Mở túi càn khôn của người Tày

09:30 12/06/2008
Triều Ân có hẳn một tập thơ mang tên "Kin Mác" viết bằng tiếng Tày, mà ở phần dịch ra tiếng phổ thông, người ta không khó để có thể đọc thấy "chất Tày" lồ lộ. Rõ ràng, "chất Tày" hay "chất Kinh" không thể nặn ra bằng sự gượng ép, nó phải là kết quả của sự lựa chọn ngôn ngữ sáng tác, và từ đó, mang nét đặc trưng cho tư duy trong khuôn khổ của ngôn ngữ ấy.

"Cao Bằng tuy thiểu, khả dung sổ thế" (đất Cao Bằng tuy nhỏ nhưng có thể ở được vài đời). Từ vài trăm năm trước, câu phán ngắn gọn và chắc nịch của nhà Lí học Đại Việt - trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm - đã đem lại cho chúa tôi nhà Mạc hướng đi và niềm tin vào tương lai của vương triều.

Để ngay sau đó, họ lập tức đem quân bản bộ lên chốn rừng xanh núi đỏ này, xây dựng một chính quyền, một chế độ hiến chương độc lập với chính quyền Lê - Trịnh ở dưới xuôi. Một quá trình tiếp biến, hỗn dung giữa hai nền văn hóa Kinh - Tày đã bắt đầu diễn ra trên mảnh đất mà vài trăm năm sau sẽ được người Pháp gọi bằng cái tên "vương quốc đá vôi". Những gương mặt trí thức người Tày, am hiểu sâu sắc văn hóa Tày và văn hóa Hán - Việt bắt đầu xuất hiện và dần dần hình thành một truyền thống...

Dẫn chuyện lịch sử xa xôi như vậy, người viết bài báo nhỏ này cốt muốn nói tới niềm vui của mình, khi may sao đã có dịp gặp gỡ, làm quen với một vị trưởng lão của giới hoạt động văn học nghệ thuật Cao Bằng tại Cao Bằng. Người đó là nhà thơ, nhà sưu tầm nghiên cứu văn hóa dân gian Hoàng Triều Ân - một trí thức Tày "chính hiệu".

Sinh năm 1931, Triều Ân mang một hình hài diện mạo xem ra khá tương xứng với cái tuổi cận kề bát thập của mình. Nghĩa là tóc bạc, da mồi, dáng khom khom. Nhưng khi ông nói chuyện, ít ai có thể ngờ rằng đó là cách nói của một người đã "cổ lai hy".

Đặc biệt là ông có thể đọc thơ bất cứ lúc nào, say sưa, đam mê, nhất là khi người nghe lại là các "cháu gái" đang độ mười chín đôi mươi tràn đầy xuân sắc! Tất nhiên là ông đọc thơ do chính ông sáng tác, và nhất thiết phải là thơ tình.

Thậm chí, khi những vần thơ ở dạng "nguyên gốc" ấy còn tỏ ra chung chung, chưa thật "hợp tình hợp cảnh", tác giả sẵn sàng cải biên: "Em như cơn gió lốc bay qua. Lao vào ngực Triều Ân nóng hổi" (từ "anh" trong bản gốc đã được thay thế bằng từ "Triều Ân").

Thế là, các cháu gái lại có dịp tha hồ cười rúc rích khoe cái nét duyên son trẻ trước ông nhà thơ già vui tính, còn ông thì càng đọc thơ "bốc" hơn, không cần chút nào đến sự trợ hứng của hơi men như nhiều bác nhà thơ khác vẫn thường làm trong những trường hợp tương tự! (Nói thế thôi, dù có muốn "dĩ tửu trợ... thi", Triều Ân cũng chẳng làm được bao lăm: ông uống không được nhiều. Kể cũng là một sự lạ đối với một người vùng cao, đã thế, lại là một nhà thơ!).

Triều Ân làm thơ và thành danh với thơ từ khá sớm, đầu những năm 1960, khi ông đang còn là sinh viên Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Trong bảng tổng kết cuộc thi thơ năm 1961 trên báo Văn nghệ, người ta nhận thấy, ngoài giải Nhất thuộc về Thái Giang với trường ca "Lửa sáng rừng", thì giải Nhì cũng là những tên tuổi sáng giá: Ca Lê Hiến (với bài "Nhớ mưa quê hương"), Giang Nam (với bài "Quê hương"), và Triều Ân (với bài "Quê ta, anh biết chăng?"). Rồi sau đó, khi đã trở thành cán bộ nhà nước, dù làm nghề dạy học (Trường cấp III Hoà An - Cao Bằng, Trường Cao đẳng Sư phạm Cao Bằng), hay làm công tác quản lý (Chủ tịch Hội Văn nghệ Cao Bằng), thì cái nghiệp thơ vẫn cứ bám riết lấy ông.

Không những thế, ông còn đụng bút vào cả lĩnh vực văn xuôi với các thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết. Tính cho đến nay, đầu sách sáng tác của Triều Ân đã lên đến tới 16, 17 cuốn - một con số không nhỏ nếu so với nhiều người viết khác. Và nếu chúng ta chú ý thêm rằng, quá nửa số tác phẩm ấy được in ở thời bao cấp - cái thời mà việc in sách rất khó khăn - và lại được in cho một nhà thơ ở vùng rừng núi heo hút, thì điều đó lại càng khẳng định uy tín văn chương của Triều Ân.

Đọc thơ Hoàng Triều Ân, dễ thấy có một điều có thể gọi là lạ: nếu các nhà thơ dân tộc ít người thường hay tâm niệm vào việc xác lập một giọng thơ độc đáo, khác biệt hẳn với giọng thơ của các nhà thơ người Kinh, (thậm chí nhiều người còn không ngần ngại "giả dân tộc" bằng cách mô phỏng sống sượng lối tư duy trực quan chất phác của dân tộc mình), thì thơ Hoàng Triều Ân là thứ thơ "đặc" Kinh.

Có thể, phẩm chất này bắt nguồn từ việc ông sinh trưởng trong một gia đình trí thức Tày mà nhiều đời đã thấm nhiễm văn hoá văn học dân tộc Kinh. Còn bản thân ông, từ nền học vấn đến diện các môi trường quan hệ cũng đã cơ bản được "Kinh hóa". Nhưng nếu như vậy, một câu hỏi sẽ được đặt ra: phải chăng Triều Ân đã để tuột khỏi tay cái đặc trưng cho tính tộc người trong thơ của mình; thậm chí, phải chăng ông đánh mất cái ý thức tộc người ấy?

Không phải. Triều Ân có hẳn một tập thơ mang tên "Kin Mác" viết bằng tiếng Tày, mà ở phần dịch ra tiếng phổ thông, người ta không khó để có thể đọc thấy "chất Tày" lồ lộ. Rõ ràng, "chất Tày" hay "chất Kinh" không thể nặn ra bằng sự gượng ép, nó phải là kết quả của sự lựa chọn ngôn ngữ sáng tác, và từ đó, mang nét đặc trưng cho tư duy trong khuôn khổ của ngôn ngữ ấy.

Sáng tác thơ trên chất liệu ngôn ngữ phổ thông (tiếng Kinh), Triều Ân dường như đã làm được cái điều (mà trong cách nghĩ có phần chủ quan của tôi) không phải bất cứ nhà thơ xuất thân từ tộc người thiểu số nào trong làng thơ Việt Nam cũng làm được, đó là sự sòng phẳng với chính bản thân ngôn ngữ.--PageBreak--

Năm 1993, nhà thơ Triều Ân thôi chức Chủ tịch Hội Văn nghệ Cao Bằng, nghỉ chế độ. Nghỉ chế độ không có nghĩa là nghỉ làm việc. Và công việc của ông từ bấy đến nay, thậm chí còn có ý nghĩa quan trọng hơn cả sáng tác, là sưu tầm nghiên cứu văn hóa văn học dân gian các dân tộc ít người - chủ yếu là người Tày ở địa vực Cao Bằng. Một lần nữa, Triều Ân lại tự khẳng định ông vẫn là người con đầy ý thức của dân tộc mình.

Vậy là, với một chiếc máy ghi âm, một cuốn sổ, một cây bút, nhà thơ đã đi khắp non cao thung thẳm ở Cao Bằng và các vùng lân cận, làm cái việc tập hợp, tìm hiểu những giá trị văn hoá truyền thống còn tản mác trong dân gian. Có những điều có thể nắm bắt được nhờ sự cần mẫn đi, hỏi, ghi chép. Nhưng có những điều lại đặt ra yêu cầu khó khăn hơn nhiều.

Tôi muốn nói tới mảng các tác phẩm văn học, lịch sử, sách bói, sách thuốc, các bài cúng, các gia huấn v.v... được ghi lại bằng chữ Nôm Tày - tức là hệ thống chữ viết mà người Tày đã dựa vào các bộ chữ Hán để ghi lại tiếng nói của mình. "Túi khôn" của người Tày là ở đó.

Nhưng để mở cái "túi khôn" ấy, số người có thể đọc được Nôm Tày hiện nay chỉ đếm trên đầu ngón tay - và Triều Ân là một ngón tay trong số các ngón tay! Chính vì biết Nôm Tày và có ý thức giữ gìn di sản tộc người, Triều Ân đã tìm ra hàng loạt những giá trị truyền thống, phản ánh qua các công trình sưu tầm: "Ca dao Tày - Nùng", "Then Tày và những khúc hát", "Chữ Nôm Tày và thể loại truyện thơ" v.v...

Đặc biệt, ông còn là chủ biên của cuốn "Từ điển Nôm Tày", một công trình mà theo như nhận định của GS.TS Mai Quốc Liên - nhà Hán học, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc học: "Có thể giúp soi sáng phần nào về thời điểm ra đời của chữ Nôm Kinh".

Nhà thơ Triều Ân cho biết, người Tày (cũng giống người Thái) có thói quen chôn sách theo người chủ đã mất của cuốn sách. Chính bởi vậy mà sách Nôm Tày đã bị mất đi đáng kể. Còn số sách hiện còn được lưu giữ trong các gia đình, thì - như đã nói ở trên, người biết Nôm Tày chỉ đếm trên đầu ngón tay - đang ở trong tình trạng bảo quản đầy "nguy hiểm".

Người ta giữ thái độ kính cẩn với thứ di sản "không hiểu được" mà gia tiên để lại bằng cách quăng quật nó trên gác bếp, dưới gậm giường, để mặc nó cho ẩm mốc và mối mọt! Đưa ra một tập sách cũ nát, bị mối xông đến mức không tài nào đọc nổi một trang trọn vẹn, Triều Ân nói với tôi, giọng ngậm ngùi: "Đấy, cậu xem đi. Có thấy tiếc đứt ruột ra không? Di sản Nôm Tày ở Cao Bằng hiện nay là thế này đấy. Dân thì không biết giá trị của nó, mà các cấp quản lý văn hoá thì cũng không có các biện pháp cụ thể để bảo tồn...".

Vâng, chính vì cái sự "lỡ cỡ" ấy mà kho sách Nôm Tày ở Cao Bằng rất cần đến ông, và may sao, đã có ông. Trong điều kiện làm việc tương đối khó khăn và điều kiện tư liệu rất tứ tán, cho đến nay Triều Ân đã cùng các đồng sự sưu tầm được gần sáu mươi tác phẩm truyện thơ Nôm Tày và cũng bước đầu phiên dịch được một số trong đó. Có thể nói, đây là kết quả của một sự nỗ lực làm việc rất đáng khâm phục. Khâm phục, vì khối lượng công việc quá lớn. Khâm phục, vì ông làm việc này một cách tự nguyện, chẳng trong khuôn khổ một dự án nào cả, nghĩa là... zero về kinh phí!

Gần lắm với cái tuổi tám mươi, nhà thơ Hoàng Triều Ân vẫn còn ấp ủ nhiều dự định cho tương lai. Ngoài việc vẫn tiếp tục sáng tác thơ văn, ông còn muốn tìm hiểu bộ phận văn học chữ Hán của người Tày, để từ đó, khôi phục lại đầy đủ diện mạo nền văn học Tày trong lịch sử.

Ông nói: "Người Tày đã có văn học truyền miệng, lại đã có văn học viết bằng chữ Nôm Tày, sau đó là văn học quốc ngữ. Thế nhưng bước chuyển từ văn học truyền miệng sang văn học Nôm Tày là ở đâu? Chính việc sưu tầm nghiên cứu bộ phận văn học chữ Hán của người Tày sẽ đem lại câu trả lời, hơn thế, đưa lại một sự nhận thức đầy đủ và hợp logic đối với lịch sử văn học Tày".

Bằng nỗ lực cá nhân, hoàn toàn là nỗ lực cá nhân, Triều Ân đã lao vào sưu tầm và biên dịch di sản văn học chữ Hán của người Tày ở Cao Bằng. Một phần kết quả của công việc này được ông công bố gần đây bằng cuốn sách "Văn học chữ Hán của dân tộc Tày", tập I. Có tập I, tức sẽ có tập II, III, thậm chí nhiều tập tiếp nữa. Nghĩa là cái quỹ thời gian lúc xế bóng về chiều của Triều Ân sẽ chẳng có mấy cơ hội được thong dong, nhàn tản, tôi nghĩ vậy.

Nhưng Triều Ân thì bỗng trở nên sôi nổi hẳn khi nói tới việc này, cái sôi nổi của nhà địa chất khi đã dò đúng vỉa mạch một mỏ kim loại quý, chẳng có gì ngăn được anh ta tiếp tục đi tới cùng. Còn tôi, tôi cứ băn khoăn không biết giữa ông Triều Ân học giả này và ông Triều Ân nhà thơ vui tính kia "em như cơn gió lốc bay qua. Lao vào ngực Triều Ân nóng hổi" - ông nào mới đích thực là Hoàng Triều Ân đây?

Hoài Nam

Chuyên gia khí tượng thủy văn cảnh báo, các ngày nắng nóng nhất sẽ vào ngày 29/4 và 30/4. Nhiệt độ khí tượng có thể vượt kỷ lục từng được ghi nhận trước đây. Chuyên gia lưu ý, người dân nếu có đi chơi dịp nghỉ lễ nên hạn chế ra ngoài trời trong khung giờ từ 11h trưa đến 16h chiều trong các ngày 29 và 30/4.

Gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng cứ mỗi dịp 30/4, khi nhân dân cả nước kỷ niệm, ôn lại những trang sử hào hùng của dân tộc thì trên mạng xã hội, các thế lực thù địch, đối tượng phản động, cơ hội chính trị tái diễn điệp khúc xuyên tạc về tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của đại thắng mùa xuân năm 1975 cũng như bản chất cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta. 

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm nay, ngày 29/4, sẽ tới Saudi Arabia nhằm tiếp tục nỗ lực đạt được một thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza. Chuyến công du diễn ra trong bối cảnh cộng đồng quốc tế đang tăng tốc nỗ lực nhằm đạt được một thỏa thuận chấm dứt xung đột và ngăn chặn cuộc tấn công trên bộ theo kế hoạch của Israel vào thành phố miền Nam Rafah của Gaza. Bên cạnh đó, giao tranh giữa Hezbollah - lực lượng dân quân thân Iran ở Lebanon - với Tel Aviv đang leo thang nhanh chóng và có thể gây ra thảm họa cho cả hai bên.

Theo thống kê từ Công ty Quản lý bến xe Hà Nội, trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 dự kiến lượng khách qua bến xe gia tăng. Công ty cổ phần Bến xe Hà Nội đã lên kế hoạch tổng lượng xe tăng cường 715 xe, trong đó Bến xe Giáp Bát tăng cường 224 xe; Bến xe Gia Lâm tăng cường 82 xe và Bến xe Mỹ Đình là 409 xe.

Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài hơn mọi năm nên người dân sẽ có nhiều kế hoạch, dự định đi du lịch, nghỉ dưỡng. Lợi dụng thời điểm này, các đối tượng thực hiện hàng loạt chiêu trò lừa đảo du lịch khác nhau nhằm chiếm đoạt tài sản người dùng.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho biết, nếu không có gì thay đổi, đến tháng 8/2024 chúng ta sẽ có sản phẩm “lúa giảm phát thải”. Đến năm 2025 sẽ triển khai mở rộng và đạt từ 300.000-500.000ha. Ở giai đoạn 2026-2030, mỗi năm tăng thêm 100 ngàn ha để đạt 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp ở đồng bằng sông Cửu Long.

Hôm 28/4, tỷ phú Elon Musk đã bất ngờ tới Bắc Kinh và gặp gỡ Thủ tướng Lý Cường. Đây là lần thứ ba ông Elon Musk đến Trung Quốc - thị trường xe điện lớn nhất thế giới, trong vòng chưa đầy một năm. 

Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nói chung, những cái chết đau đớn do tự hủy hoại bản thân của học sinh, sinh viên liên tiếp xảy ra, đang trở thành nỗi ám ảnh đối với gia đình, nhà trường và xã hội. Các chuyên gia tâm lý cảnh báo, nếu gia đình và nhà trường không có giải pháp hỗ trợ kịp thời thì ý nghĩ tự tử trong giới trẻ sẽ có dấu hiệu gia tăng.

Trong trận đấu với Tottenham tại vòng 35 giải Ngoại hạng Anh 2023/2024 diễn ra tối 28/4 (giờ Việt Nam), Arsenal đã dẫn trước tới 3-0 trước đối thủ nhưng suýt chút nữa đánh mất chiến thắng khi để đối thủ ghi liền 2 bàn trong hiệp 2.

Công an tỉnh Nghệ An và Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) đồng chủ trì vừa đánh sập đường dây tội phạm xuyên quốc gia, bắt 12 đối tượng điều hành, quản lý website "Thiendia2.cc" (hơn 1,1 triệu thành viên trên toàn cầu) truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trên mạng internet (đã tán phát trên 19 triệu nội dung đồi trụy với hàng trăm triệu lượt truy cập). ''

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文