Món lợi lúa non:

Ca sĩ Hiền Thục: “Ở đây, cũng có cái khó”

13:25 08/11/2013

Công nhận là showbiz hiện nhiều cám dỗ, nó không phù hợp với những đứa trẻ. Nhưng chúng ta hãy hiểu trên khía cạnh, đó là những buổi biểu diễn để các em có cơ hội cọ xát hơn, phát triển giọng hát hơn... Tất nhiên, không có sự bắt buộc các bé kiếm tiền hay mang mục đích vụ lợi.

- Cũng là một giọng ca được phát hiện sớm, cũng đứng trên sân khấu từ khi còn rất nhỏ... giờ đây, bắt gặp hình ảnh đó ở những học trò của mình, cảm giác của Hiền Thục thế nào?

- Hiền Thục như thấy mình được sống lại những năm tháng xưa cũ mà giờ đây đã tuột khỏi tầm tay rồi... Cảm giác luyến tiếc, nhưng cũng mừng vì ngày càng nhiều những giọng ca nhí được phát hiện. Thục thấy rất vui vì các bé ngày càng giỏi, hát hay và đặc biệt là rất hồn nhiên và tự tin nữa. Ngày xưa, thời của Thục không được tự tin như thế.

- Mỗi thời mỗi khác nên chắc chắn ca sĩ nhí ở thời của Thục khác với hiện tại?

- Đúng thế. Khác nhiều chứ. Thời của Thục không có công nghệ kỹ thuật hiện đại như bây giờ, cũng không có những lăngxê, kỹ xảo và càng không bị áp lực quá nhiều bởi truyền thông. Thời đó cái gì cũng mộc mạc, tự nhiên như cây cỏ vậy...

Ngày trước, Thục cũng chạy show nhiều, nhưng khác với của các bé bây giờ. Phải nói là cũng do sở thích, tuy còn nhỏ nhưng Thục cũng khá “máu chiến”, hát hết sức có thể. Giờ nghĩ lại, Thục vẫn còn thấy hào hứng. Thục không biết ngày ấy sức lực từ đâu mà có thể làm được như thế.

Mà ở thời điểm đó, Thục nhớ đơn giản chỉ có hát thôi, có lẽ không nhiều áp lực như bây giờ. Hiện tại, xã hội phát triển, đòi hỏi của xã hội cũng khác và kéo theo nhiều thứ tác động đến các bé hơn. Nhưng Thục nghĩ mọi sự so sánh ở đây đều khập khiễng, bởi mỗi thời mỗi khác, đúng không?

- Nghĩa là do xu hướng phát triển và thuận theo nhu cầu của xã hội?

- Ở đây cũng có cái khó. Nhưng rõ ràng xã hội phát triển là thế, dòng chảy phát triển xã hội là vậy... Không phải ngẫu nhiên bạn bước ra từ một cuộc thi, đoạt giải mà lại bỏ qua cơ hội thì cũng phí phạm. Trong khi đó đi hát cũng là cách để cho các bé rèn luyện giọng ca, kỹ thuật thanh nhạc của mình.

Chúng ta cũng nên nghĩ đến những điều tích cực hơn. Ở đây, Hiền Thục không đề cập đến việc các bé trở thành công cụ kiếm tiền. Điều đó rõ ràng không thể nào. Vậy nên, Thục không phản đối việc cho các bé đi hát, với điều kiện phải sắp xếp, vun vén được thời gian, vừa học, vừa diễn một cách hợp lý, không ảnh hưởng đến khung giờ học tập của các bé. Thục khẳng định rằng, với độ tuổi này của các bé thì không điều gì chính yếu hơn việc học tập.

- Trên thực tế, để làm được như điều Thục nói là vô cùng khó. Bằng chứng là trong quá khứ, chúng ta đã có rất nhiều những tài năng “chết yểu” và nếu cứ tình trạng này thì e rằng con số này ngày càng tăng lên?

- Không hiểu sao Thục cứ có niềm tin mãnh liệt rằng, Thục làm được thì học trò của Thục cũng làm được. Đương nhiên, chỉ dừng ở mức độ đáp ứng niềm yêu thích của các bé, nghĩa là đứng trên sân khấu có chừng mực.

Điều mà Hiền Thục lo lắng nhất là ở sức khỏe của các bé. Ngay như chính trường hợp của Phương Mỹ Chi, cô bé rất hay ốm yếu. Hiện tại, Chi cũng tham gia vào biểu diễn khá nhiều. Nếu trên cơ sở thu xếp được thời gian học tập với thời gian biểu diễn cố định, mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé thì Thục không có ý kiến.

Còn những trường hợp tài năng nhí “chết yểu” như bạn nói, thì Thục không phải nhà tiên tri để đoán biết trước được tương lai. Đơn giản, hiện tại là hiện tại. Để thành công và tạo được tên tuổi không nằm trong ngày một, ngày hai. Các em còn quá bé để nói trước được điều gì, trong khi đó để có được thành quả lại là cả con đường dài nỗ lực.

- Nhưng rõ ràng, đứng trên sân khấu nhiều với mục đích “kiếm tiền” như hiện tại của các bé là quá sớm? Đó là chưa kể, tâm lý của các bé còn quá non nớt để phải chống chọi với một thế giới nhiều thị phi như thế?

- Hiền Thục khẳng định, điều Thục lo lắng nhất là sức khỏe của các bé. Thục chỉ có thể nói với tâm thế như một bà mẹ lo lắng cho đứa con của mình. Showbiz đúng là muôn hình vạn trạng. Khi các em chưa thể quyết định và định hướng lối đi cho mình, thì phụ huynh là người cần tỉnh táo để dẫn đường, chỉ lối cho các bé. Thục mong rằng, các bậc phụ huynh cũng sẽ làm được những việc mà trước đây ba mẹ Thục đã làm cho Thục. Nghĩa là biết cân bằng cho con của mình, vừa thỏa được đam mê, vừa không xao nhãng học tập.

Công nhận là showbiz hiện nhiều cám dỗ, nó không phù hợp với những đứa trẻ. Nhưng chúng ta hãy hiểu trên khía cạnh, đó là những buổi biểu diễn để các em có cơ hội cọ xát hơn, phát triển giọng hát hơn... Tất nhiên, không có sự bắt buộc các bé kiếm tiền hay mang mục đích vụ lợi.

Còn không có gì sớm hay quá sớm. Thục nghĩ tất cả đang diễn ra là đúng thời điểm. Không dưng, bạn tham gia vào một cuộc thi, rồi đoạt giải mà lại bỏ lỡ những may mắn, những hào quang mà nó đem lại? Thử hỏi nếu không sử dụng bây giờ thì đến khi nào? Để đến lúc tên tuổi nguội lạnh ư? Như vậy, phải gây dựng mọi thứ từ đầu thì hơi mệt. Nên Thục nghĩ, không nên để các bé bỏ lỡ cơ hội của mình. Tất nhiên, điều quan trọng ở đây là phải cân bằng.

- Vậy theo Thục thì, sau ánh hào quang, sau vinh danh..., thì chúng ta nên làm điều gì cho những tài năng nhí?

- Để làm điều gì thì tiên trước là phụ huynh của các bé, họ sẽ phải biết làm gì để bảo vệ con mình. Còn lại, để các bé được sống, học tập và biểu diễn... một cách hài hòa thì Thục nghĩ không có gì cần phải lo lắng cả

Hoàng Lãm- Nguyệt Lãng (thực hiện)

Năm nay 31 tuổi nhưng Lường Văn Lả - một trong 6 bị cáo lĩnh án tử hình trong vụ án cô gái giao gà đã “ngồi” trại được hơn 5 năm và đang trong thời gian chờ thi hành án. Dù biết cái giá phải trả cho tội ác của mình nhưng bây giờ anh ta đã thay đổi. Từ chỗ bất cần, quậy phá, xin được thi hành án sớm, Lả ân hận, sám hối, khát khao được sống.

Ngày 15/5, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Công an huyện Cẩm Khê vừa triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển động vật hoang dã thuộc nhóm nguy cấp, quý hiếm hoạt động liên tỉnh với thủ đoạn hết sức tinh vi; tạm giữ 3 đối tượng, thu giữ 1 cá thể hổ còn sống và 1 cá thể gấu đông lạnh.

Chiều 15/5, phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án kit test Việt Á tiếp tục với phần thẩm vấn các bị cáo. Bị cáo Phạm Duy Tuyến (cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật - CDC Hải Dương) bị Tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt 13 năm tù về tội “Nhận hối lộ”. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Tuyến thay đổi lời khai về số tiền chia hối lộ và xin giảm nhẹ hình phạt.

Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai yêu cầu theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết, thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, người dân để chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại.

Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trình bày, trước khi phiên tòa phúc thẩm diễn ra, bị cáo đã vận động gia đình, người thân nộp thêm số tiền 1 tỷ đồng để khắc phục hậu quả của vụ án. Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo không kháng cáo bổ sung, cũng không thay đổi nội dung kháng cáo, giữ nguyên kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho 3 bệnh nhân mắc cúm B nặng, trong đó có 2 bệnh nhân được chỉ định can thiệp ECMO - phương pháp oxy hoá qua màng ngoài cơ thể. Điều đáng lưu ý là cả 3 bệnh nhân đều ở lứa tuổi trẻ và có tiền sử khỏe mạnh.

Khoảng 10h30 ngày 15/5, khi đang làm việc tại đơn vị, Đại úy Trần Văn Thức, Phó Bệnh xá trưởng Bệnh xá Công an tỉnh Quảng Nam nhận được thông tin có một nữ bệnh nhân đang điều trị tại khoa Nội thận - Nội tiết Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam cần gấp 500ml tiểu cầu nhóm máu hiếm AB.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文