Trách nhiệm thông tin - Thông tin hỗn loạn sẽ kéo theo sự hỗn loạn, thông tin thiếu minh bạch sẽ nảy sinh sự hồ nghi

Phàm làm việc gì…

06:06 20/06/2016
Cổ nhân có dạy, phàm làm việc gì, trước hãy nghĩ đến hậu quả của nó! Đối với người cầm bút, việc cân nhắc trước sau đối với bất kỳ thông tin gì cũng là cần thiết. Bởi thông tin đó khi đưa ra, rất có thể nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến toàn xã hội, nếu thiếu cân nhắc.


1. Ai làm bất cứ công việc gì cũng cần có trách nhiệm với công việc ấy. Anh nông dân có trách nhiệm với ruộng đồng của mình, người bác sĩ có trách nhiệm với phương thức chữa bệnh cho bệnh nhân… và người cầm bút thì phải có trách nhiệm trước thông tin đưa lên phương tiện báo chí.

Trách nhiệm ở đây là một khía cạnh của đạo đức nghề nghiệp. Nghề nào cũng cần phải có đạo đức. Không có đạo đức, anh nông dân rất có thể sẽ đầu độc người tiêu dùng bằng thực phẩm bẩn vì lợi nhuận; người bác sĩ sẽ hại chết bệnh nhân vì sự tắc trách của mình... Nhưng tác hại do sự thiếu đạo đức của người cầm bút thì khác, nó không chỉ hại một người, một tập thể mà còn có thể làm ảnh hưởng cả một xã hội.

Vụ "cây chổi quét rau" vừa qua là một ví dụ điển hình nhất về cái gọi là trách nhiệm thông tin của nhà báo. Câu chuyện đó đã gây hoang mang dư luận xã hội về sự thật của rau sạch. Nhưng rồi rất nhanh chóng, người ta phát hiện đó chỉ là thứ thông tin được người cầm bút "ngụy tạo". Hay trước đó là cô Lượm trong chương trình Người xây tổ ấm.

Rồi đến vụ cá chết hàng loạt ở khu vực biển miền Trung, khi có thông tin không đúng sự thật nhằm câu "view" xuất hiện trên một trang báo mạng, lập tức khiến cho hàng triệu người dân trong nước không còn tin vào những thông tin các báo khác đưa sau đó nữa. 

Họ bắt đầu tiếp nhận thông tin trong tâm thế nghi ngờ. Người đọc hoài nghi thông tin dù nó được nói ra từ đâu, ngay cả những người lãnh đạo cao nhất của địa phương ấy lên tiếng thì người ta vẫn cứ nghi ngờ. Lỗi trong câu chuyện này trước tiên chính là ở những người làm truyền thông.

Minh họa: Hữu Khoa.

Và tất nhiên, chúng ta còn có thể kể ra đây rất rất nhiều sự việc tương tự và tác hại khủng khiếp của việc thiếu trách nhiệm với thông tin của người làm báo. Chỉ vì một cái tít, một bài báo thiếu trách nhiệm, người cầm bút có thể khiến một người thân bại danh liệt, có thể đưa một doanh nghiệp đến bờ phá sản, có thể khiến cả thị trường mua bán một loại sản phẩm nào đó lụi tàn…

Nhưng điều nguy hiểm hơn là truyền thông đánh mất niềm tin với công chúng. Với những thông tin thiếu chính xác phát ra từ những bài báo, phóng sự vô trách nhiệm cứ lập đi lập lại ở những cơ quan báo chí khác nhau thì liệu ai sẽ tin nhà báo nữa? Ai còn tin những thông tin mà các cơ quan báo chí cung cấp? 

Báo chí sống nhờ độc giả, độc giả là đối tượng phục vụ của bất kỳ một cơ quan truyền thông nào cho nên báo chí mà bị mất lòng tin của công chúng là nguy hại vô cùng. Nói rộng hơn, một xã hội mất niềm tin của dân thì xã hội đó rất khó tồn tại và phát triển.

2. Trách nhiệm với thông tin của người cầm bút không chỉ thể hiện ở việc độ chính xác của thông tin đó mà còn ở cách người cầm bút xử lý nó như thế nào, nhất là đối với những thông tin nhạy cảm, có tác động với xã hội. Cùng là một thông tin đó nhưng tùy vào cách xử lý có khéo léo, có cân nhắc hay không sẽ cho ra những bài báo có tác động khác nhau.

Đơn cử như việc đưa tin về các vụ trọng án, giết nhiều người một cách man rợ. Dẫu khi đó, cơ quan quản lý sẽ đưa ra quy định về việc đưa tin vụ việc thế nào nhưng cũng có những báo cố ý làm sai hoặc lờ đi. Mục đích câu view, bán báo của họ mới là tối thượng. 

Thế là họ đánh vào tâm lý tò mò của người đọc bằng cách giật những tít sốc, viết những nội dung mô tả vào chi tiết rùng rợn. Họ không hề nghĩ đến việc những chi tiết ấy tác động đến người đọc thế nào, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng xã hội ra sao.

Rồi gần đây là những câu chuyện nóng liên quan đến những thông tin về thanh, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi thông tin chưa đầy đủ hoặc thiếu chi tiết thì thay vì cân nhắc khi giật tít bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cả một thị trường, một doanh nghiệp được nhắc đến, nhưng nhiều trang đã không làm như vậy. Họ cần một cái tít đủ sốc và kết quả là "doanh nghiệp sắp phá sản" hay "nông dân điêu đứng vì thông tin xyz"...

Hay trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ, có cảm giác bây giờ báo chí viết mảng này cứ vô tư bới móc chuyện đời tư của các sao đưa lên mặt báo. Tất nhiên cũng chẳng gì ngoài mục đích câu view. 

Từng nhiều năm trực tiếp làm việc với nghệ sĩ, tôi tin chả ai muốn chuyện riêng tư liên quan đến tình cảm, gia đình họ bị đưa lên báo cả. Trừ những nhân vật bày trò để gây chú ý. Và cũng hiểu, họ bị áp lực khủng khiếp thế nào khi cá nhân bị lôi ra bàn tán, thậm chí đã từng có người không chịu nổi áp lực dư luận mà phải tự tử.

Tôi cũng biết đang có khá nhiều nhân vật sẵn sàng nói không với báo chí. Không phải họ không cần báo có thể hỗ trợ họ đưa thông tin đến độc giả nhưng họ không muốn đánh đổi sự yên lành và những gì riêng tư cần giữ kín!

Rồi truyền thông cũng vô tư đăng tải thông tin, hình ảnh của những nhân vật scandal, những cô nàng hở hang lên ấn phẩm của mình mà không cân nhắc. Họ tiếp tay và biến những nhân vật ấy trở thành một nhân vật của truyền thông. Showbiz trở nên bát nháo, xô bồ một phần cũng chính vì những thông tin như thế.

3. Cổ nhân dạy: Phàm làm việc gì, trước hãy nghĩ đến hậu quả của nó! Đối với người cầm bút, việc cân nhắc trước sau đối với bất kỳ một thông tin nào cũng là cần thiết. Bởi thông tin đó khi đưa ra, tầm ảnh hưởng của nó là toàn xã hội.

Ngày nay, báo chí đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ mạng xã hội. Song, để giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này thì xu hướng "lá cải hóa" công cụ báo chí với những tin giật gân, câu khách, những thông tin thiếu chuẩn xác không phải là giải pháp đúng đắn.

Sự khác biệt của những tờ báo chính thống với những mạng xã hội chính là nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, là trách nhiệm xã hội của người làm báo. Một khi người cầm bút bắt đầu xa rời những chuẩn mực của đạo đức nghề nghiệp, họ đã tự đồng hóa công việc cao quý của mình với việc đưa chuyện vỉa hè!

Hoàng Lãm

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文