Người Việt có hung hãn không?

Học giả luận người Việt

18:51 03/03/2016
Trong số 5.121 trường hợp nhập viện vì đánh nhau này, có 13 trường hợp kém may mắn đã tử vong. Nhìn vào con số mà Bộ Y tế đưa ra dễ mường tượng đến một xã hội bất an với những công dân ưa bạo lực, chuộng đánh đấm.

Chuyên đề này, chúng tôi (Hà Quang Minh, Hoàng Lãm và Ngô Nguyệt Lãng) lạm bàn về người Việt có hung hãn không? Nhân thống kê của Bộ Y tế cho thấy có đến có 5.121 trường hợp nhập viện vì đánh nhau trong mấy ngày nghỉ Tết Nguyên đán 2016. Trong số 5.121 trường hợp nhập viện vì đánh nhau này, có 13 trường hợp kém may mắn đã tử vong. Nhìn vào con số mà Bộ Y tế đưa ra dễ mường tượng đến một xã hội bất an với những công dân ưa bạo lực, chuộng đánh đấm.

Tôi có viết bình luận ngắn một cách tếu táo về vấn đề này: “Không đánh nhau thì biết làm gì?”. Thật sự khi đùa kiểu ấy, tôi cũng đau lòng. Bởi trong thẳm sâu tư duy của cá nhân, tôi vẫn tin vào những điều tốt đẹp trong bản tính của người Việt. Mặc dù, chúng ta vẫn còn nhiều tủn mủn, vụn vặt. Có điều, kiến văn của tôi không tỷ lệ thuận với tuổi tác. Những điều cần nói thì hai cộng sự đã nói rồi. Thế nên, chỉ dám trích dẫn lại ý kiến của các học giả tên tuổi để bạn đọc minh định đặc tính của người Việt mà thôi.

Còn chúng ta có hung hãn hay không? Người Việt có hung hãn hay không? Tôi nghĩ, rõ ràng chúng ta ngày càng tiệm cận với sự hung hãn, từ trong lời nói, ký tự cho đến hành động. Căn nguyên của sự buồn bã này bắt nguồn từ đâu, cần được làm rõ một cách nghiêm túc.

1. Học giả Trần Trọng Kim đưa ra nhận định: “Người Việt Nam thuộc về loài da vàng, nhưng mà người nào phải đi làm lụng dầm mưa dãi nắng lắm, thì nước da ngăm ngăm đen, người nào nhàn hạ phong lưu, ở trong nhà luôn, thì nước da trăng trắng như màu ngà cũ. 

Trạc người thì thấp nhỏ hơn người Tàu, mà lăn lẳn con người, chứ không to béo. Mặt thì xương xương, trông hơi bèn bẹt, trán thì cao và rộng, mắt thì đen và hơi xếch về đàng đuôi, hai gò má thì cao, mũi hơi tẹt, môi hơi dày, răng thì to mà lại nhuộm đen. Râu thì thưa mà ít, tóc thì nhiều và dài, đen và hơi cứng. Dáng điệu đi đứng thì nhẹ nhàng và xem ra bộ vững vàng chắc chắn.

Minh họa: Hữu Khoa.

Áo quần thì dài rộng, đàn ông thì búi tóc và quấn khăn vành rây, áo mặc dài quá đầu gối, tay áo thì chật, ống quần thì rộng. Đàn bà ở Bắc Việt và phía bắc Trung Việt thì đội khăn, mà ở chỗ thành thị thì mặc quần, còn ở nhà quê thì hay mặc váy. Ở phía nam Trung Việt và Nam Việt thì đàn bà hay mặc quần cả, và búi tóc, chứ không đội khăn bao giờ.

Về đàng trí tuệ và tính tình, thì người Việt Nam có cả các tính tốt và các tính xấu. Đại khái thì trí tuệ minh mẫn, học chóng hiểu, khéo chân tay, nhiều người sáng dạ, nhớ lâu, lại có tính hiếu học, trọng sự học thức, quý sự lễ phép, mến điều đạo đức: lấy sự nhân, nghĩa, lễ, trí, tín làm 5 đạo thường cho sự ăn ở. Tuy vậy vẫn hay có tính tình vặt, cũng có khi quỷ quyệt, và hay bài bác nhạo chế. Thường thì nhút nhát, hay khiếp sợ và muốn sự hòa bình, nhưng mà đã đi trận mạc thì cũng có can đảm, biết giữ kỷ luật.

Tâm địa thì nông nổi, hay làm liều, không kiên nhẫn, hay khoe khoang và ưa trương hoàng bề ngoài, hiếu danh vọng, thích chơi bời, mê cờ bạc. Hay tin ma quỷ, sùng sự lễ bái, nhưng mà vẫn không nhiệt tin tôn giáo nào cả. Kiêu ngạo và hay nói khoác, nhưng có lòng nhân, biết thương người và hay nhớ ơn.

Đàn bà thì hay làm lụng và đảm đang, khéo chân, khéo tay, làm được đủ mọi việc mà lại biết lấy việc gia đạo làm trọng, hết lòng chiều chồng, nuôi con, thường giữ được các đức tính rất quý là: tiết, nghĩa, cần, kiệm.

Người Việt Nam từ Bắc chí Nam, đều theo một phong tục, nói một thứ tiếng (tuy rằng mỗi nơi có một ít tiếng thổ âm riêng và cái giọng nói nặng nhẹ khác nhau, nhưng đại để thì vẫn là một thứ tiếng mà thôi) cùng giữ một kỷ niệm, thật là cái tính đồng nhất của một dân tộc từ đầu nước đến cuối nước” (Việt Nam Sử lược).

2. Các nhà truyền giáo phương Tây thời nhà Nguyễn nhận định: “Xuôi miền đồng bằng gồm cả xứ Đông Kinh, là một miền rất đông đúc, đời sống người dân nghèo nàn cơ cực vì đất không nuôi đủ được người. Ngoài ra có nhiều kẻ ăn hại chỉ có độc một nghề là đi cướp phá mùa màng, dùng vũ lực hay dùng mưu mẹo để trộm cắp ở các nhà, vu cáo để gây ra chuyện kiện tụng và làm cho người khác phải tán gia bại sản.

Ở xứ này, giàu có nhiều tiền lắm bạc là một tội to. Ai cũng sẵn sàng sinh sự và hãm hại người giàu mãi cho tới lúc họ bị rơi vào cảnh nghèo nàn” (Thư của các giáo sĩ thừa sai).

Quyển sách Thư của các giáo sĩ thừa sai từng được xuất bản bằng tiếng Pháp năm 1821. Nguyễn Minh Hoàng đã tiến hành dịch lại bằng tiếng Việt do NXB Văn học và Trung tâm Quốc học xuất bản năm 2013. Đây là một quyển tư liệu tập hợp những bức thư của các giáo sĩ thừa sai của Hội thừa sai Paris trong quá trình truyền đạo ở Việt Nam từ năm 1766 đến 1786. Quyển sách gồm 2 phần. Phần đầu là giới thiệu sơ lược về nước Việt Nam xưa còn phần sau là tập hợp 57 bức thư của các giáo sĩ thừa sai gửi về Pháp hay Ma Cao cho người thân hay các cha bề trên trong Hội Thừa sai Paris”.

3. Giáo sư, Nhà văn hóa học Trần Ngọc Thêm - một trí thức mà tôi rất ngưỡng mộ, nhận định: “Nền văn hóa âm tính như nước ta có nhiều ưu điểm, nhưng nó cũng có những hạn chế. Ví dụ, tính cộng đồng làng xã buộc tất cả mọi người phải giống nhau. Ai mà trồi lên thì sẽ bị kéo xuống, tất cả đều được cào bằng. Vì vậy, mỗi người luôn khao khát có một vị trí trong làng và vì vậy ai cũng thích hơn người khác một chút. Vì sao lại hơn một chút? Vì hơn nhiều là sẽ bị để ý, sẽ bị kéo xuống ngay. Thậm chí là bị đánh hội đồng. Cho nên ai cũng thích hơn người khác một chút thôi, hơn người được một chút là thích lắm, là sung sướng lắm. Y như trong thành phố bây giờ, bạn cứ thấy nhà nào sửa nhà thì ngay lập tức sẽ cố xây vỉa hè phố trước nhà mình cao hơn vỉa hè nhà bên cạnh một chút, bất chấp việc vỉa hè phố không thuộc sở hữu của mình.

Tính cộng đồng còn làm nảy sinh thêm một tật xấu khác là tật thích “tám”, thích nổ, thích khoe. Tám chuyện, buôn dưa lê là đặc tính rất rõ của văn hóa âm tính. Đó là biểu hiện của những người thừa thời gian, rỗi việc cho nên hay la cà buôn chuyện. Cho nên người Việt Nam không chỉ phụ nữ, mà ngay cả đàn ông cũng thích tám. Phụ nữ thì ngồi với nhau để tám, còn đàn ông thì buôn chuyện ở quán nhậu, quán cà phê.

Cộng với cái tính thích chém gió, thích nổ, thích khoe, thích khẳng định mình một chút thì mạng xã hội facebook là mảnh đất màu mỡ để phục vụ cho những đặc tính này.

Tật buôn chuyện, thói a dua, bệnh chém gió… đều là những hậu quả của văn hóa âm tính”.

4. Thừa nhận tất cả đặc tính của chính mình để giữ lại điều hay, sửa đổi điều chưa được, răn mình khuyên người cũng là điều nên làm lắm thay.

Ngô Nguyệt Lãng

Từ 15h ngày 2/5, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng giảm không đáng kể, theo đó, giá xăng E5RON92 giảm 8 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 40 đồng/lít; giá dầu giảm 110 đồng- 142 đồng/lít.

Liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực đất đai xảy ra trên địa bàn TP Phú Quốc, Cơ quan CSĐT Công an TP Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết, ngày 2/5, Đoàn Thanh Tuấn (SN 1985, thường trú khu phố 4, phường An Thới, TP Phú Quốc), Công chức địa chính xã Cửa Dương (TP Phú Quốc) đã đến đầu thú, khai nhận hành vi vi phạm của mình.

Đảng ủy, lãnh đạo Cục B03 - Bộ Công an và gia đình thương tiếc báo tin: Đồng chí Đại tá Trần Quang Minh, SN 1938, nguyên Phó Cục trưởng thuộc Cục B53, Tổng cục V - Bộ Công an (nay là Cục B03, Bộ Công an); đã từ trần vào hồi 00h52 ngày 1/5/2024 (tức ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thìn), hưởng thọ 87 tuổi.

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng tàu, đoạn thuộc địa bàn Đồng Nai, ngày 2/5, Thành ủy TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã làm việc cấp ủy, chính quyền phường Phước Tân. Đây là địa phương có nhiều vướng mắc và được đánh giá phức tạp nhất trong số các xã, phường, thị trấn có dự án trọng điểm quốc gia là tuyến cao tốc đi qua...

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công an, ngày 2/5, Công an tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung điều tra, thu thập chứng cứ về vụ tai nạn lao động khiến 6 người tử vong và 5 người bị thương nặng xảy Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh tại xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu…

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Đồng chí Đại tá Đậu Bá Thư, sinh ngày 26/3/1935, nguyên Trưởng phòng 2, Cục A14, Tổng cục An ninh (nay là Cục An ninh đối ngoại - Bộ Công an); huy hiệu 60 năm tuổi đảng; được tặng thưởng Huy chương chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba...

17 xe chữa cháy và hơn 100 cán bộ chiến sĩ tham gia dập tắt đám cháy tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu King Fish (phường Phước Long B, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Trong lúc dập lửa, 2 cán bộ chiến sĩ chữa cháy bị ngạt khói, được đưa vào viện cấp cứu, hiện tình trạng đã ổn định…

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文