Báo chí và điện ảnh:

Nhà báo Yên Ba: Càng nồng nhiệt... càng lạnh lẽo

10:00 09/06/2006

Theo tôi hiểu, một bộ phận những người làm báo về điện ảnh ở Việt Nam hiện nay gặp phải một vấn đề không ổn, đó là tinh thần trách nhiệm.

PV: Thưa anh, là một nhà báo nhiều năm quan tâm đến các hoạt động văn hóa nghệ thuật nói chung và điện ảnh nói riêng, anh có cảm giác gì khi chứng kiến Giải thưởng Cánh diều vàng với một bên là sự rầm rộ quảng bá và tường thuật của tất thảy các phương tiện thông tin đại chúng, và một bên là sự thờ ơ đến kinh ngạc của công chúng?

Nhà báo Yên Ba (YB): Tôi cho rằng lễ trao giải "Cánh diều vàng" là một show diễn của truyền hình. Bởi vì trước đêm trao giải, mỗi người tham dự đã có trong tay danh sách giải thưởng. Chính những người trong cuộc chứng kiến họ lên chúc mừng nhau mà còn cảm thấy giả tạo thì đừng trách người xem thấy ngờ ngợ rồi thờ ơ! Công chúng đã biết những bộ phim đó như thế nào đâu mà yêu cầu họ phải nồng nhiệt!

PV: Vậy phải chăng một không khí quyến rũ chiếm tới hàng trăm trang báo kể từ trước khi lễ trao giải diễn ra là vô hiệu? Đã có rất nhiều "đại thụ" trong giới điện ảnh phân tích kín kẽ và thấu đáo về thân phận buồn tủi của phim Việt Nam trong lòng đông đảo công chúng, nhưng tại sao các phương tiện truyền thông hồ hởi và nhiệt thành đến vậy mà vẫn không gây được sự chú ý đối với khán giả?

YB: Chúng ta phải quay lại quãng thời gian mấy chục năm trước, khi đó có lẽ kênh báo chí duy nhất để định hướng dư luận là tờ "Màn ảnh sân khấu", chiếm địa vị độc tôn. Và đến thời điểm hiện nay, khi nền báo chí đã phát triển, thì chúng ta cũng phải đối diện với một sự phát triển nghịch chiều: báo chí càng nhiều tờ viết về điện ảnh nồng nhiệt bao nhiêu thì điện ảnh càng lạnh lẽo, càng xa rời quần chúng bấy nhiêu! Ngay cả giải thưởng uy tín bậc nhất hiện nay của Hội Điện ảnh Việt Nam là Giải thưởng “Cánh diều vàng”, người ta có cảm giác là Ban tổ chức chấm với nhau. Hai bộ phim được trao giải đạo diễn xuất sắc nhất và bộ phim xuất sắc nhất tôi đều đã xem và thấy đó thật sự là những bộ phim hay, nhưng có mấy người dân - những người mà bất cứ bộ phim nào cũng phải hướng tới - được xem?

Có một sự nghịch chiều thứ hai là nếu như cách đây mấy chục năm, chúng ta lâm vào tình trạng khủng hoảng thiếu các bài viết về điện ảnh thì bây giờ lại vấp phải khủng hoảng thừa. Tôi lấy ví dụ, ngày xưa những bài viết kiểu như đi tìm diễn viên Như Quỳnh trong bộ phim Đến hẹn lại lên khiến cho người yêu điện ảnh xôn xao, khiến người đọc mấy chục năm sau vẫn còn nhớ, thì hiện nay, người đọc gần như bị lạc lối trong vô vàn các bài viết quá lộn xộn, không có tiêu chí.

Chúng ta phải thẳng thắn thừa nhận rằng: nền kinh tế thị trường đã nảy sinh hiện tượng các nhà sản xuất phim, các đầu nậu phim "lũng đoạn" một số ít phóng viên viết về điện ảnh. Họ sử dụng nhiều chiêu, nhiều xảo thuật chỉ với mục đích là quảng bá cho sản phẩm của mình. Và lỗi không phải là ở họ, vì họ là những người kinh doanh. Lỗi là ở chính một số cá nhân trong đội ngũ phóng viên được phân công viết về điện ảnh!

Tất cả những sự nghịch chiều ở trên đã dẫn đến một hiện tượng, đó là việc phân ra thành 2 dạng: phim thị trường và phim nghệ thuật! Tôi xin hỏi "Titanic là phim gì?". Theo tôi, đó là một thứ cải lương phương Tây, nhưng lại được làm rất nghệ thuật, là một quả bom tấn về điện ảnh! Nhân chuyện đó, tôi muốn lấy sự kiện đạo diễn Vương Đức từ chối lên nhận giải cùng đạo diễn Lê Hoàng để hỏi rằng: xin hãy chỉ ra thế nào là phim nghệ thuật? Người ta mặc định ngầm hiểu đã là phim Nhà nước tài trợ thì là phim nghệ thuật, trong khi đó thực tế có những phim do Nhà nước tài trợ xem đến 1/3, cố lắm đến một nửa là không chịu nổi, giả dối một cách khủng khiếp! Còn một số bộ phim do tư nhân sản xuất gần đây, tôi thấy có xu hướng quay trở lại những phim mà chúng ta vẫn thường gọi là “mì ăn liền” mươi năm trước đây. Chính sự rủi ro, hỗn loạn về chuẩn đã đẩy ra một cách phân biệt như thế! Tóm lại, trước khi để cho khán giả định giá tác phẩm thì báo chí đã tranh mất việc đó rồi, báo chí đã giành mất quyền của khán giả! Đã là báo chí thì phải có lý luận, phải có phân tích và thuyết phục được người đọc. Ở Việt Nam, nhiều trang báo viết về điện ảnh không có điều này!

PV: Như vậy, theo đánh giá của anh, báo chí cũng đã có lỗi trong việc khiến điện ảnh xa rời quần chúng?         

YB: Theo tôi hiểu, một bộ phận những người làm báo về điện ảnh ở Việt Nam hiện nay gặp phải một vấn đề không ổn, đó là tinh thần trách nhiệm. Đối với độc giả, nhà báo phải là thước đo, phải là chuẩn tin cậy. Hiện nay, có những nhà báo đang làm người xem lạc lối sau 1, 2 lần cả tin vào sự thẩm định của họ rồi nhận được sản phẩm không tương xứng. Chúng ta phải đối diện với một sự thật là lâu nay vai trò định hướng của báo chí đã không còn nữa, chỉ còn lại sự bình phim, rồi đánh đập... Những biểu hiện đó đang gây ra sự lệch tiêu chí, thậm chí là cả ở những tiêu chí cơ bản nhất.

PV: Nhưng không phải tất cả đều như vậy? Chúng ta đâu có thiếu những người viết chân chính có khả năng thẩm định và định hướng điện ảnh?

YB: Tất nhiên. Nhưng những người thẩm định điện ảnh chân chính không có khả năng ảnh hưởng đến công chúng là bởi bản thân họ cũng không đi sâu tìm hiểu. Thứ nữa, cơ chế làm báo ở Việt Nam có khe, kẽ cho phép một cử nhân mới ra trường, thậm chí có những người có những hiểu biết rất hạn chế về điện ảnh mà vẫn có thể đăng đàn. Nguy cơ lớn hơn là họ được coi là đại diện cho một tờ báo, cho cách nhìn của tờ báo đó về điện ảnh. Bên cạnh đó, tư duy êkíp, "hội đồng" trong những người làm báo về điện ảnh cũng đem lại độ rủi ro rất cao, khiến cho người xem không khỏi rơi vào cảnh lạc lối!

Báo chí về điện ảnh của chúng ta hiện nay đôi khi không duy nhất còn chịu ảnh hưởng cảm xúc nghệ thuật của một người viết bình thường nữa. Những phóng viên có nghề chỉ cần vài lần là đo được "gu" của người phụ trách, đồng thời lồng vào đó những nhận định đáp ứng được yêu cầu của nhà sản xuất phim. Và như vậy, những nhận định khách quan và trung thực sẽ bị át đi bởi dàn đồng ca của các hoạt động quảng bá sản phẩm.

Một nhà báo chân chính phải luôn biết tách ra ở một vị thế độc lập tương đối với các chiến dịch quảng bá sản phẩm của các ông chủ hãng phim. Ngay cả trong trường hợp họ cầm vé của nhà sản xuất để bước vào rạp, họ vẫn cần phải có vị thế độc lập nếu họ thực sự có tài. Người phóng viên điện ảnh phải trung chính, khách quan! Trong khi đó, một số phóng viên viết về điện ảnh của chúng ta đang mắc phải hai căn bệnh trầm kha, đó là "Hội chứng ông vua cởi truồng", ai chê một bộ phim đang được nhiều báo khen mặc nhiên là ngốc nghếch, thích “chơi nổi”; thứ nữa "bề hội đồng", tức là cùng dồn dập "đánh" trên năm, bẩy báo một lúc. Dù đã rất kiềm chế, có lần tôi đã từng nói với người phụ trách mảng điện ảnh của một tờ báo lớn khi họ hết lời khen ngợi một bộ phim: đây là một bộ phim không ngửi được, đây là một đống rác! Tôi thấy còn rất ít những vị Tổng Biên tập như chị Kim Hạnh, nguyên Tổng Biên tập Báo Tuổi trẻ TP HCM ngày xưa. Nhiều lần khi giao cho phóng viên viết về một bộ phim, chị đích thân vào rạp xem để tự mình có thể đánh giá được về bộ phim đó.

PV: Nhưng không thể phủ nhận với chức năng của mình, các phương tiện truyền thông cũng đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đưa điện ảnh đến với công chúng! Theo anh, nếu không có báo chí, các tác phẩm điện ảnh Việt Nam tới công chúng sẽ đạt được tỷ lệ bao nhiêu phần trăm?

YB: Tôi không trả lời được, vì điều này đòi hỏi một phương pháp đánh giá khoa học thông qua các hoạt động điều tra xã hội học tỷ mỷ và khách quan trong một thời gian nhất định! Hoạt động như thế ở ta chưa có! Cái được của báo chí tất nhiên là có nhưng để điện ảnh Việt Nam rơi vào tình cảnh như hiện nay, không thể không xem xét trách nhiệm của báo chí. Theo tôi, cái tích cực hiển hiện rõ nhất có lẽ là ở số lượng những bài viết có hai từ "điện ảnh" trong đó!

PV: Xin cảm ơn nhà báo Yên Ba!

Thiếu Khanh

Ngày 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu chuyến công du châu Âu, với các chặng dừng chân ở Pháp, Serbia và Hungary. Chuyến đi được đánh giá có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tổng thể mối quan hệ giữa Trung Quốc với 3 nước nói riêng cũng như với Liên minh châu Âu (EU) nói chung phát triển ổn định và lành mạnh, góp phần củng cố sự ổn định trong một thế giới đầy biến động.

Lâu nay, các tổ chức như Phóng viên không biên giới, tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các đài BBC, RFA, RFI, VOA tiếng Việt và một số tổ chức, cá nhân thù địch, phản động khác luôn tìm mọi cách xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam.

Khoảng hai tháng qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước lo lắng, đứng ngồi không yên khi vườn sầu riêng đang xanh tốt bỗng dưng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Tính đến nay đã có khoảng 200ha sầu riêng ở địa phương bị chết.

Chính quyền địa phương cho biết lũ lụt kỷ lục ở bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil đã khiến ít nhất 75 người thiệt mạng trong 7 ngày qua và 103 người khác được báo cáo mất tích.

Thủ đô Hà Nội cùng với nhiều tỉnh thành ở miền Bắc được dự báo có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to về chiều tối, thời tiết mát mẻ. TP Điện Biên Phủ khả năng mưa diễn ra vào ban ngày.

Miền Trung đang bước vào đợt cao điểm nắng nóng, đây cũng là thời điểm liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại các tỉnh, thành phố. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm xuất phát từ việc chủ các cửa hàng kinh doanh, mua bán các loại thực phẩm trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trước thực trạng này, lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh thực phẩm bẩn để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).

Gần nửa năm sau khi chính thức chia tay HLV Mai Đức Chung, đội tuyển nữ Việt Nam vẫn chưa tìm được “thuyền trưởng” mới. Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) không có nhiều động thái tìm người trong thời gian này khiến người yêu mến bóng đá nữ phiền lòng. Tuy nhiên, đây cũng có thể là điều tốt cho đội bóng áo đỏ.

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, bằng các biện pháp nắm tình hình, thời gian qua, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã chủ động trong công tác quản lý người nước ngoài (NNN) nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam; phát hiện, xử lý dứt điểm các vụ việc phức tạp, vi phạm pháp luật do người nước ngoài gây ra, không để trở thành vấn đề nóng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại cơ sở cũng như ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch và quan hệ đối ngoại với các nước.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文