Nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan: “Một khi măng đã thành tre”

15:27 22/11/2011
" Có câu “Dạy con dạy thuở còn thơ…”, từ lớp mẫu giáo đã không dạy trẻ yêu tiếng Việt, thì khi măng đã thành tre, có muốn uốn theo ý mình cũng không thể được!". Nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan nói về biên độ cho ngôn ngữ sành điệu hiện nay.

- Thời nào cũng có ngôn ngữ của riêng mình để làm phong phú thêm tiếng Việt. Với giới trẻ, ngôn ngữ riêng lại càng có nhiều nét khác biệt. Mới đây, dư luận có khen và chê về cuốn “Sát thủ đầu mưng mủ” tập hợp các “thành ngữ sành điệu” của giới trẻ qua nét biếm họa của một họa sĩ trẻ. Chắc hẳn thời đi học của chị cũng có những câu “thành ngữ” dạng này?

- Tôi thấy những câu “thành ngữ” dạng “Sát thủ đầu mưng mủ” đâu phải bây giờ mới có? Đây là câu bông đùa của giới trẻ với nhau ngoài đời, thậm chí tôi còn nghe dân nhậu nói với nhau nữa.

Ví dụ như hồi tôi đi học, thầy đứng trên bục giảng khen một bạn nào đó học giỏi, lập tức ở dưới hàng ghế có tiếng trả lời: “Nó học giỏi vì nó thường ăn tỏi”, hay thầy khen bạn khác có ý chí học tập, lại có tiếng trả lời: “Nó có ý chí vì nó có lý”, đại khái là như vậy. Hay các dân nhậu khi lỉn xỉn rồi cũng có “thành ngữ”, ví dụ: “Không lai rai coi chừng đai”, “Vô vô vô, không vô cái mặt như cái tô”.

Nhưng chỉ khác, nói khơi khơi bất thành văn thì gió thổi mây bay, không sao, nhưng tại in thành sách nên mới có vấn đề nguy hiểm. Trẻ nhỏ hay bắt chước người lớn, sách vở, phim ảnh, v.v; các em nghe được bèn học tập ngay, mà cái sự học tập này rất tai hại, chứ không còn “vui” như khi người đủ ý thức công dân nói với nhau. Thử hỏi, nếu bạn có con nhỏ, bạn kêu con bạn đi học bài, mà nó cãi lại: “Học học học như cái bọc” hoặc “học học nữa hộc máu”… xem bạn có dễ “điên” không?

- Theo chị, những câu như “cái mặt mất sổ gạo” thời chị đi học với câu “trăm lời anh nói không bằng làn khói @” bây giờ thể hiện sự khác nhau của ngôn ngữ xã hội mỗi thời như thế nào?

 - Câu “cái mặt mất sổ gạo” với câu “trăm lời anh nói không bằng làn khói @” cho thấy rất rõ tình trạng xã hội vào thời điểm đó. Cái thời mua gạo bằng sổ thì ai cũng biết rồi, rất hình tượng và quá thực tế phải không? Còn cái thời @ này dù thực tế còn hơn cái thời mất sổ gạo, nhưng ngôn ngữ diễn đạt văn hoa hơn.

Tuy nhiên, theo tôi dù cách thể hiện có khác nhau, một cái mỹ miều, một cái trần trụi, nhưng cuối cùng cũng biểu hiện được thời điểm, tình thế, con người của xã hội đương thời. Thời “cái mặt mất sổ gạo” là lúc xã hội Việt Nam ở thời điểm ngăn sông cấm chợ; còn thời @ này, đất nước Việt Nam đã mở cửa giao du với thế giới, chỉ cần một cái nhấn  “Enter” là biết mọi tin tức trên thế giới, nên mọi thứ đều bị ảnh hưởng, trong đó có ngôn ngữ.

- Ngôn ngữ dùng trong chat, tiếng lóng, thành ngữ sành điệu…, nói chung là “ngôn ngữ thời @” có làm giàu, đẹp thêm tiếng Việt hay ngược lại, vì sao?

- Dĩ nhiên là ngôn ngữ dùng trong chat, tiếng lóng, thành ngữ sành điệu… không làm giàu, đẹp thêm tiếng Việt, nhưng cũng chẳng làm xấu đi, vì nó như lúa thời vụ, qua mùa thì chấm dứt. Chúng ta không nên giao cho loại ngôn ngữ dùng trong chat, tiếng lóng, thành ngữ sành điệu… cái nhiệm vụ cao cả là làm giàu và làm đẹp tiếng Việt, vì bản thân nó không có khả năng đó.

- Để giới trẻ hướng đến việc “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” và góp phần làm cho tiếng Việt ngày càng giàu, đẹp hơn nữa, theo chị, thơ ca hiện nay cần làm những điều gì để giới trẻ thấy rằng đọc thơ giúp ích nhiều hơn về ngôn ngữ và từ thơ mà người Việt yêu tiếng Việt của mình hơn so với các loại hình giải trí khác?

- Tôi muốn hỏi lại, cụm từ “giới trẻ” khoanh vùng cho lứa tuổi nào? Nói theo “ngôn ngữ thời @”, thì 7X, 8X hay 9X? Ở đây theo câu hỏi cho thấy có hai vế: thơ và ca. Mà nếu dùng thơ để hướng thế hệ này đến việc “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” ở thời điểm này tôi e rằng quá trễ rồi! Không phải tôi bi quan, nhưng cứ nhìn thực tế đi, 10 năm trở lại đây đã có một số không ít người trẻ 7X, 8X làm thơ với một loại ngôn ngữ “trần như nhộng”, đa số họ là những người trẻ trí thức, không bị tâm thần phân liệt, nhưng đã sử dụng những từ ngữ thô tục trong thơ.

Đồng thời, với tình hình Internet làm bá chủ hiện nay, thơ bị mất hút trong triệu triệu thể loại trò chơi giải trí, người trẻ - thanh thiếu nhi - bị cuốn hút vào đó, họ đâu có màng gì tới thơ đâu? Còn nếu dùng “ca” cũng không xong, vì cũng rất nhiều người của thế hệ 7X, 8X viết những bài hát tầm xàm, ca từ tệ hơn ngôn ngữ ở chợ. Chủ yếu họ muốn nổi tiếng nhanh và hốt được tiền nhiều, nên sự trong sáng của tiếng Việt bị dìm xuống tận đáy.

Vậy thì, cái quan niệm đọc thơ giúp ích nhiều hơn về ngôn ngữ và từ thơ mà người Việt yêu tiếng Việt của mình hơn, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt… so với các loại hình giải trí khác trong xã hội bây giờ e không khả thi, nếu nền giáo dục của Việt Nam không thay đổi. Có câu “Dạy con dạy thuở còn thơ…”, từ lớp mẫu giáo đã không dạy trẻ yêu tiếng Việt, thì khi măng đã thành tre, có muốn uốn theo ý mình cũng không thể được!

Nguyệt Lãng- Hoàng Nhân

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

Sáng 7/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tây Giang (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Pơloong Bưu (SN 1995, trú xã Axan, huyện Tây Giang) về hành vi “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Mặc dù cuối tháng 6 kỳ thi tốt nghiệp THPT mới diễn ra nhưng ngay từ đầu năm 2024, nhiều trường đại học (ĐH) đã thông báo nhận hồ sơ xét tuyển sớm. Với ưu thế tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh trúng tuyển đại học mà không cần lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển sớm đang trở thành phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn.

Những ngày tháng 5 lịch sử, khi cả nước có nhiều hoạt động hướng về Điện Biên Phủ, bộ phim tài liệu nghệ thuật "CAND trong khúc tráng ca Điện Biên Phủ" lần đầu tiên kết hợp giữa những thước phim tài liệu, đan xen thực cảnh - cách làm phim mới trong truyền thông hiện đại, với những cảnh quay ở Điện Biên Phủ, một số tỉnh, thành của Việt Nam và Pháp, đã ghi đậm dấu ấn trong lòng công chúng.

Ngày 7/5, lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ mới của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ chính thức diễn ra, bắt đầu chặng đường mới với không ít thách thức nhưng cũng nhiều hy vọng, nhất là khi tỉ lệ ủng hộ của người dân Nga đối với ông theo thời gian vẫn liên tục ở mức cao.

Theo dự báo, hôm nay thời tiết tại hầu khắp các tỉnh, thành phố ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm. TP Điện Biên Phủ khả năng có mưa, nhiệt độ dao động từ 20-32 độ C.

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố bị can, thực hiện Lệnh bắt tạm giam ông Trần Minh Lợi, Phó giám đốc - Phụ trách Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Đồng Nai (60-01S) để phục vụ công tác mở rộng điều tra vụ án đưa và nhận hối lộ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文