Thương con ngựa đau

Sống thì thương nhau thôi

07:47 30/10/2016
Ngày tôi còn bé ở quê, vẫn thường chứng kiến cảnh người ăn mặc lam lũ đứng ngoài ngõ xin gạo. Trăm lần như một, tôi đều không chối từ nếu hôm đó ở nhà trông nhà.

Bài học đạo đức ngày xưa tôi được dạy chính là người trong một nước phải thương nhau cùng, một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

Và trước mỗi thiên tai, nhân tai, tôi lại càng cảm nhận rõ hơn đặc tính tương thân tương ái đầy tốt đẹp của dân tộc mình.


Tôi không biết nữa, nhưng nếu từ chối họ thì tôi luôn có cảm giác xấu hổ với chính tôi, một cảm giác đầy bất an và vô cùng khó chịu.

1. Khi lớn lên, theo nghề báo, trong tất cả những bài viết của mình, tôi đều bảo lưu quan điểm làm từ thiện đầu tiên là phục vụ cho sự thôi thúc của chính lương tâm mình. Tôi hoàn toàn không nghi ngờ điều đó, bởi chứng kiến một hoàn cảnh khó khăn, một nỗi tang thương, tôi không ngó lơ được. Vì không thể ngó lơ nên phải làm gì đó để khiến lòng thanh thản hơn.

Tôi đọc trên mạng xã hội có nhiều ý kiến trái chiều về làm từ thiện, tôi cảm thấy thật khó hiểu tư duy của nhiều người. Mặc dù tôi vẫn biết rằng mỗi cá nhân là một quan điểm khác nhau, và chính từ những quan điểm khác biệt mới tạo nên một đời sống đầy nhộn nhịp.

Tôi chỉ nghĩ rằng, khi người ta đang đói, việc đầu tiên phải giúp đỡ họ có cái ăn, chứ không phải là đưa cho họ nắm thóc rồi bảo: "Hãy gieo trồng vì đây mới thật sự là cái cần câu chứ không đơn thuần là con cá". 

Hoạch định một sự giúp đỡ lâu dài cho những cá nhân khốn khó là cần thiết nhưng sẽ càng cần thiết hơn khi giúp họ cái trước mắt để có cơ hội tính chuyện lâu dài. Có ai nhà đang cháy mà đứng phân tích vì sao cháy đâu, chuyện đó phải điều tra tìm hiểu nguyên nhân sau còn tiên quyết là phải chữa cháy ngay.

Thế nên, tôi cảm thấy thật hạnh phúc khi chứng kiến những bạn bè mình kêu gọi quyên góp từng chút một, từ nhu yếu phẩm cho đến tiền, viên lọc nước giúp nhân dân vùng lũ ở miền Trung.

Minh họa: Hữu Khoa.

Cuộc sống tốt đẹp hơn từ những tấm lòng như vậy, nụ cười tròn vành và ánh nắng ấm áp hơn từ những hành động ấy. Và phải chăng dằng dặc nhiều năm trở về trước, tiền nhân đã hun đúc tinh thần của chính mình để cho dân tộc này có được nỗi thương nhau như bây giờ. Một dân tộc năm nào cũng hứng chịu thiên tai, năm nào cũng ngong ngóng thời tiết thuận lợi để hy vọng mùa màng bội thu mà không thương nhau thì làm sao có thể tồn tại được.

Tôi đọc thấy nhiều người bảo rằng mới khó khăn chút đã hô hào giúp đỡ thì dân tộc mãi mãi không anh dũng, can trường. Tôi nghĩ họ thật thiển cận, lịch sử dựng nước và giữ nước không đủ để chứng minh sao. Còn nỗi thương nhau lại là một câu chuyện khác, một đức tính tích cực khác.

2. Sáng hôm đó cơ quan phát động phong trào quyên góp để ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung, sau khi đóng góp, tôi xuống ngồi chuyện phiếm với bộ phận thường trực. Đúng lúc này, từ phòng tài vụ có hai độc giả bước ra. Một cụ già và một người phụ nữ trẻ. Cụ già ấy đến cơ quan để đóng góp cho đồng bào miền Trung, cụ yếu rồi nên nhờ con gái chở đi. Nhìn hình ảnh ấy làm sao mà không thương, nhìn hình ảnh ấy làm sao mà không cảm động.

Mấy năm trước, khi tôi viết về một hoàn cảnh khốn cùng, độc giả đến cơ quan hỗ trợ cho nhân vật trong bài viết. Tôi tiếp một độc giả, độc giả bảo với tôi: "Đây là số tiền lương hưu của bác, bác hy vọng giúp đỡ gì được cho họ chứ họ tội quá". Thú thật khi ấy tôi phải cố lắm mới không bật khóc, vì làm sao không thiết tha được lúc cảm nhận rõ ràng người với người sống để thương nhau.

Tôi nhiều việc, tính lại vốn vụng về. Tách mình ra khỏi con chữ ngay lập tức trở thành một kẻ hậu đậu. Thế nên, khi bạn bè rủ kêu gọi giúp đỡ đồng bào, tôi đắn đo nhiều lắm, khất: "Để mình nghĩ một chút". Đêm, tôi xem hình ảnh những căn nhà chìm trong nước, những gương mặt của đồng bào khắc khổ, đọc những bi thương cắt chia. Hôm sau, tôi nhận lời tham gia cùng bạn bè. Tôi nghĩ gì cho mình đâu, chỉ biết cố được gì thì cố, giúp được ai thì giúp.

Trong những khoản giúp đỡ mà tôi nhận được từ thân hữu, bạn bè, độc giả Facebook cá nhân có khoản tiền 500 nghìn. Chắc có lẽ cả đời tôi không quên được khoản tiền này đâu. Vì người chuyển tiền cho nhóm chúng tôi là cậu công nhân làm bốc xếp ở Bình Dương. Cậu nói rất rón rén, em chỉ có bấy nhiêu, anh nhận giúp.

Đó là khoản tiền 2 triệu đồng của một thượng úy quân đội, cậu em mà tôi rất trân quý vì tôi biết ngoài lương, người bạn không còn khoản thu nhập nào nữa. Tôi nhắn: "Em giúp nhiều quá, ít lại một chút cũng được. Như con kiến tha mồi, mỗi người một chút là được mà". Cậu em thưa: "Em bớt cà phê chút thôi, chứ không giúp đồng bào mình, em áy náy chịu không được, anh ạ".

Và còn rất nhiều trường hợp khác, ai tìm đến cũng đều vì tấm lòng, cũng đều vì suy nghĩ người trong một nước không thương nhau thì thương ai, cùng một dân tộc không thương nhau thì thương ai, cùng máu đỏ da vàng, giọng nói không thương nhau thì thương ai.

3. Tôi vốn luôn tin, chúng ta luôn muốn nhìn thấy những khuôn mặt người xung quanh bớt những hắt hiu, bớt những đăm chiêu, bớt những buồn khổ. Sau khi lắng nghe tiếng cười của người thân. Thiện tính vĩnh viễn tồn tại trong mỗi cá nhân cho dù đã từng khổ đau hay bất hạnh, đã từng cay đắng hay bị lọc lừa.

Chẳng có động cơ gì đâu, mọi thứ chỉ đơn giản là người trong một nước thì bao bọc, vỗ về nhau trước mỗi biến cố mà thôi. Còn ngoài thiên tai thì nhân tai đã khiến đồng bào miền Trung thêm phần suy kiệt như thế nào, sau khó khăn trước mắt chắc rằng sẽ có hướng xử lý cụ thể.

Hiện tại, điều cần nhất vẫn là trao cho nhau một bàn tay ấm.

Ngô Nguyệt Lãng

Tổng thống Vladimir Putin khẳng định ông đặt "lợi ích và sự an toàn của người dân Nga lên trên hết", đồng thời tin tưởng Nga sẽ vượt qua mọi khó khăn một cách tự trọng và trở nên mạnh mẽ hơn.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Bước vào nghề với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng những người phụ nữ ngành Điện đã vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, kể cả những công việc tưởng chừng chỉ dành cho nam giới.

Giả danh cơ quan Công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy. Mới đây, Công an quận Hà Đông, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản 15 tỷ đồng.

Ngày 7/5, Công an huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các phòng nghiệp vụ để điều tra, làm rõ nguyên nhân một nam công nhân tử vong trong lúc làm việc tại xưởng sản xuất…

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan chức năng Australia đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị tổ chức Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng Việt Nam - Australia lần thứ nhất vào cuối năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng góp phần nâng tầm hợp tác hai bên trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật.

Với việc hóa thân thành ông lão 72 tuổi để nói về việc trẻ em thiếu tình thương, em Nguyễn Đỗ Quang Minh, học sinh lớp 9, Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng đã vượt qua 1,5 triệu bài viết, giành giải Nhất quốc gia cuộc thi Viết thư UPU lần thứ 53.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文