Quan hệ Nga – Ukraine: Ánh sáng cuối đường hầm

11:04 02/01/2020
Nỗ lực cải thiện quan hệ giữa Nga và Ukraine đang có những bước tiến đầu tiên sau một thời gian dài đóng băng. Những tuyên bố mới nhất sau cuộc gặp của Bộ tứ Normandy làm lóe lên hy vọng vào một tiến trình hòa giải trong thời gian tới.

Một giai đoạn quan hệ phức tạp

Có một lịch sử lâu dài gắn bó với nước Nga, Ukraine thường được nhớ tới như cậu em nhỏ bên cạnh người anh lớn. Vùng đất cũ của Sa hoàng trong nhiều thế kỷ và tồn tại như một phần của Liên bang Xôviết chỉ hoàn toàn tách ra thành một quốc gia độc lập vào năm 1991. Nhưng, mối dây liên hệ về văn hóa, kinh tế và đặc biệt là quân sự đã giữ Ukraine như người đồng hành cùng nước Nga trong khuôn khổ Cộng đồng Các quốc gia độc lập (SNG).

Nước Nga vẫn là đối tác thương mại lớn nhất, đồng thời cung cấp phần lớn dầu và khí đốt cho Ukraine. Năm 1997, hai nước đã ký hiệp ước hữu nghị cho phép Nga giữ quyền sở hữu phần lớn các tàu trong hạm đội Biển Đen đặt tại Crimea của Ukraine, trong khi Moskva sẽ trả tiền cho Kiev để sử dụng cảng Sevastopol. Những ưu đãi về giá nhiên liệu dành cho Ukraine luôn là cao hơn bất cứ đối tác nào khác. Song, mối quan hệ ngày càng gần gũi giữa Ukraine và NATO đã khiến cho nước Nga cảm thấy bị đe dọa.

Cuộc bầu cử năm 2004 mở ra một thời kỳ hỗn loạn trong quan hệ hai người anh em cũ, khi ứng viên thân Nga - Viktor Yanukovych - bị cáo buộc gian lận và Viktor Yushchenko chiến thắng - người có chủ trương muốn tách dần khỏi ảnh hưởng của nước Nga. Ngay lập tức, nước Nga đã dùng thứ vũ khí mạnh nhất của mình vào thời điểm đó là dầu và khí đốt để bóp nghẹt chính quyền Yushchenko.

Những đợt ngừng cung cấp nhiên liệu mùa đông năm 2006 và 2009 do bất đồng về giá cả đã không chỉ khiến đất nước Ukraine tê liệt mà còn gây ảnh hưởng lớn đến toàn châu Âu, nơi cũng phụ thuộc rất lớn vào nguồn khí đốt của Nga đi qua Ukraine.

Cuộc gặp đầu tiên giữa Tổng thống Nga và Tổng thống Ukraine đã giải quyết được nhiều vấn đề.

Năm 2010, Yanukovych trở lại chính trường đã cho ngừng đàm phán những thỏa thuận về thương mại và chính trị với EU. Làn sóng phản đối sau đó làm dấy lên những cuộc biểu tình trên khắp đất nước, lật đổ chính quyền của ông đồng thời đưa một tỷ phú thân phương Tây là Poroshenko lên nắm quyền vào năm 2014. Lo ngại trước những diễn biến tại Kiev vào thời điểm đó, nước Nga, bằng những biện pháp mạnh mẽ, đã lập tức sáp nhập Crimea.

Đồng thời những tỉnh miền Đông như Donetsk và Lugansk thành lập chính quyền tự trị, tuyên bố ly khai khỏi Ukraine làm nổ ra những cuộc xung đột khiến hơn 10.000 người chết. Đến tháng 2-2015, thỏa thuận Minsk về lệnh ngừng bắn ở miền Đông Ukraine được ký kết với sự tham gia của Pháp và Đức. Nhưng, trên thực tế, quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng đã chính thức đóng băng.

Một thỏa thuận bị sa lầy

Thỏa thuận Minsk về vấn đề Đông Ukraine quy định giữa Nga và Ukraine được kết nối bởi Pháp và Đức trở thành một thỏa thuận 4 bên, hay còn gọi là Bộ tứ Normandy.

Điều khoản đầu tiên của thỏa thuận là lệnh ngừng bắn được thực thi ngay lập tức từ ngày 15-2-2015. Dù sau ngày đó, những cuộc giao tranh vẫn còn tiếp diễn nhưng quy mô xung đột đã giảm xuống. Lý do bởi phần hai của thỏa thuận bắt buộc các bên xung đột phải rút hết những vũ khí hạng nặng ra khỏi khu vực tranh chấp. Điều này vô hình trung giúp cho chính quyền ly khai miền Đông củng cố được vị thế của mình tại các thành phố như Donetsk nhưng cũng cứu Ukraine khỏi cuộc chiến tổng lực mà họ đã bế tắc.

Bất chấp những nỗ lực của EU, chính quyền Ukraine lại phản đối các lực lượng gìn giữ hòa bình nước ngoài vào khu vực này để giải giáp vũ khí, bởi họ nghi ngờ Nga sẽ tiếp tay cho các lực lượng ly khai. Vì thế, điều khoản về việc rút hết các lực lượng đánh thuê nước ngoài khỏi khu vực không được đảm bảo, do không có được sự giám sát quốc tế.

Ukraine cũng không tiến hành khôi phục lại hoạt động kinh tế ở khu vực miền Đông như trong thỏa thuận, khi ngừng chi trả tiền lương cho công chức và đóng băng các ngân hàng ở đây. Một hiến pháp mới của Ukraine trao nhiều quyền độc lập hơn cho miền Đông chưa bao giờ được xem xét tới kể từ ngày đó, còn những cuộc bầu cử như quy định tại Donetsk và Lugansk thì không hề được tổ chức.

Tất cả lâm vào bế tắc trong suốt 3 năm dài đằng đẵng dưới thời của Tổng thống Porochenko, người không biết làm gì hơn là liên tục kêu gọi: "Hãy cứng rắn với Nga!", bất chấp những lời khuyên can từ Pháp và Đức. Cứ thế, thỏa thuận Minsk đi vào bế tắc và các bên liên quan suy kiệt dần vì một cuộc xung đột không có hồi kết.

Bản đồ xung đột miền Đông Ukraine.

Trong cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine này, ngoài hai nước can dự trực tiếp, EU cũng lãnh những hậu quả nghiêm trọng. EU cấm vận Nga với lý do chính quyền Putin can thiệp vào việc nội bộ của Ukraine nhưng cũng mong thế bế tắc sớm được khai thông bởi một cuộc cấm vận kéo dài sẽ khiến cho cả hai bị thiệt hại. Trong khi đó, những động thái quá cứng rắn của chính quyền Porochenko đã khiến cho hy vọng về việc hòa giải với Nga của EU trở nên vô vọng. Họ buộc phải chờ đợi cơ hội mới.

Hy vọng đổi thay

Ukraine vừa trải qua cuộc bầu cử tổng thống mới vào tháng 4 năm nay, và ông Volodymyr Zelensky, một cựu diễn viên hài mới 41 tuổi trở thành tân tổng thống. Nhưng, thành tựu mà ông Zelensky đạt được sau 7 tháng cầm quyền lại hơn cả 5 năm trước đó của ông Porochenko. Cuộc gặp lần thứ 5 của nhóm Bộ tứ Normandy hôm 10-12 vừa qua đã khơi thông lại bế tắc của thỏa thuận đã bị phớt lờ bấy lâu nay, với những tuyên bố rất đáng chú ý của các bên.

Tổng thống nước chủ nhà Emmanuel Macron hồ hởi thông báo đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp, đồng thời cuộc gặp tiếp theo sẽ được tổ chức sau 4 tháng nữa. Thủ tướng Đức Angela Merkel khẳng định cuộc gặp đã giúp các bên vượt qua “giai đoạn ru ngủ” khi nhất trí thực thi các giải pháp trong thỏa thuận Minsk, bao gồm tiến hành bầu cử địa phương.

Tổng thống Nga Vladimir Putin thì thông báo sẽ tiến hành trao đổi tù nhân, rút quân khỏi 3 điểm nóng ở khu vực giới tuyến theo thỏa thuận trước đó. Còn tân Tổng thống Zelensky thì đơn giản là bày tỏ vui mừng và cảm ơn nước chủ nhà vì đã tổ chức cuộc gặp. Một thỏa thuận đã được cứu, một cơ hội đã được mở ra.

Cuộc gặp tới của bộ tứ Normandy sẽ là kỳ hẹn có lần diễn ra gần nhất trong tất cả các lần gặp gỡ trước đó của nhóm bộ tứ này. Quãng thời gian 4 tháng so với khoảng thời gian từ 7 tháng tới hơn một năm giữa các lần gặp của bộ tứ Normandy trước đó (7-2014 - 2-2015 - 10-2015 - 10-2016) cho thấy các bên đã muốn đối thoại với nhau nhiều hơn.

Trong cuộc gặp lần này, lần đầu tiên hai tổng thống Nga và Ukraine đã có cuộc gặp riêng. Dù quãng thời gian ngắn ngủi chỉ dưới 10 phút nhưng ít nhất cũng cho thấy rằng họ không còn "ghét" nhau đến độ không muốn thấy mặt như trước nữa. Đó là những tín hiệu tích cực.

Tin tức tốt lành nhất trong dịp Giáng sinh này ở Nga và Ukraine sẽ là việc hai bên tiến hành trao đổi tù binh lần đầu tiên kể từ khi xung đột nổ ra vào đúng ngày 24-12 tới. Nga đã đồng ý xem xét tái khởi động đường ống dẫn khí đốt từ Nga qua Ukraine đến EU sau ngày 1-1-2020. Nga sẽ cung cấp khí đốt cho Ukraine với giá rẻ hơn 25% so với hiện nay, một khi quan hệ hai nước tiến triển theo chiều hướng tốt đẹp.

Những món quà ngọt ngào đó khiến chúng ta không khỏi nghĩ đến một "phương án Gruzia” dành cho Ukraine, khi nhớ lại những gì đã xảy ra ở Abkhazia và Nam Ossetia trước đây. Theo đó, quan hệ song phương giữa hai nước sẽ được bảo đảm, hai bên sẽ hợp tác về kinh tế cũng như tìm cách giải quyết các vấn đề bất chấp xung đột không được giải quyết triệt để.

Để đổi lấy điều đó, trong tuyên bố cuối cùng, Tổng thống Ukraine Zelensky dù đã khẳng định sẽ không có nhượng bộ về lãnh thổ nhưng cũng đã khéo léo né tránh nhắc tới Crimea - cách ứng xử "khôn ngoan" nhất của Ukraine vào lúc này.

Rõ ràng, trong bối cảnh cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine đã kéo dài quá lâu và gây thiệt hại cho tất cả các bên, những bước xuống thang nhẹ nhàng như hiện nay là cần thiết. Nếu vấn đề Ukraine được giải quyết, không chỉ Nga, Ukraine mà cả EU đều sẽ được lợi. Một tình thế "nhất cử lưỡng tiện" như thế, không có lý gì để không làm.

Tử Uyên

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) là một sự kiện quy mô lớn, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới chuyên gia và truyền thông quốc tế. Đây không chỉ là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác quốc phòng toàn cầu mà còn là dịp để giới thiệu các thành tựu quốc phòng cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Một cây cầu nối hai tiểu bang ở phía Bắc và Đông Bắc Brazil đã bị sập ngày 22/12 (giờ địa phương) khi các phương tiện đang băng qua, khiến ít nhất một người tử vong và làm đổ axit sunfuric vào sông Tocantins.

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm 5 bị cáo gồm: Mai Thị Thanh Thủy (SN 1964, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Thắng - Công ty Tài Thắng); Lê Tuấn Tú (SN 1987, con trai bị cáo Thủy, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc tế Tuấn Phát - Công ty Tuấn Phát); 2 nhân viên kế toán 2 công ty gồm: Đinh Thị Lan Hương (SN 1980), Nguyễn Thị Phương (SN 1987); Trịnh Thị Thanh Hòa (SN 1984, thủ kho kiêm thủ quỹ 2 công ty) về tội "Vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 221, khoản 1, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.

Không thụ động chờ các chính sách ưu đãi từ Trung ương, ngày càng nhiều tỉnh, thành phố chủ động thu hút các đoàn làm phim nhằm tích cực đẩy mạnh quảng bá địa phương, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại từng điểm đến. Đây là động thái cần thiết, không chỉ có lợi cho điện ảnh mà còn có lợi cho các địa phương, mặc dù, việc triển khai này bị cho là khá muộn so với nhiều quốc gia khác.

Kinh tế toàn cầu trong năm 2024 đã chứng tỏ khả năng phục hồi đáng kinh ngạc trước một loạt thách thức lớn. Từ những căng thẳng địa chính trị kéo dài ở Ukraine và Trung Đông, cho đến những vấn đề nội tại như lạm phát và bất ổn thị trường lao động, bức tranh kinh tế thế giới mang đến cả những tín hiệu tích cực lẫn bài học quý giá. Các nền kinh tế lớn và mới nổi đều tìm cách vượt qua nghịch cảnh, tạo động lực để tiếp tục tiến lên trong bối cảnh biến động không ngừng.

Với khoảng 1,2 triệu lao động từ các tỉnh, thành khác đến Bình Dương sinh sống và làm việc đã góp phần rất lớn để phát triển kinh tế của vùng đất công nghiệp Bình Dương. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng kéo theo không ít đối tượng "đầu trộm đuôi cướp", "đá cá lăn dưa" và những thành phần bất hảo, côn đồ tìm đến ẩn náu và gây án…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文