giải thưởng uy tín lâu năm như ở Mỹ, ở Anh thì các quốc gia khác đều không thực sự có một giải thưởng âm nhạc được gọi là chuẩn. Việt Nam mức độ chuyên nghiệp hóa âm nhạc đi sau nên hệ thống giải thưởng chưa thỏa mãn mọi người là chuyện không thể tránh khỏi.

- Anh có niềm tin vào những giải thưởng mang nặng tính phụ thuộc vào bình chọn của khán giả không? Với trường hợp của Đức Tuấn chẳng hạn, dòng nhạc của anh có khán giả nhưng không phải là đại trà nên với những giải thưởng như thế làm anh vô vọng ngay từ đầu?

- Vấn đề không nằm ở việc tôi có tin hay không bởi mỗi giải thưởng có tiêu chí riêng, không liên quan đến niềm tin của người nghệ sĩ, mà là niềm tin của khán giả. Rõ ràng không ai có thể thỏa mãn hết sự mong đợi của tất cả mọi người.

Vì thế, việc có nhiều hệ thống giải thưởng là tất yếu và ở mỗi hệ thống giải thưởng, mỗi nghệ sĩ sẽ có những ưu thế khác nhau. Đối với những giải thưởng phụ thuộc vào sự bình chọn của khán giả, thực sự tôi không có nhiều hy vọng nhưng không có nghĩa là buông xuôi, quay lưng, hay thậm chí phủ nhận.

Tôi luôn hạnh phúc khi được đề cử, theo dõi và quý trọng từng lá phiếu ủng hộ dù số lượng không đủ lớn để đoạt giải, chỉ cần thêm một lá phiếu là thêm một người yêu mến âm nhạc của mình. Các giải thưởng là nơi để những người yêu mến người nghệ sĩ thể hiện một phần nào đó sự yêu mến của họ. Đó là một điều tích cực mà các giải thưởng mang lại bên cạnh việc đoạt giải.

- Uy tín của một giải thưởng đến từ những con người góp mặt đề cử, những gì họ đã hoạt động trong năm nhưng hình như rất ít các hệ thống giải thưởng âm nhạc của Việt Nam gom được những gương mặt gọi là tinh túy nhất trong một mùa, mặc dù những gương mặt đó có hoạt động chứ không phải "ngủ đông". Anh nghĩ sao về tình trạng này?

- Cả thế giới chỉ có một và chỉ một Grammy. Đừng trông mong một giải thưởng ở Việt Nam làm được chuyện đó. Việc bây giờ là cần phải có sự phân loại âm nhạc tại Việt Nam một cách chuyên nghiệp rõ ràng. Khi có được sự phân loại đó sẽ xây dựng được hệ thống giải thưởng đầy đủ hơn, thuyết phục hơn.

- Giải thưởng âm nhạc ngoài việc là thước đo, là tiêu chí của một BGK, một bộ phận khán giả còn là một sự định hướng khán giả đến với một không gian âm nhạc ngày càng tiến bộ hơn, anh có đồng ý với nhận định trên? Và hình như các giải thưởng của chúng ta chưa làm được việc định hướng khán giả thì phải?

- Nhận định trên chỉ đúng… một phần. Trên lý thuyết là cần có những giải thưởng để định hướng, nhưng cũng phải có những giải thưởng của thị hiếu số đông như vậy mới vui. Thời buổi cạnh tranh công bằng. Những người xây dựng giải thưởng hãy tạo lập uy tín của mình. Nếu các giải thưởng mang tính định hướng có được uy tín đó thì sẽ thành công. Không thể ngồi nghĩ mà có được.

- Những tranh cãi luôn là điều mà mỗi giải thưởng gặp phải, thậm chí có giải còn cố tình tạo ra sự tranh cãi để thu hút dư luận sau vài mùa tổ chức không mấy thành công. Anh có thể lí giải vì sao sự kém sức hút đám đông như vậy ở mỗi giải thưởng từ góc nhìn của một người trực tiếp tham gia như một nghệ sĩ hoặc một đề cử?

- Nếu tạo ra tranh cãi mà thu hút được dư luận hơn nữa thì tại sao không làm? Thời buổi của cạnh tranh, bất cứ một động thái nào không vi phạm pháp luật và đạo đức đều nên áp dụng để tăng sức ảnh hưởng của mình. Giải thưởng kém sức hút là do người tổ chức kém. Ngay cả Grammy mà còn phải tạo nên tranh cãi.

- Thật chẳng dễ để nhớ Đức Tuấn đoạt giải năm nào, Mỹ Linh đoạt giải năm nào, điều đó cho thấy việc nhớ tên chỉ mặt các giải thưởng của nghệ sĩ với công chúng cũng không ăn thua gì và sức nặng của nó hóa ra lại rất nhẹ. Anh có nghĩ thế không?

- Người ta giới thiệu một nghệ sĩ thế giới cũng có bao giờ gọi cả năm đoạt giải đâu. Việc nhớ tên chỉ mặt nghệ sĩ với giải thưởng luôn có những sức nặng riêng của nó đối với từng đối tượng cụ thể. Giới thiệu một ca sĩ đoạt giải Grammy với một anh nông dân Việt Nam liệu có chút sức nặng nào?

- Ở mùa giải Cống hiến năm trước, giới phóng viên đã được anh mời đến dự một buổi tiệc gọi là gặp gỡ thân mật. Đó thực sự có phải là một hoạt động lobby để anh đoạt cú đúp năm đó tại giải Cống hiến?

- Natalie Portman có tài không? - Có. Cô và hãng phim có tìm mọi cách vận động cho giải Oscar không? - Có. Cô đoạt giải có xứng đáng không? - Có. Phóng viên và nghệ sĩ luôn có mối quan hệ mật thiết trong công việc. Việc gặp gỡ cuối năm để trò chuyện nhìn rõ lại những gì đã làm được và chưa được thông qua ý kiến của những người trực tiếp làm trong lĩnh vực truyền thông văn hóa luôn là điều cần thiết.

- Xin cảm ơn anh!

Du Miên (thực hiện)

Sự phát triển nhanh chóng của Internet, đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội kéo theo việc người sử dụng tăng nguy cơ phải tiếp xúc với tin giả. Việc người dùng mạng xã hội thường xuyên phải tiếp cận với tin giả có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Thế nên việc nhận diện và xử lý tin giả là rất quan trọng, góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 3/5 cho biết, một lần nữa cầu Crimea lại nằm trong tầm ngắm của Kiev với sự hỗ trợ từ phương Tây. Bà Zakharova cảnh báo, bất kỳ hành động gây hấn nào nhằm vào Crimea đều sẽ bị đáp trả nặng nề.

Cơ quan phòng vệ dân sự bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil, ngày 3/5 (giờ địa phương) cho biết trận lũ lụt kỷ lục ở bang đã khiến 39 người thiệt mạng và 68 người khác vẫn mất tích, buộc hàng nghìn người phải rời bỏ nhà cửa.

Dự án Trường THPT Trần Đại Nghĩa (huyện Quế Sơn, Quảng Nam) đang được triển khai xây dựng theo kiểu “rùa bò”, chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc giải tỏa đền bù gặp khó khăn. Trong khi trường mới chưa được xây xong, thầy cô giáo cùng 562 học sinh nhà trường phải dạy và học trong ngôi trường cũ xập xệ, mất an toàn.

Một quan chức Liên hợp quốc (LHQ) cho hay, bất kỳ một cuộc tấn công bộ binh nào nhằm vào thành phố Rafah đều sẽ gây ra đau khổ, tổn thất lớn đối với cả triệu người Palestine tị nạn tại đây.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản không chỉ các cá nhân riêng lẻ thực hiện, mà nay hoạt động này còn được “nâng cấp” bởi những ổ nhóm tội phạm có tổ chức dưới mác công ty, tập đoàn. Thay vì thành lập công ty, tập đoàn để hoạt động kinh doanh, sản xuất, mang lại giá trị tinh thần, vất chất cho xã hội, không ít đối tượng đã lấy đó làm bình phong để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Tại dự thảo Quy chế quản lý hoạt động trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận, đang được UBND TP Hà Nội lấy ý kiến người dân, TP lên kế hoạch cấm các hoạt động, sự kiện dưới hình thức thuần túy hội chợ thương mại, chương trình khuyến mại, giới thiệu sản phẩm... quanh phố đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文